24/01/2025

Thấy khan hiếm văcxin, nhiều người đổ xô đi chích ngừa dại

Ngoài những bệnh nhân bị chó, mèo cắn đến chích ngừa, những người có nguy cơ cao như bác sĩ thú y, sinh viên thú y, người nuôi nhiều chó trong nhà thấy khan hiếm văcxin cũng tìm đến để tiêm ngừa dại chủ động.

 

Thấy khan hiếm văcxin, nhiều người đổ xô đi chích ngừa dại

 Ngoài những bệnh nhân bị chó, mèo cắn đến chích ngừa, những người có nguy cơ cao như bác sĩ thú y, sinh viên thú y, người nuôi nhiều chó trong nhà thấy khan hiếm văcxin cũng tìm đến để tiêm ngừa dại chủ động.


 

 

Thấy khan hiếm văcxin, nhiều người đổ xô đi chích ngừa dại - Ảnh 1.

Một cháu bé được chích ngừa dại tại Trung tâm VNVC sáng 6-4 – Ảnh: THUỲ DƯƠNG

 

Ngày 6-4, Viện Pasteur TP.HCM, Trung tâm Tiêm chủng dành cho trẻ em và người lớn (VNVC) tiếp nhận nhiều bệnh nhân trong TP và các tỉnh đến chích ngừa dại.

Cùng ngày, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới, Trung tâm Y tế dự phòng TP và một số trung tâm y tế dự phòng quận huyện đã bắt đầu chích ngừa văcxin Abhayrab (Ấn Độ) trở lại. Hiện chỉ có hai nơi còn văcxin Verorab (Pháp) là Viện Pasteur TP.HCM và VNVC, nhưng số lượng rất hạn chế.

Đến 5 nơi mới được chích ngừa

Đang ngồi đợi con gái Đỗ Nguyễn Quỳnh Nhi (11 tuổi) đến lượt chích ngừa tại Trung tâm VNVC (P9, Q.Phú Nhuận), ông Nguyễn Trọng Nghĩa (ngụ Q.9) kể con ông bị chó nhà cắn. Trước khi đến đây, ông đã đưa con đến bốn cơ sở y tế nhưng đều nhận được câu trả lời: hết văcxin.

Ông Huỳnh Phước Thọ (ngụ Q.1) bị chó nhà cắn nhiều vết vào ngày 2-4. Ông đến Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM để chích ngừa nhưng bệnh viện đã hết văcxin. Ở Trung tâm Y tế dự phòng TP và cả Viện Pasteur cũng vậy.

Ông đến VNVC và may mắn là ở đây còn văcxin.

Tại Viện Pasteur TP chiều 6-4, ông Lê Đức Thức (50 tuổi, ngụ Q.9) – người bị chó cắn trước đó – kể: ông bị chó cắn, đến Trung tâm Y tế dự phòng Q.9 chích được 2 mũi thì ở đây báo hết văcxin.

Giờ đây tại Viện Pasteur TP có văcxin, được chích lại nhưng ông vẫn rất lo lắng vì sợ đang tiêm lại bị đứt đoạn…

Khách hàng chích ngừa dại tăng đột biến

Bác sĩ Chuyên khoa 1 Bạch Thị Chính, Trung tâm VNVC cho biết những ngày qua, rất nhiều khách hàng từ TP, thậm chí ở các tỉnh như  Bình Dương, Đồng Nai, Long An, An Giang, Kiên Giang… và ngay cả khách hàng ở TP.HCM cũng đổ dồn về đây chích ngừa do nhiều cơ sở y tế đã hết văc xin ngừa dại từ trước đó.

Theo thống kê của trung tâm, số khách hàng đến chích ngừa văc xin ngừa dại tăng lên đột biến trong những ngày gần đây. Cụ thể, ngày 5-4, có 76 khách hàng đến chích ngừa, trong khi trước đó chỉ có khoảng 30-50 bệnh nhân đến chích ngừa/ ngày.  Hiện Trung tâm còn cả hai loại văc xin Abhayrab  (Ấn Độ)  với 1.000 liều, còn văcxin Verorab (Pháp) thì số lượng có hạn nên trung tâm chủ yếu dành cho những khách hàng đã chích ngừa loại văc xin này trước đó hoặc những trường hợp đặc biệt khác.  

Không chỉ những bệnh nhân bị chó, mèo cắn đến chích ngừa mà những người có nguy cơ cao như bác sĩ thú y, sinh viên thú ý, người nuôi nhiều chó trong nhà thấy tình hình văc xin khan hiếm cũng tìm đến để được tiêm văc xin  ngừa dại chủ động. Trong những ngày văc xin khan hiếm, với những trường hợp nhẹ, chưa cần thiết chích ngừa bác sĩ sẽ khuyên khách hàng về theo dõi hoặc nếu có triệu chứng của con vật thì đến để được chích ngừa ngay. 

Theo bác sĩ Chính, đối với các trường hợp bị chó cắn cần xử lý vết thương ngay bằng cách rửa nước sạch để trôi đi những mầm bệnh, sau đó sát trùng bằng những nước sát trùng thông thường, tiếp theo là cần đi đến bác sĩ để được tư vấn có nên chích ngừa  dại hay không vì có những trường hợp cần xử trí sớm chứ không nên chờ đợi. Tùy theo độ nặng của vết thương, tình trạng của súc vật, vị trí của vết cắn… bác sĩ sẽ quyết định khách hàng đó nên tiêm phòng ngay hay không.

Một số người dân khi bị chó cắn lại đi lấy nọc bằng cách  đắp tỏi, đắp lá, ớt, bùn đất … vào vết thương sẽ không giúp ích cho vấn đề phòng ngừa dại mà còn làm vết thương còn bị bỏng, rộng thêm, chưa kể nếu có virút dại sẽ bị phát tán rộng ra. Khi bị con vật cắn cũng không nên nặn máu ra vì sẽ giúp cho virus lan tỏa nhanh hơn mà để máu chảy tự nhiên, sau đó rửa bằng nước sạch.

“Một số người trước đó đã chích ngừa văc xin Verorab ( Pháp) nhưng nay loại văc xin có số lượng hạn chế thì có thể chuyển sang chích ngừa các mũi tiếp theo bằng văcxin Abhayrab (Ấn Độ) được  không?”là thắc mắc của không ít bạn đọc.  Ths. Bs Nguyễn Minh Ngọc, Phó trưởng khoa LAM- Viện Pasteur TP.HCM cho rằng theo khuyến cáo của tổ chức y tế thế giới năm 2014 về việc tiêm ngừa văc xin phòng bệnh dại,  nếu việc dùng cùng một loại các văcxin Dại thế hệ mới không thể thực hiện được thì việc hoán đổi bằng một văc xin sản xuất qua nuôi cấy tế bào hay qua tế bào phôi gà được khuyến cáo. Tuy nhiên, nếu thay đổi đường tiêm (tiêm bắp và tiêm trong da) thì hiện chưa có nghiên cứu nào về hiệu quả của việc thay đổi này. Tương tự, hướng dẫn tiêm chủng tại Canada là không dùng hoán đổi giữa các loại văc xin Dại, tốt nhất vẫn là dùng cùng một loại. Tuy nhiên, trong trường hợp việc này không thể thực hiện đựơc thì việc hoán đổi là có thể bất kể loại văc xin nào đã tiêm trước đó. Như vậy, trong trường hợp đã tiêm ngừa Verorab nhưng không còn văc xin để hoàn thành lịch tiêm thì các mũi tiêm sau ta có thể chuyển sang Abhayrab nhưng không được thay đổi đường tiêm và ngược lại.

Tại Trung tâm tiêm chủng VNVC cũng nhận mua đặt trước vắc xin hoặc mua đủ liều cần dùng để bệnh nhân yên tâm có đủ vắc xin theo đúng phác đồ cần thiết.

Thay đổi văcxin trong quá trình tiêm được không?

Một số người trước đó đã chích ngừa văcxin Verorab, nhưng nay loại văcxin này khan hiếm thì có thể chuyển sang chích ngừa các mũi tiếp theo bằng văcxin Abhayrab được không?

Trả lời câu hỏi này, bác sĩ Nguyễn Minh Ngọc (Viện Pasteur TP.HCM) cho rằng nếu việc dùng cùng một loại văcxin dại thế hệ mới không thể thực hiện được thì việc hoán đổi bằng một văcxin sản xuất qua nuôi cấy tế bào hay qua tế bào phôi gà có thể được.

Tuy nhiên, nếu thay đổi đường tiêm (tiêm bắp và tiêm trong da) thì hiện chưa có nghiên cứu nào về hiệu quả của việc thay đổi này.

Như vậy, trong trường hợp người bệnh đã tiêm ngừa văcxin Verorab, nhưng nay không còn văcxin này để hoàn thành lịch tiêm thì các mũi tiêm tiếp theo có thể chuyển sang dùng Abhayrab nhưng không được thay đổi đường tiêm.