29/11/2024

Chuyện ‘nhập gia tuỳ tục’ của người nước ngoài ở Việt Nam

Nhiều người nước ngoài đến làm việc, sinh sống ở Việt Nam chia sẻ nhiều suy nghĩ thú vị trong quá trình họ hoà nhập với văn hoá, phong tục địa phương.

 

Chuyện ‘nhập gia tuỳ tục’ của người nước ngoài ở Việt Nam

Nhiều người nước ngoài đến làm việc, sinh sống ở Việt Nam chia sẻ nhiều suy nghĩ thú vị trong quá trình họ hoà nhập với văn hoá, phong tục địa phương.
 
 
 
 
 
Chuyện nhập gia tùy tục của người nước ngoài ở Việt Nam - Ảnh 1.

Du khách nước ngoài thưởng thức bánh xèo và bánh căn của Việt Nam – Ảnh: DUYÊN PHAN

Phải trả tiền nhiều hơn chỉ vì màu da hay hộ chiếu không phải là cách hay để chào đón du khách, những người đem đến nhiều thu nhập cho Việt Nam.

Anh PETER SPENCE

* Anh SHYAM PAUDEL (người Canada gốc Nepal): Tôi thấy trong mình có một nửa là Việt Nam

Chuyện nhập gia tùy tục của người nước ngoài ở Việt Nam - Ảnh 3.

Anh SHYAM PAUDEL

Tôi đi công tác đến TP.HCM lần đầu tiên vào năm 2005 chỉ trong 3 ngày. Lúc đầu, tôi rất sợ khi phải sang đường vì xe máy đi như mắc cửi trên đường phố. Tuy nhiên, khi sống hẳn ở Việt Nam, xe máy trở thành phương tiện đi lại của tôi suốt hai năm rưỡi ở Hà Nội.

Điều lo lắng nhất với tôi trước khi đến Hà Nội là vấn đề ngôn ngữ và làm sao để giao tiếp với người bản xứ. Tuy nhiên, tôi đã không gặp nhiều khó khăn vì người Việt Nam rất thân thiện và thích giúp đỡ người khác. 

Cú sốc văn hóa đầu tiên tôi có ở Việt Nam là khi nhìn thấy thịt chó được bán ê hề trên đường phố. Rất khó khăn cho tôi khi nhìn thấy cảnh này.

 

Ở chỗ làm việc, mọi thứ đều rất thú vị. Các đồng nghiệp rất tử tế, cởi mở và thân thiện. Tôi nhanh chóng trở thành bạn của mọi người ngay trong tuần đầu tiên. Các đồng nghiệp nữ thậm chí đã bắt đầu chọc tôi. Khi chúng tôi ăn trưa cùng nhau, các đồng nghiệp nữ thường nói: “Shyam ăn món này đi, đây là đồ ăn rất tốt cho năng lực đàn ông”. 

Những điều này khá bất ngờ và thú thật cũng khá sốc đối với tôi khi biết phụ nữ Việt Nam khá cởi mở – điều mà bạn hẳn sẽ không thể thấy ở rất nhiều nơi, thậm chí ở các nước phương Tây.

Tôi không mất quá nhiều thời gian hoà nhập với cuộc sống ở Việt Nam. Không bao lâu sau, tôi đã cảm thấy như trong mình có một nửa là người Việt và thích thú với cuộc sống, văn hoá của các bạn.

Chuyện nhập gia tùy tục của người nước ngoài ở Việt Nam - Ảnh 4.

Ông PHILIP GENOCHIO – Ảnh: N.Đ.

* Ông PHILIP GENOCHIO (người Anh): Tôi không hiểu vì sao người ta vượt đèn đỏ?

Tôi đến Việt Nam lần đầu vào năm 2009, rồi sau đó chuyển đến đây sống vào năm 2011. Tôi nhớ mình đã thấy khá lạ lẫm và khác biệt, nhưng không hẳn bị “sốc” văn h. Khi ra nước ngoài, bạn bắt đầu hiểu rằng không phải mọi thứ đều giống nhau và cũng không phải mọi người đều suy nghĩ và hành xử giống nhau. 

Do vậy bạn trở nên tôn trọng, thấu hiểu sự khác biệt và đó chính là lợi ích của việc đi đó đi đây – trải nghiệm những văn hóa mới và mở mang đầu óc của chúng ta.

Tôi thường rong ruổi khắp các đường phố chụp ảnh đời sống và nhận thấy văn h của người Việt cởi mở hơn ở phương Tây, nên nhìn chung việc chụp ảnh đường phố ở đây dễ dàng hơn.

Đến thời điểm này, tôi nghĩ là tôi quen với hầu hết khía cạnh của văn h Việt, nhưng vẫn có những điều tôi phải “vật lộn” để hiểu. Chẳng hạn tôi không hiểu vì sao người ta lại vượt đèn đỏ? Vì sao có những người đàn ông lại sử dụng vỉa hè như toilet?

Chuyện nhập gia tùy tục của người nước ngoài ở Việt Nam - Ảnh 5.

Chị LELANÉ SCHOEMAN – Ảnh: NVCC

* Chị LELANÉ SCHOEMAN (người Nam Phi): Biết ơn bằng cách tôn trọng văn h

Khi đến một quốc gia khác, bạn nên tôn trọng văn hóa của nước đó. Bạn nên cẩn thận với những điều mình nói và cách bạn hành xử nơi công cộng không được xúc phạm những người xung quanh vì bạn là khách ở đất nước đó. 

Và nếu một đất nước đã chào đón bạn, điều tối thiểu mà bạn có thể làm là thể hiện lòng biết ơn bằng cách tôn trọng và cởi mở với những phong tục địa phương.

Tôi nghĩ người nước ngoài nên được phép bày tỏ những chuyện mà họ muốn phê phán. Tuy nhiên, có một sự khác biệt rất lớn giữa việc bày tỏ sự thất vọng của bạn về một chuyện gì đó với chuyện có thái độ xúc phạm người khác vì bạn bị thất vọng.

Tôi đến Việt Nam lần đầu vào mùa hè năm 2016. Tôi bị sốc văn h suốt mấy tháng đầu tiên đến khi tôi học được cách điều chỉnh theo những sự khác biệt và đơn giản là không để ý đến những điều không ảnh hưởng trực tiếp đến mình.

Văn h Việt Nam có nhiều điều gò bó và truyền thống hơn nhiều so với văn hoá của nước tôi, đặc biệt trong cách cư xử của phụ nữ. Vì vậy, khi tôi cư xử khác nhiều so với cách người ta kỳ vọng một phụ nữ “đúng mực” theo tiêu chuẩn Việt Nam, tôi thường bị đánh giá. Điều này gây phiền cho tôi rất nhiều trong thời gian đầu. 

Thêm vào đó, một người ở độ tuổi 20 tại Việt Nam thường vẫn bị xem là con nít, nên tôi cũng thường không được xem trọng chỉ đơn giản vì tuổi của mình.

Chuyện nhập gia tùy tục của người nước ngoài ở Việt Nam - Ảnh 6.

Bà AKIKO GOTODA

* Bà AKIKO GOTODA (người Nhật, điều phối viên giáo dục): Không có đúng sai, chỉ là khác biệt về văn hóa

Tôi đã ở Việt Nam cùng gia đình được hơn sáu năm và tôi cảm thấy mình gần như là người Sài Gòn rồi. Tôi rất thích sự khác biệt văn hóa và đến nay cũng không có điều gì mà tôi chưa thích nghi được.

Tuy nhiên, cũng có một số người Nhật không thể thích nghi vì văn hóa Nhật Bản và Việt Nam có nhiều điểm khá khác biệt. Văn hóa Nhật Bản rất coi trọng nguyên tắc và thời gian, mọi người luôn đến hẹn sớm hơn hoặc đúng giờ, trong khi người Việt đến cuộc hẹn trễ 5 phút cũng không có vấn đề gì. 

Do đó mọi thứ tuỳ vào mỗi nền văn h, chẳng hạn như ở Paris, nếu được mời đến ăn tối thì khách mời nên đến trễ vì chủ nhà thường bận rộn chuẩn bị và họ không muốn khách đến quá sớm.

Thật ra tôi muốn làm nhiều hơn là thích nghi với văn h Việt Nam. Tôi bắt đầu các dự án trao đổi học sinh giữa Việt Nam và Nhật Bản, do tôi phát hiện học sinh Việt Nam rất giỏi tiếng Anh. Tuy nhiên, khi tìm cách thực hiện các dự án này, liên lạc với các cơ quan ở Việt Nam, tôi thấy quá nhiêu khê! Ngoài ra, người Nhật luôn chuẩn bị kế hoạch cho các chương trình từ trước, có khi hơn một năm, trong khi người Việt luôn “thong thả”…

Trong những dự án trao đổi giáo dục mà tôi thực hiện, các em học sinh Nhật Bản đến Việt Nam cũng rất thích sự khác biệt văn h giữa hai nước. Và tôi luôn nói với các học sinh rằng các nền văn hóa khác nhau là điều bình thường. 

Nhiều người Nhật Bản nghĩ văn h Nhật Bản là chuẩn mực, chẳng hạn chuyện đúng giờ rất quan trọng, nhưng có thể điều đó không quan trọng đối với người Pháp hay người Việt. Do đó tôi muốn các bạn trẻ Nhật Bản hiểu rằng các chuẩn mực của người Nhật chỉ là chuẩn mực của chúng tôi, chứ không phải của thế giới.

Thế nên không có gì là đúng hay sai, chỉ là khác biệt văn hóa. Điều quan trọng là chúng ta nên tôn trọng văn h, con người địa phương, tuân thủ nguyên tắc và cố gắng thích nghi với văn h.

* Anh BRIAN DECKARD (người Mỹ): Tôn trọng người khác cũng là tôn trọng mình

Tôi sinh sống và làm việc tại Việt Nam đã được gần 10 năm. Trong vài năm đầu khi mới sang, tôi còn khá bỡ ngỡ với truyền thống văn h của người Việt. Chủ yếu tôi biết về Việt Nam thông qua bạn bè người bản xứ, hoặc những đồng hương đã sang đây trước tôi.

Kể từ khi kết hôn với một cô gái người Việt, tôi bắt đầu có cơ hội tìm hiểu nhiều hơn, đặc biệt là về các tập tục, tín ngưỡng hoặc về những danh nhân mà cộng đồng người Việt Nam luôn kính trọng. Tôi cho rằng mỗi đất nước có những nền văn h, cách ứng xử riêng.

Tuy nhiên, theo đúng như câu người Việt hay nói “nhập gia tuỳ tục”, tôi nghĩ người làm khách thì phải tôn trọng chủ nhà, tức là khi đến một đất nước khác thì bạn phải tôn trọng văn hóa của nơi đó.

Mỹ mang tiếng là đất nước của sự tự do, nhưng thực chất vẫn có những luật lệ mà người dân phải tuân thủ, vậy tại sao bạn lại cho mình cái quyền hành xử tùy ý khi sang quốc gia khác?

Đối với tôi, tôn trọng người khác cũng là tôn trọng mình. Khi bạn hành xử không phù hợp, người khác có quyền đánh giá thấp về văn h và hành vi của bạn, bất kể bạn đến từ quốc gia nào.

* Anh PETER SPENCE (giáo viên IELTS, người Anh): Sốc nhất là luật lệ trên đường

Tôi và vợ đến Việt Nam cách đây ba năm, đầu tiên ở Hà Nội và sau đó là Sài Gòn. Ở Hà Nội, điều khiến chúng tôi sốc nhất là luật lệ trên đường. Rất nhiều người phớt lờ tín hiệu giao thông và quy định, họ chạy xe trên đường mà chẳng màng đến người khác. Điều này rất phi lý và nguy hiểm.

Hơn nữa, nhiều người bán hàng ở Hà Nội áp dụng hai mức giá khác nhau cũng khiến chúng tôi khó chịu và tức giận. Đây là điều chúng tôi chưa từng thấy dù đã đi du lịch và sống ở vài quốc gia.

Trong công việc của mình, tôi nghĩ khác biệt văn hóa lớn nhất trong lớp học là cả hệ thống giáo dục. Giáo dục ở Việt Nam dựa vào học vẹt, rồi ghi nhớ và tiếp đó là kiểm tra quá mức. Đây không phải là cách chúng tôi học ở phương Tây với suy nghĩ độc lập, kỹ năng phân tích, định hình quan điểm được coi trọng trong hệ thống giáo dục.

BÌNH MINH – TRẦN PHƯƠNG ghi

HỒNG VÂN – NGỌC ĐÔNG – TRẦN PHƯƠNG ghi