Xưng thú tội lỗi để được ơn tha thứ và cử hành các mầu nhiệm thánh
Cử chỉ sám hối “xưng thú tội lỗi trong lời nói, việc làm và những điều thiếu sót” trước mặt Thiên Chúa và các anh chị em khác giúp chúng ta chuẩn bị xứng đáng cho việc cử hành các mầu nhiệm thánh. Chỉ ai biết thừa nhận các sai lầm và xin lỗi, mới nhận được sư cảm thông và tha thứ của những người khác.
Xưng thú tội lỗi để được ơn tha thứ và cử hành các mầu nhiệm thánh
Một em bé âu yếm vuốt mà ĐTC Phanxicô trong buổi tiếp kiến chung sáng thứ tư 3-1-2018 tại Đại Thính đường Phaolô VI – REUTERS
Cử chỉ sám hối “xưng thú tội lỗi trong lời nói, việc làm và những điều thiếu sót” trước mặt Thiên Chúa và các anh chị em khác giúp chúng ta chuẩn bị xứng đáng cho việc cử hành các mầu nhiệm thánh. Chỉ ai biết thừa nhận các sai lầm và xin lỗi, mới nhận được sư cảm thông và tha thứ của những người khác.
ĐTC đã nói như trên trong buổi gặp gỡ chung 8.000 tín hữu và du khách hành hương sáng thứ tư hằng tuần hôm 3-1 trong Đại Thính đường Phaolô VI. Trong bài huấn dụ, ngài đã giải thích ý nghĩa của nghi thức sám hối trong Thánh lễ, dựa trên đoạn 10 thư thứ nhất Thánh Phaolô gửi tín hữu Côrintô viết: “Tôi nói với anh em như nói với những người khôn ngoan hiểu biết; anh em hãy tự mình suy xét điều tôi nói. Khi ta nâng chén chúc tụng mà cảm tạ Thiên Chúa, há chẳng phải là dự phần vào Máu Đức Kitô ư? Và khi ta cùng bẻ Bánh Thánh, đó chẳng phải là dự phần vào Thân Thể Người sao? Bởi vì chỉ có một tấm Bánh, và tất cả chúng ta chia sẻ cùng một Bánh ấy, nên tuy nhiều người, chúng ta cũng chỉ là một thân thể.” (1 Cr 10,15-17).
ĐTC nói: Trong sự đơn sơ của nó, cử chỉ sám hối tạo thuận tiện cho thái độ, qua đó ta chuẩn bị cử hành một cách xứng đáng các mầu nhiệm thánh, bằng cách thừa nhận trước mặt Thiên Chúa và các anh chị em khác các tội lỗi của chúng ta, thừa nhận chúng ta là những người có tội. Thật thế, lời mời của linh mục được hướng tới toàn cộng đoàn đang cầu nguyện, bởi vì chúng ta tất cả là những người tội lỗi. Chúa có thể ban cái gì cho người có con tim tràn đầy chính mình, tràn đầy sự thành công của mình? Không gì hết, bởi vì kẻ ngạo mạn thì không có khả năng đón nhận sự tha thứ, vì họ tràn đầy sự công chính kiêu căng. Chúng ta hãy nghĩ tới dụ ngôn người biệt phái và người thu thuế, trong đó người thu thuế trở về nhà và được công chính hoá, nghĩa là được tha tội (Lc 18,9-14). Ai ý thức được các bần cùng của mình và khiêm tốn hạ thấp mắt, thì cảm thấy cái nhìn thương xót của Thiên Chúa trên mình. Bởi kinh nghiệm chúng ta biết rằng chỉ ai thừa nhận các lỗi lầm và xin lỗi, mới nhận được sự cảm thông và tha thứ của người khác.
ĐTC đã nói như trên trong buổi gặp gỡ chung 8.000 tín hữu và du khách hành hương sáng thứ tư hằng tuần hôm 3-1 trong Đại Thính đường Phaolô VI. Trong bài huấn dụ, ngài đã giải thích ý nghĩa của nghi thức sám hối trong Thánh lễ, dựa trên đoạn 10 thư thứ nhất Thánh Phaolô gửi tín hữu Côrintô viết: “Tôi nói với anh em như nói với những người khôn ngoan hiểu biết; anh em hãy tự mình suy xét điều tôi nói. Khi ta nâng chén chúc tụng mà cảm tạ Thiên Chúa, há chẳng phải là dự phần vào Máu Đức Kitô ư? Và khi ta cùng bẻ Bánh Thánh, đó chẳng phải là dự phần vào Thân Thể Người sao? Bởi vì chỉ có một tấm Bánh, và tất cả chúng ta chia sẻ cùng một Bánh ấy, nên tuy nhiều người, chúng ta cũng chỉ là một thân thể.” (1 Cr 10,15-17).
ĐTC nói: Trong sự đơn sơ của nó, cử chỉ sám hối tạo thuận tiện cho thái độ, qua đó ta chuẩn bị cử hành một cách xứng đáng các mầu nhiệm thánh, bằng cách thừa nhận trước mặt Thiên Chúa và các anh chị em khác các tội lỗi của chúng ta, thừa nhận chúng ta là những người có tội. Thật thế, lời mời của linh mục được hướng tới toàn cộng đoàn đang cầu nguyện, bởi vì chúng ta tất cả là những người tội lỗi. Chúa có thể ban cái gì cho người có con tim tràn đầy chính mình, tràn đầy sự thành công của mình? Không gì hết, bởi vì kẻ ngạo mạn thì không có khả năng đón nhận sự tha thứ, vì họ tràn đầy sự công chính kiêu căng. Chúng ta hãy nghĩ tới dụ ngôn người biệt phái và người thu thuế, trong đó người thu thuế trở về nhà và được công chính hoá, nghĩa là được tha tội (Lc 18,9-14). Ai ý thức được các bần cùng của mình và khiêm tốn hạ thấp mắt, thì cảm thấy cái nhìn thương xót của Thiên Chúa trên mình. Bởi kinh nghiệm chúng ta biết rằng chỉ ai thừa nhận các lỗi lầm và xin lỗi, mới nhận được sự cảm thông và tha thứ của người khác.
Tiếp tục bài huấn dụ, ĐTC nói:
Lắng nghe trong thinh lặng tiếng của lương tâm cho phép thừa nhận rằng các tư tưởng của chúng ta xa cách các tư tưởng của Thiên Chúa, các lời nói và hành động của chúng ta thường trần tục, và được hướng dẫn bởi các lựa chọn trái nghịch với Tin Mừng. Vì thế, mở đầu Thánh lễ, chúng ta cùng nhau thực thi cử chỉ sám hối, qua một công thức xưng thú tổng quát, được nói lên trong ngôi thứ nhất số ít. Mỗi người xưng thú với Thiên Chúa và các anh chị em khác là “đã phạm tội nhiều trong tư tưởng, lời nói, việc làm và những thiếu sót”, hay đã bỏ việc thiện mà đáng lý ra tôi đã phải làm. Rất thường khi chúng ta cảm thấy mình giỏi bởi vì chúng ta nói “tôi đã không làm sự dữ cho ai hết”. Trên thực tế, không làm sự dữ cho người lân cận chưa đủ, cần phải lựa chọn làm việc thiện bằng cách tiếp nhận các dịp để làm chứng tốt rằng chúng ta là môn đệ của Chúa Giêsu. Thật là tốt nhấn mạnh rằng chúng ta xưng thú với Thiên Chúa cũng như với các anh chị em khác rằng mình là kẻ tội lỗi: điều này giúp chúng ta hiểu chiều kích của tội lỗi, trong khi chia cách chúng ta với Thiên Chúa, cũng chia rẽ chúng ta với các anh chị em khác và ngược lại. Tội lỗi cắt chặt: nó cắt chặt tương quan với Thiên Chúa và nó cắt chặt tương quan với các anh chị em khác, nó cắt chặt tương quan trong gia đình, trong xã hội, trong cộng đoàn… Tội lỗi luôn luôn cắt chặt: nó phân cách, nó chia rẽ…
Những lời mà chúng ta nói với miệng lưỡi được đi kèm bởi cử chỉ đấm ngực – chúng ta làm như thế này – ĐTC giơ tay đấm ngực – thừa nhận rằng tôi đã phạm tội vì lỗi của chính mình chứ không phải của người khác. Xưng thú các tội của mình. Tôi nhớ một giai thoại mà một thừa sai già đã kể lại, về một bà đi xưng tội và bà bắt đầu kể các lỗi lầm của chồng; rồi các lỗi lầm của mẹ chồng, rồi các lỗi lầm của những nguời hàng xóm. Tới môt lúc nào đó cha giải tội đã nói với bà: “Mà bà ơi, xin nói cho tôi biết bà đã xong chưa?” – Chưa, dạ con đã nói…” “Tốt lắm: bà đã xung xong tội của những người khác rồi. Bây giờ hãy bắt đầu nói các tội của bà đi… Các tội của mình.”
ĐTC nói thêm trong bài huấn dụ:
Sau việc xưng thú tội lỗi, chúng ta khẩn nài Đức Trinh Nữ Diễm Phúc Maria, các Thiên thần và các Thánh cầu xin Chúa cho chúng ta. Cả trong điều này nữa thật là quý báu sự hiệp thông của các Thánh: sự bầu cử của các “người bạn và mô thức cuộc sống” này (Kinh Tiền Tụng ngày 1 tháng 11) nâng đỡ chúng ta trên con đường hướng tới sự hiệp thông trọn vẹn với Thiên Chúa, khi tội lỗi sẽ vĩnh viễn bị huỷ diệt.
Ngoài Kinh Cáo Mình, có thể làm cử chỉ sám hối với các công thức khác, thí dụ: “Lạy Chúa, xin thương xót chúng con, vì chúng con đã phạm tội chống lại Chúa. Lạy Chúa, xin tỏ lòng thương xót Chúa cho chúng con. Và ban cho chúng con ơn cứu độ.” (x. Tv 123,3; 85,8; Gr 14,20). Một cách đặc biệt, Chúa Nhật có thể ban phép lành và rảy nước thánh nhắc nhớ Bí tích Rửa Tội (x. OGMR, 51), xóa bỏ mọi tội lỗi. Cũng có thể, như phần của cử chỉ sám hối, hát Kinh Thương Xót Kyrie eléison: với kiểu diễn tả Hylạp cổ xưa chúng ta tung hô Chúa – Kyrios – và khẩn nài lòng thương xót của Ngài (ibid.52).
Thánh Kinh cống hiến cho chúng ta thí dụ sáng ngời của các gương mặt sám hối, sau khi phạm tội đã trở vào trong chính mình, tìm ra sự can đảm gỡ bỏ mặt nạ ra, và rộng mở cho ơn thánh canh tân con tim. Chúng ta hãy nghĩ tới vua Đavít và các lời được gán cho vua trong Thánh vịnh: “Lạy Thiên Chúa xin thương xót con, trong lòng thương xót hải hà của Chúa xin xoá đi sự gian ác của con.” (Tv 51,3). Chúng ta hãy nghĩ tới người con hoang đàng trở về với cha; hay tới lời khẩn nài của người thu thuế: “Ôi Lạy Chúa, xin thương xót con là kẻ có tội!” (Lc 18,13). Chúng ta cũng hãy nghĩ tới Thánh Phêrô, tới ông Dakêu, tới người đàn bà Samaria. So sánh mình với sự giòn mỏng của đất sét mà chúng ta được nhào nặn là một kinh nghiệm củng cố chúng ta: trong khi nó làm cho chúng ta tính sổ với sự yếu đuối của mình, nó rộng mở con tim chúng ta cho việc khẩn nài lòng thương xót của Thiên Chúa biến đổi và hoán cải chúng ta. Và đây là điều chúng ta làm trong cử chỉ sám hối bắt đầu Thánh lễ.
ĐTC đã chúc mọi người một năm mới an lành hạnh phúc. Với các tín hữu nói tiếng Pháp, ngài đặc biệt chào các hướng đạo sinh vùng Mesnil-le-Roi. Ngài cầu mong trong năm mới họ cùng gia đình luôn ngày càng có thể gặp gỡ Chúa, đặc biệt trong Thánh lễ Chúa Nhật. Chúa đến để nâng chúng ta dậy từ các lỗi lầm của chúng ta và để soi sáng cuộc sống và ban niềm vui cho chúng ta.
Ngài cũng chào các đoàn hành hương đến từ Đại Hàn, Canada và Hoa Kỳ và cầu chúc họ và gia đình giữ gìn niềm vui Mùa Giáng Sinh bằng cách gặp gỡ trong lời cầu nguyện Hoàng Tử Hoà Bình đến sống gần gũi với chúng ta.
Chào các nhóm nói tiếng Đức, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, ĐTC cầu chúc họ sống năm mới trong hoà bình, được soi chiếu bởi ánh sáng của Chúa Cứu Thế rạng ngời trên gia đình và cộng đoàn và cho thấy gương mặt dịu hiền thương xót của Thiên Chúa Cha.
Chào các nhóm Ba Lan, ngài cầu mong cho từng người ở hải ngoại cũng như trên quê hương được sống trong an bình và hy vọng, tràn đầy ơn thánh Chúa và sự chở che của Đức Maria Rất Thánh, Mẹ Thiên Chúa.
Trong các nhóm Ý, ĐTC chào các nữ tu Dòng Nữ tử Lòng Thương Xót và Thánh Giá đang họp tổng tu nghị tại Roma. Ngài khích lệ các nữ tu thăng tiến đặc sủng của dòng với tinh thần phục vụ và trung thành với Giáo Hội.
ĐTC cũng chào các chủng sinh Học viện Truyền giáo Consolata và các đoàn hành hương đến từ nhiều vùng khác nhau.
Chào giới trẻ, người đau yếu và các đôi tân hôn ngài cầu mong người trẻ rao truyền tình yêu Chúa giữa các bạn cùng trang lứa, các bệnh nhân tìm thấy nơi lòng dịu hiền của Chúa sự nâng đỡ trong khổ đau, và các cặp vợ chồng mới cưới sống niềm vui của Bí tích Hôn Nhân qua tình yêu chung thuỷ với nhau.
Buổi tiếp kiến đã kết thúc với Kinh Lạy Cha và phép lành Toà Thánh ĐTC ban cho mọi người.
Linh Tiến Khải