25/01/2025

Tĩnh tâm Giáo triều, bài 6: Chúa Giêsu đón nhận tất cả nước mắt của thế giới

Sáng thứ tư 21/02, Cha José Tolentino Mendonça, giảng thuyết viên tuần tĩnh tâm dành cho Đức Thánh Cha và Giáo triều Roma, đã bắt đầu bài suy niệm thứ sáu với tựa đề “Nước mắt nói lên cơn khát”. Trong suy niệm, Cha José giải thích rằng nước mắt của các phụ nữ trong Tin Mừng diễn tả cơn khát Chúa Giêsu. Cha đọc lại ý nghĩa của nước mắt trong cuộc sống con người và trong mối quan hệ với Thiên Chúa.

 Tĩnh tâm Giáo triều, bài 6: Chúa Giêsu đón nhận tất cả nước mắt của thế giới

 

 

 

Sáng thứ tư 21/02, Cha José Tolentino Mendonça, giảng thuyết viên tuần tĩnh tâm dành cho Đức Thánh Cha và Giáo triều Roma, đã bắt đầu bài suy niệm thứ sáu với tựa đề “Nước mắt nói lên cơn khát”. Trong suy niệm, Cha José giải thích rằng nước mắt của các phụ nữ trong Tin Mừng diễn tả cơn khát Chúa Giêsu. Cha đọc lại ý nghĩa của nước mắt trong cuộc sống con người và trong mối quan hệ với Thiên Chúa.

Nước mắt của các phụ nữ trong Tin Mừng


Bà Maria, bà goá thành Naim, người phụ nữ tội lỗi. Không thể phủ nhận rằng có nhiều phụ nữ trong Tin Mừng với những cảnh đời, tuổi tác, điều kiện kinh tế, cách sống khác nhau, rao giảng Tin Mừng. Cách thế của họ là phục vụ; họ không bao giờ đặt câu hỏi để gài bẫy Chúa Giêsu. Điểm chung liên kết tất cả họ là nước mắt, đầy cảm xúc, xung đột, niềm vui và thương đau.

Nhưng nước mắt nói rằng Thiên Chúa nhập thể trong cuộc sống chúng ta, trong các thất bại của chúng ta, trong các cuộc gặp gỡ chúng ta. Trong các Tin Mừng, Chúa Giêsu cũng khóc. Chúa Giêsu mang lấy thân phận của chúng ta, Ngài trở thành một người trong chúng ta, và vì điều này, nước mắt của chúng ta được kết hợp trong nước mắt của Người. Người thực sự mang lấy những giọt nước mắt. Khi Người khóc, Người thu nhận và cách liên đới, lau đi tất cả nước mắt của thế giới.

Ước muốn sống

Chính các phụ nữ trong các Tin Mừng đã trao quyền công dân cho nước mắt khi tỏ cho thấy tầm quan trọng của dấu hiệu này. Cha Josè đến nhận định của nhà nhà tâm lý học Julia Kristeva: khi một bệnh nhân tuyệt vọng đến phát khóc trên ghế sofa, một điều rất quan trọng đã xảy ra. Đó là anh ta bắt đầu đi xa khỏi cám dỗ tự tử, bởi vì những giọt nước mắt không nói lên ước muốn chết mà là “khao khát sống”.

Thiên Chúa biết nỗi đau khóc lóc

Ngay từ những đứa bé, tiếng khóc cho biết khát mong mối liên hệ. Nhiều vị thánh, như Inhaxiô thành Loyola, đã khóc rất nhiều. Triết gia Cioran nói rằng trong cuộc phán xét cuối cùng sẽ chỉ nước mắt được coi trọng vì nó đem lại cảm giác vĩnh hằng cho tương lai chúng ta, và món qua của tôn giáo chính là điều dạy chúng ta khóc: nước mắt là thứ có thể đưa chúng ta trở thành thánh sau khi là con người.

Tiểu sử của chúng ta có thể được kể lại qua nước mắt: của vui mừng, của ngày hội, của cảm xúc rực sáng; và của đêm tối tăm, khóc lóc, bị bỏ rơi, ăn năn và hối cải. Chúng ta nghĩ đến những giọt nước mắt của chúng ta đã đổ ra, và đến những người vẫn còn nghẹn trong cổ họng và sự thiếu thốn của họ đã khiến chúng ta cảm thấy nặng nề hay cảm thấy nặng nề. Sự đau đớn của những giọt nước mắt đó không phải nước mắt đổ ra vì khóc. Thiên Chúa biết tất cả và đón nhận chúng như một lời cầu nguyện. Do đó, chúng ta tin cậy. Đừng che giấu những giọt nước mắt với Ngài.

Tìm kiếm mối tương giao

Theo Gregorio Nazianzeno, nước mắt theo một nghĩa nào đó là phép thanh tẩy thứ năm. Khi ở trong tù, Nelson Mandela đã khôi phục lại được đôi mắt bị hư, mất đi khả năng đổ lệ, chứ không phải là khao khát công bằng. Cuối cùng, khi người ta khóc, thậm chí là cố gắng không để cho người khác thấy chúng ta khóc, sự thật là chúng ta luôn luôn khóc để người khác nhìn thấy. “Đó là nỗi khao khát  người khác làm cho chúng ta khóc”: một người bạn đến và chúng ta cảm thấy rằng chúng ta có thể để cho bản thân mình rơi vào những cảm xúc sâu thẳm nhất của chúng ta.

Cuối cùng, Cha Josè đề cập đến người phụ nữ đã khóc và rửa chân Chúa Giêsu bằng nước mắt của bà. Cha lưu ý là nhiều lần, người ta giữ thái độ xa cách và phê bình lòng đạo đức bình dân, trong đó người ta thể hiện mình với vô vàn nước mắt. Đôi khi các mục tử khó có thể nhận ra tôn giáo của những người đơn giản, không dựa trên ý tưởng, mà chỉ dựa vào cử chỉ. Ngược lại, đôi khi người ta có thể sống theo cách dửng dưng lạnh lùng. Chính phẩm chất ấn tượng của những gì người phụ nữ mang đến cho Chúa Giêsu cho phép chúng ta thấy rằng Simon, chủ nhà, đã không cho bất cứ điều gì. 

Cha Josè kết luận rằng “đó là lòng hiếu khách chưa từng thấy mà Chúa Giêsu muốn khen ngợi”. Cơn khát này, mà nước mắt là dấu chỉ, là điều đến lượt chúng ta cần phải học hỏi. (Vatican News 21/02/2018)

 
 

Hồng Thuỷ