Đường dây bán người đi biển vẫn lộng hành
9 tháng trước, PV Thanh Niên thâm nhập đường dây bán người lao động đi biển từ TP.HCM đến Vũng Tàu; sau đó Phó thủ tướng thường trực Trương Hoà Bình đã yêu cầu điều tra, xử lý nghiêm các đối tượng phạm pháp.
Đường dây bán người đi biển vẫn lộng hành.
9 tháng trước, PV Thanh Niên thâm nhập đường dây bán người lao động đi biển từ TP.HCM đến Vũng Tàu; sau đó Phó thủ tướng thường trực Trương Hoà Bình đã yêu cầu điều tra, xử lý nghiêm các đối tượng phạm pháp.
TIN LIÊN QUAN
Tìm ‘việc nhẹ lương cao’, 4 người bị bán cho tàu cá
Ngày 26.12, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng (BĐBP) TP.Đà Nẵng bàn giao vụ án mua bán người để Cơ quan CSĐT Công an Q.Sơn Trà (TP.Đà Nẵng) thụ lý theo thẩm quyền. Trước đó, tối 16.12, tại khu vực Trạm kiểm soát biên phòng Công trình 15 (P.Thọ Quang, Q.Sơn Trà), Phòng Phòng chống ma tuý và tội phạm (BĐBP Đà Nẵng) cùng Đoàn 2 (Cục Phòng chống ma túy và tội phạm Bộ Tư lệnh BĐBP) kiểm tra tàu cá BV 5969, do Trần Thế Tây (31 tuổi, ngụ ấp Tân Điền, xã Mỹ Lâm, H.Hòn Đất, Kiên Giang) làm thuyền trưởng, phát hiện 4 ngư dân đang bị giam giữ, kêu cứu vì bị cưỡng bức lao động.
Cánh xe ôm chở luôn 4 người về Vũng Tàu, giao cho Trần Văn Vũ (27 tuổi, ngụ 215/12A Lưu Chí Hiếu, P.10, TP.Vũng Tàu) rồi lấy tiền môi giới, xăng xe 3 triệu đồng/người. 4 nạn nhân phải viết giấy nhận khoản nợ này, sau đó bị Vũ nhốt vào phòng kín, tịch thu điện thoại, giấy tờ và cử người canh gác.
TIN LIÊN QUAN
Kể với PV Thanh Niên, anh Nguyễn Văn Huy Tâm cho biết khi bị khống chế ở Vũng Tàu, mọi người rất hoảng sợ, xin gọi điện thoại về nhà mượn tiền trả lại. Tuy nhiên, Vũ từ chối thẳng thừng và liên hệ với Nguyễn Ngọc Trung (29 tuổi, ngụ 105/120/15 Lê Lợi, TP.Vũng Tàu) để… bán người. Ngày 3.12, Trung thông báo đã có mối nên dẫn 4 người đi xe ra Đà Nẵng, giao cho thuyền trưởng Tây, sau đó Trung quay về Vũng Tàu, gặp chủ tàu BV 5969 nhận 60 triệu đồng (15 triệu đồng/lao động). Để hợp thức hóa, chúng ép cả 4 nạn nhân viết vào tờ lý lịch thuyền viên với nội dung: “Tôi tình nguyện đi biển không ai ép buộc, không làm phiền ai, không được tự ý rời thuyền khi thuyền trưởng chưa cho phép”. Vũ, Trung còn soạn ra nội dung: “Nếu tôi trốn hoặc nhảy biển chết, tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật” để các nạn nhân cam kết. Khi được giải cứu, cả 4 nạn nhân đều khẳng định bản cam kết mà họ viết trước đó là do nhóm Vũ, Trung ép làm tại TP.Vũng Tàu.
Vũ khai tiền “bán” người trả tài xế xe ôm 3 triệu đồng/lao động, nhưng Vũ vẫn ép nạn nhân phải nhận nợ khoản tiền này. Sau đó, Vũ giao Trung đi tìm các chủ tàu cá để bán lại với giá 15 triệu đồng/người, Trung được Vũ chia 3 triệu đồng/người. Vũ, Trung thống nhất với chủ tàu là khi đưa lao động xuống tàu giao cho thuyền trưởng, có giấy viết tay cam kết không bỏ trốn của lao động thì mới giao tiền.
Hơn 100 thuyền viên bị “giam lỏng” ở cửa sông Hàm Luông
Sáng 25.12, khi bão số 16 tiến vào khu vực miền Tây Nam bộ, chính quyền các địa phương triển khai kêu gọi tàu cá vào bờ để tránh trú bão. Lực lượng Đồn biên phòng Hàm Luông và Hải đội 2 đóng tại H.Ba Tri (Bến Tre) đã liên tục hụ còi, vận động, kết hợp bắn pháo hiệu báo bão nhưng 23 tàu cá, mỗi tàu có 5 – 10 thuyền viên, vẫn cố thủ neo lơ lửng gần khu vực cửa sông Hàm Luông.
Nguyên nhân tài công các tàu này đưa ra để không chịu chạy vào khu vực neo đậu an toàn là vì chưa có lệnh… của chủ tàu! Lực lượng chức năng liên hệ với chủ tàu thì được trả lời là đã yêu cầu các tài công cho tàu vào bờ nhưng họ chưa thực hiện. Đến hơn 14 giờ cùng ngày, khi lực lượng chức năng tiếp cận các tàu này thì một số thuyền viên cho biết “không được lên bờ vì chủ tàu sợ… tụi tui trốn!?”.
Trước nguy cơ bão lớn ập vào gây thiệt hại nặng, đến 16 giờ cùng ngày, lực lượng biên phòng liên hệ trực tiếp với các chủ tàu vận động, thuyết phục đưa toàn bộ tàu cặp nơi neo đậu an toàn.
Bắc Bình
|
Nguyễn Tú – Nguyễn Long