28/11/2024

Buộc tháo dỡ công trình xây sai phép: Làm gì để dân không bỡ ngỡ?

Làm gì để hạn chế công trình xây dựng trái phép? Không còn xảy ra cảnh cưỡng chế, tháo dỡ gây lãng phí? Tuổi Trẻ ghi nhận ý kiến của cơ quan chức năng, chính quyền địa phương và người dân để tìm lời giải cho vấn nạn kéo dài này.

 

Buộc tháo dỡ công trình xây sai phép: Làm gì để dân không bỡ ngỡ?

 

 Làm gì để hạn chế công trình xây dựng trái phép? Không còn xảy ra cảnh cưỡng chế, tháo dỡ gây lãng phí? Tuổi Trẻ ghi nhận ý kiến của cơ quan chức năng, chính quyền địa phương và người dân để tìm lời giải cho vấn nạn kéo dài này.


 

Buộc tháo dỡ công trình xây sai phép: Làm gì để dân không bỡ ngỡ? - Ảnh 1.

Từ ngày 15-1-2018 không còn việc công trình trái phép được nộp tiền để tồn tại. Trong ảnh: một công trình sai phạm ở Q.2 (TP.HCM) bị tháo dỡ – Ảnh: TIẾN LONG

Nghị định 139 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng vừa được ban hành không còn quy định cho chủ công trình nộp tiền để tồn tại phần xây dựng trái phép. Buộc tháo dỡ công trình xây sai phép, vậy phải làm gì để dân không bỡ ngỡ?

 

* Ông Lê Hoàng Hà (chủ tịch UBND Q.Gò Vấp, TP.HCM):

Buộc tháo dỡ công trình xây sai phép: Làm gì để dân không bỡ ngỡ? - Ảnh 2.

Ảnh: N.HÀ

Đơn giản hoá tiêu chí quản lý nhà ở riêng lẻ

Để hạn chế việc xây dựng sai phép, không phép cần phải cải thiện từ hai phía: ý thức của người dân và quản lý của cơ quan nhà nước. Khi xây dựng, người dân cần có đơn vị tư vấn thiết kế, thi công chuyên nghiệp và có đủ chức năng, năng lực theo quy định.

 

Trong khi đó, quy định bộ tiêu chí quản lý nhà ở riêng lẻ quá chi tiết, không thực tế. Nhà nước đặt ra quá nhiều tiêu chí để quản lý nhà ở riêng lẻ can thiệp quá sâu vào thiết kế nhà của người dân. Hầu như tất cả nhà ở riêng lẻ của dân đều vi phạm ít hay nhiều các tiêu chí. 

Có những tiêu chí mà đến 70% nhà riêng lẻ vi phạm nhưng Nhà nước không thể cưỡng chế tháo dỡ được. Vậy phải xem xét tiêu chí đó có còn phù hợp hay không, tại sao người dân sai nhiều, cái sai đó có ảnh hưởng đến trật tự xây dựng chung hay không. Phải đánh giá và giảm những tiêu chí không cần thiết.

Nếu làm căn cơ như vậy sẽ giảm được các trường hợp sai phép, không tạo điều kiện cho cán bộ tiêu cực. Khi đã làm tốt như vậy thì xảy ra sai phép, không phép sẽ xử lý nghiêm.

* Ông Đặng Tuấn Tài (khu phố 5, P.Bình Chiểu, Q.Thủ Đức, TP.HCM):

Buộc tháo dỡ công trình xây sai phép: Làm gì để dân không bỡ ngỡ? - Ảnh 3.

Ảnh: N.HÀ

Cần kiểm tra, hướng dẫn kịp thời

Người dân không rành về chuyên môn xây dựng, có người cả đời mới xây nhà một lần nên không tránh khỏi trường hợp phải điều chỉnh nhà cho phù hợp nhu cầu sử dụng trong quá trình xây dựng. 

Theo tôi, nên có nhiều kênh hướng dẫn thủ tục cho người dân ngay từ đầu ở phường và quận để dễ tiếp cận, cách hướng dẫn phải dễ hiểu.

Khi kiểm tra công trình trong quá trình thi công, cán bộ địa chính hoặc thanh tra xây dựng cần nhắc nhở về những điều cấm trong xây dựng. Những thủ tục xin phép, điều chỉnh giấy phép cần đơn giản, rõ ràng, dễ thực hiện. 

Bên cạnh đó, quy hoạch lộ giới, chỉ giới xây dựng, chỉ tiêu xây dựng, hành lang thông hành địa dịch… cũng minh bạch và nhất quán trong một khu vực để nhà này không so bì với nhà kia mà lén xây thêm.

* Ông Hoàng Minh Hà (người dân Q.9, TP.HCM):

Chế tài lực lượng quản lý

Quy định cho phép nộp tiền để tồn tại công trình sai phạm trước đây đã tạo điều kiện để chủ đầu tư và lực lượng công quyền bắt tay nhau cố tình vi phạm. Tuy nhiên, nếu xem xét kỹ quy định thì chủ đầu tư cũng chỉ nộp tiền khi công trình đã hoàn thành, còn công trình đang thi công thì vẫn buộc phải tháo dỡ.

Câu hỏi đặt ra tại sao cơ quan chức năng lại để chủ đầu tư ngang nhiên vi phạm, xây xong rồi mới phát hiện? Liệu có sự “chống lưng”, bao che đằng sau vi phạm và cách thức hợp thức hóa những vi phạm đó hay không? 

Người dân bình thường mới đổ đống cát giữa nhà đã thấy bóng dáng thanh tra xây dựng, lực lượng đô thị xuất hiện hỏi thăm. Trong khi có những công trình xây dựng ngang nhiên sai phạm giữa thanh thiên bạch nhật lại được “ngó lơ”.

Nhiều sai phạm ở các dự án, công trình lớn lại không được phát hiện, ngăn chặn kịp thời. Đến khi công trình xây xong, cơ quan chức năng mới phát hiện, sau đó cho phép tồn tại!?

Do vậy, việc bỏ quy định cho nộp tiền để tồn tại công trình sai phạm và buộc tháo dỡ phần diện tích vi phạm là biện pháp chế tài cần thiết để răn đe chủ đầu tư cố tình vi phạm. Tuy nhiên, tình trạng xây dựng sai phép có giảm hay không lại cần sự thực thi nghiêm minh quy định của cơ quan quản lý nhà nước. 

Không chỉ chế tài chủ đầu tư vi phạm mà còn cần những quy định ràng buộc trách nhiệm, chế tài đối với lực lượng quản lý. Như vậy mới mong giảm thiểu được vi phạm trong lĩnh vực xây dựng.

* Ông Phạm Xuân Vinh (ấp 5, xã Đông Thạnh, H.Hóc Môn, TP.HCM):

Buộc tháo dỡ công trình xây sai phép: Làm gì để dân không bỡ ngỡ? - Ảnh 4.

Ảnh: NVCC

Xử lý người quy hoạch không đúng

Chẳng người dân nào muốn xây nhà sai phép hoặc không phép để rồi bị phạt tiền hoặc thậm chí phải dỡ bỏ. Việc quy hoạch tùy theo ý kiến chủ quan của một bộ phận nào đó mà không căn cứ vào thực tế, đời sống của người dân; thời

hạn thực hiện quy hoạch thì không biết bao giờ. Đã có rất nhiều khu vực quy hoạch cả mấy chục năm mà chưa tiến hành thực hiện khiến đời sống người dân hết sức khốn khổ; nhà xuống cấp muốn xây mới không được, sửa chữa, cải tạo cũng không xong.

Khi xử phạt theo nghị định mới, nếu người dân xây dựng sai phép, không phép bị dỡ bỏ thì song song đó, chúng tôi cũng đề nghị Nhà nước cũng phải có biện pháp xử lý đối với những người thực hiện việc quy hoạch không đúng; tránh tình trạng anh muốn quy hoạch thế nào cũng được cuối cùng người dân phải gánh chịu. 

Khi quy hoạch phải có ý kiến của người dân, thời gian thực hiện quy hoạch phải cụ thể, rõ ràng, tránh tình trạng quy hoạch “treo” từ năm này sang năm khác mà không biết đến bao giờ thực hiện.

* Ông Trần Minh Tú (chủ tịch UBND P.Hiệp Bình Chánh, Q.Thủ Đức, TP.HCM):

Hướng dẫn, tuyên truyền và giám sát chặt

Việc tuyên truyền cho chủ nhà ngay từ đầu rất quan trọng. Khi người dân đăng ký khởi công xây nhà, UBND phường đã có một bản hướng dẫn người dân những quy định trong quá trình xây dựng. Trong đó có ghi nhận những trường hợp vi phạm cụ thể đã xảy ra trên địa bàn phường, những đặc thù của khu vực người dân đăng ký xây dựng và trên địa bàn phường. 

Cán bộ địa chính xây dựng khi kiểm tra công trình cụ thể cũng nhắc nhở chủ nhà những lỗi dễ gặp phải trong quá trình xây dựng. Nếu quan sát thấy những chi tiết tại công trình có nguy cơ phát sinh sai phép cũng nhắc nhở người dân điều chỉnh công trình hoặc điều chỉnh giấy phép xây dựng.

Ngoài ra, phường cũng thường xuyên theo dõi, giám sát địa bàn. Nhà nào chuẩn bị xây dựng đều được nhắc nhở, hướng dẫn quy trình xin phép xây dựng. 

Những khu vực cấm xây dựng cũng được giám sát chặt chẽ, xử lý kiên quyết ngay từ đầu không để công trình mọc lên rồi tháo dỡ gây lãng phí.

* Ông Trần Trọng Tuấn (giám đốc Sở Xây dựng TP.HCM):

ttr_3922-3(read-only)

Ảnh: TỰ TRUNG

Sòng phẳng, rõ ràng với dân

Quy định về chế tài xử phạt trong lĩnh vực xây dựng cần phải kiên quyết thì mới giữ vững được trật tự xây dựng.

Có thời điểm việc cho phép nộp tiền để tồn tại công trình vi phạm là cần thiết, phù hợp với tình hình kinh tế – xã hội, trình độ dân trí… Tuy nhiên, hiện nay không thể cứ cho nộp phạt để tồn tại phần công trình sai phạm được. Đã đến lúc cần phải kiên quyết.

Vấn đề là phải sòng phẳng, rõ ràng giữa cơ quan quản lý nhà nước với người dân.

Muốn cấp phép xây dựng phải dựa trên quy hoạch chi tiết 1/500, quy chế quản lý kiến trúc. Cơ quan nhà nước cần phải công bố công khai quy hoạch, căn cứ vào quy hoạch đó sẽ cấp giấy phép xây dựng cho người dân.

Nếu sau đó người dân cố tình thực hiện sai sẽ bị xử lý nghiêm.

D.N.HÀ – TIẾN LONG ghi