29/11/2024

TP.HCM ‘phủ sóng’ đường sách

Từ thành công của Đường sách Nguyễn Văn Bình, TP.HCM đang tập trung thực hiện kế hoạch đường sách ở 24 quận, huyện trên địa bàn.

 

TP.HCM ‘phủ sóng’ đường sách

Từ thành công của Đường sách Nguyễn Văn Bình, TP.HCM đang tập trung thực hiện kế hoạch đường sách ở 24 quận, huyện trên địa bàn.





Đường sách Nguyễn Văn Bình, Q.1 thu hút đông đảo độc giả /// Ảnh: Đào Ngọc Thạch

Đường sách Nguyễn Văn Bình, Q.1 thu hút đông đảo độc giảẢNH: ĐÀO NGỌC THẠCH

Từ ý tưởng xây dựng đường sách tại TP.HCM, đầu năm 2015 Sở Thông tin – Truyền thông (TT-TT) phối hợp cùng Hội Xuất bản VN – Văn phòng đại diện phía nam tổ chức tuần lễ hội sách trên đường Nguyễn Văn Bình nhân Ngày sách VN lần thứ 2 (21.4.2015) để thí điểm và tìm kiếm mô hình hoạt động sách thích hợp trên đường phố. Sau đó, được sự chấp thuận về chủ trương của Thường trực Thành uỷ, UBND TP và sự đồng thuận cao của các ngành chức năng về việc “tạo dựng một không gian độc đáo”, Sở TT-TT đã chủ trì phát triển thành Đường sách Nguyễn Văn Bình hoạt động đến nay.
TP.HCM 'phủ sóng' đường sách - ảnh 1

 

 
Theo thống kê của Sở TT-TT, trong năm 2016 doanh nghiệp xuất bản trên Đường sách Nguyễn Văn Bình phát hành trực tiếp đến tay bạn đọc gần 500.000 bản sách, đạt doanh thu hơn 26 tỉ đồng với 1,5 triệu lượt khách; 6 tháng đầu năm 2017 đã có hơn 1 triệu lượt người đến đường sách, doanh nghiệp xuất bản phát hành trực tiếp đến tay bạn đọc gần 300.000 bản sách, doanh thu hơn 19 tỉ đồng.
Hướng đến “đô thị học tập”
Từ thành công trên, UBND TP.HCM cơ bản thống nhất kế hoạch “phủ sóng” đường sách trên địa bàn. Theo đó, từ nay đến 2025 mỗi quận, huyện sẽ có ít nhất một đường sách.
Theo ông Trịnh Hữu Anh, phụ trách Phòng Xuất bản – in – phát hành (Sở TT-TT), lực của ngành xuất bản TP hiện nay chưa thể đáp ứng được mỗi quận, huyện một đường sách. Do đó, theo kế hoạch được UBND TP.HCM thông qua, trước mắt sẽ phát triển theo cụm. Ở trung tâm TP đã có Đường sách Nguyễn Văn Bình (Q.1). Ở hướng nam có Đường sách Nguyễn Đổng Chi (Q.7); ở hướng đông có Đường sách khu vực Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM (Q.Thủ Đức); ở hướng tây có Đường sách Phạm Huy Thông (Q.Gò Vấp); ở hướng bắc sẽ có đường sách ở Q.Tân Phú (đang chọn địa điểm). Riêng ở Q.5 sẽ hình thành công viên sách tại công viên Âu Lạc vừa được chỉnh trang.
“Dịp Tết Mậu Tuất dự kiến mở Đường sách Nguyễn Đổng Chi. Trong năm 2018 sẽ xong Đường sách Phạm Huy Thông và công viên sách Âu Lạc, vì hiện nay các sở ngành, các quận đều ủng hộ, thống nhất ý kiến, chỉ còn chỉnh sửa về thiết kế để trình duyệt trước khi thực hiện”, ông Anh nói. Theo bà Nguyễn Thị Thu, Phó chủ tịch UBND TP.HCM, TP tập trung xây dựng đồng bộ môi trường văn hoá, trong đó chú trọng vai trò của gia đình, cộng đồng. Việc phát triển, lan tỏa đường sách hướng đến xây dựng TP.HCM trở thành “đô thị học tập”.
 
 
Phát động giải thưởng về sách
Dự kiến quý 2/2018, UBND TP.HCM sẽ phát động, công bố giải thưởng sách của TP.HCM, tổng kết trao giải vào cuối năm 2018. Chủ đề sách không giới hạn viết về TP.HCM.

 

Đất sống cho đơn vị làm sách uy tín

TP.HCM hiện có 3 nhà xuất bản (NXB): Tổng hợp, Trẻ, Văn hóa – Văn nghệ; 4 NXB của các trường đại học: Kinh tế, Công nghiệp, Sư phạm và Đại học Quốc gia (chủ yếu là sách giáo trình phục vụ chương trình học đại học); 29 chi nhánh các NXB trên cả nước; khoảng 1.000 nhà sách quy mô lớn và 50 đơn vị phát hành sách. Những đường sách chuẩn bị mở trong năm 2018 liệu có “đủ chỗ” cho các NXB, đơn vị phát hành sách?
Ông Võ Văn Long, Phó giám đốc Sở TT-TT TP.HCM, cho biết về quy mô, mỗi đường sách mới dự kiến có khoảng 20 gian hàng như Đường sách Nguyễn Văn Bình. Do đó, Sở đặt tiêu chí sẽ chọn những đơn vị làm sách có uy tín tham gia, ví dụ đơn vị làm sách ít sai phạm hoặc không sai phạm trong thời gian qua, có đóng góp cho ngành xuất bản và các sự kiện văn hóa đọc của TP. Hội đồng xét chọn sẽ bao gồm các nhà chuyên môn hoạt động trong ngành xuất bản. Theo ông Long, trên cơ sở lựa chọn được những đơn vị làm sách đủ điều kiện, nếu số lượng vượt quá quy mô không gian đường sách, Sở sẽ tổ chức bốc thăm để đủ số 20 gian hàng. Những đơn vị đủ điều kiện còn lại sẽ ưu tiên bố trí cho những đường sách tiếp theo.
Số lượng đầu sách tính bình quân trên đầu người của TP.HCM nói riêng và của cả nước nói chung, so với các nước trong khu vực, còn rất thấp. Hiện cả nước chỉ có 0,66 cuốn sách/đầu người, TP.HCM cao hơn nhưng cũng chỉ khoảng 1 cuốn sách/đầu người. “Chúng tôi mong muốn xây dựng TP.HCM, ngoài những tiêu chí văn minh, hiện đại, nghĩa tình, còn là TP của văn hóa đọc, mang nét độc đáo của Đông Nam Á. Đây là ý mà Sở tham mưu cho UBND TP truyền tải đến người dân TP, du khách. Trong lộ trình từ nay đến 2025 phải làm được chuyện này”, ông Long nói.
Mô hình phi lợi nhuận
TP.HCM 'phủ sóng' đường sách - ảnh 2

 

 
Theo Sở TT-TT, trong chủ trương chung của TP khi xây dựng, phát triển các đường sách đều hướng đến xã hội hoá. Theo đó, các doanh nghiệp, đơn vị làm sách tham gia sẽ tự nguyện đóng góp kinh phí. TP hỗ trợ về chủ trương, chính sách, mặt bằng để cùng tạo ra một không gian văn h đọc, giới thiệu, quảng bá sách… trong đời sống cộng đồng.
Để điều hành các đường sách, TP sẽ thành lập một đơn vị hoạt động theo mô hình dịch vụ công ích phi lợi nhuận, chịu trách nhiệm quản lý hoạt động chung, còn các đơn vị tham gia ở đường sách sẽ đóng phí quản lý chung đó, như điện, nước, vệ sinh, an ninh trật tự… Ngân sách không thu tiền từ các đường sách này, tiền thuê mặt bằng cũng không thu.
Về ý kiến giá sách hiện nay cao, theo Sở TT-TT, phát hành sách là câu chuyện của thị trường nên TP không thể lấy ngân sách ra để hỗ trợ. Tuy nhiên, TP hỗ trợ về mặt chính sách thông qua khuyến khích văn h đọc, đặc biệt sẽ thường xuyên tổ chức các sự kiện về sách để góp phần kích cầu. Tại các sự kiện này, rất nhiều đơn vị phát hành sách thực hiện việc giảm giá sách để giúp cho học sinh, sinh viên, người lao động có nhu cầu được mua sách giá rẻ. Tính bình quân hơn 1 tháng TP có một sự kiện về sách.

 

Đình Phú