11/01/2025

Trai đẹp có phải trời đâu mà ‘lồng lộng’

Câu chuyện tiếng Việt ‘lệch chuẩn phổ thông’, tạm gọi là ‘hiểu đúng, nói sai’, đang ăn sâu trong đời sống xã hội nước ta, ở mọi vùng miền.

 

Trai đẹp có phải trời đâu mà ‘lồng lộng’.

 

Câu chuyện tiếng Việt ‘lệch chuẩn phổ thông’, tạm gọi là ‘hiểu đúng, nói sai’, đang ăn sâu trong đời sống xã hội nước ta, ở mọi vùng miền.



Trai đẹp có phải trời đâu mà lồng lộng - Ảnh 1.

Từ lâu đời, khi nói (có khi cả viết) người dân phía Bắc đã dùng từ “chó cắn” (hành động con chó phản ứng, tấn công bằng răng – miệng) thay vì “chó sủa” (tiếng kêu, âm thanh), “thổi cơm” thay vì “nấu cơm”, “giồng cây” thay vì “trồng cây”, “phân do” thay vì “phân tro”…

Trong khi đó, người dân ở các tỉnh thành phía Nam cũng có không ít câu cửa miệng “sai chuẩn phổ thông”: dù mọi người chỉ có thể nghe bằng tai, ngửi bằng mũi nhưng bà con lại hay nói: “Nghe thấy mùi (thay vì ngửi thấy) thơm – hôi”, “không ngủ được miếng nào” thay vì “không ngủ được chút (hay tí) nào”, “thối tiền” thay vì “trả lại tiền thừa” …

 

Cái khó sửa, khó chỉnh “tật” nói sai chuẩn phổ thông này của dân ta nằm ở chỗ đã hình thành từ nhiều đời, mặc nhiên được chấp nhận, coi là chuyện đương nhiên, bình thường.

Ngáo đá, lộ hàng, chảnh chó... sáng tạo hay méo mó tiếng Việt?Ngáo đá, lộ hàng, chảnh chó… sáng tạo hay méo mó tiếng Việt?

TTO - Những từ mới do giới trẻ nghĩ ra và dùng phổ biến hiện nay như nổ, chảnh, quậy, phượt, ngáo đá, diễn sâu, chém gió, ném đá, soái ca, sửu nhi… nên được coi là sự sáng tạo hay làm méo mó tiếng Việt?

Khô cá, cá khô

 

Bên cạnh sự lệch chuẩn ngôn ngữ do khác biệt về văn hóa, tập tục vùng miền nói trên, sự hiểu (viết) đúng nhưng lại nói sai trong cộng đồng người Việt còn có một “tật” khác là nói ngược, nói tắt mà ra, hay tuỳ tiện “sáng tạo” rồi lan rộng, phổ biến, ăn sâu.

Về “tật” nói ngược, có một ví dụ mà dân chúng nước ta thường nói “đi khám bác sĩ”, trong khi lẽ ra phải nói “đi bác sĩ (để) khám” mới đúng nghĩa, “sản khoa” thay vì “khoa sản”, “đưa vào cấp cứu bệnh viện” thay vì “đưa vào bệnh viện cấp cứu”, “khô cá, khô bò” thay vì “cá khô, thịt bò khô”.

Mặt khác, lại có một thực tế là rõ ràng biết nói (viết) ngược quy trình tự nhiên nhưng vẫn “hợp thức hóa” thành việc đúng trong cả nước.

Đau đầu với biển hiệu tiếng nước ngoàiĐau đầu với biển hiệu tiếng nước ngoài

TT – Cục Văn hóa cơ sở (Bộ VH-TT&DL) vừa có văn bản gửi các sở VH-TT&DL trên toàn quốc đề nghị tăng cường quản lý, kiểm tra, chấn chỉnh biển hiệu của tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất kinh doanh.

Sao lại là cửa hàng may đo?

Có một cửa hàng may mặc trên đường Nguyễn Oanh, quận Gò Vấp ở Sài Gòn viết bảng hiệu chính xác “cửa hàng đo may” (quy trình đúng phải đo kích cỡ rồi mới tiến hành may), trong khi cả nước đều viết ngược “cửa hàng may đo”! 

Song có lẽ vì “lẻ loi chiếc bóng một mình” mà cái bảng hiệu chuẩn ngôn ngữ ấy lại bị coi là ngồ ngộ, kỳ lạ trong mắt người đi đường.

Lại nữa, trong lời thuyết minh hay lồng tiếng của nhiều phim truyền hình, nhất là phim do Đài Loan, Hong Kong sản xuất, người xem thường bị “tra tấn” bởi lời thoại (dịch) sai chuẩn tiếng Việt, như “xin mời khách quan (đúng phải là “quan khách”) vào quán”, “chế tác (sáng tác kịch bản mới đúng) phim”, “tỉ tỉ đặc biệt (Việt hoá phải là “rất”) thích em”…

Bên cạnh đó, còn có tình trạng tiếng Việt bị “ai đó sáng tác”, lúc đầu có thể là một kiểu nói vui, nhưng dần coi như những định nghĩa. 

Ta thường nghe thấy cụm từ “đẹp tàn bạo”, “đẹp dã man” ở khu vực Nam Bộ, hoặc “đẹp trai lồng lộng” ở các địa phương miền Bắc. Cái đẹp thì sao lại dã man, tàn bạo? Đẹp trai đâu đồng nghĩa với trời cao mà lồng lộng?

Muốn tiếng Việt chuẩn, phải bỏ từ địa phươngMuốn tiếng Việt chuẩn, phải bỏ từ địa phương

TTO – Tranh luận câu chuyện chuẩn mực trong sách giáo khoa, bạn đọc Nguyễn Minh cho rằng từ ngữ trong sách phải là từ toàn dân. Dùng từ địa phương chỉ có ‘hại’ cho học sinh.

“Địa phương hóa” quá mức

Không thể lấy vùng miền này làm chuẩn để “kết tội” ngôn ngữ vùng miền khác là sai. Những dẫn chứng “hiểu đúng, nói sai” trên đây chỉ là so với chuẩn tiếng phổ thông. 

Ngôn ngữ bản địa (phương ngữ) đa dạng cũng là một biểu hiện sự giàu có của tiếng Việt. Tùy ngữ cảnh, thể loại cụ thể mà sử dụng phương ngữ, nhưng nên để trong ngoặc kép nếu là trích dẫn và trong ngoặc đơn nếu cần thiết giải nghĩa. 

Cứ “phổ thông hoá” máy móc có thể bị quy kết là sai sự thật, nhưng ngược lại sự “địa phương h” quá mức sẽ làm nhiều người không hiểu khi đọc bài viết.

Trong các loại hình văn bản hành chính, sách giáo khoa, bài giảng của giáo viên, báo chí…, thiết nghĩ cần bảo đảm nguyên tắc, chuẩn mực tiếng phổ thông. 

Chẳng hạn, không phải trích dẫn lời nhân vật mà là của phóng viên, bản báo mà lại viết “nghe (bằng tai) thấy mùi thơm” thì rõ ràng không ổn rồi.

NGUYỄN VĂN HÙNG