10/01/2025

Để bớt cái xấu, cái ác: guồng máy quản lý phải nghiêm minh

Phản hồi bài viết “Làm gì để bớt cái xấu, cái ác?” nhiều ý kiến cho rằng cần xây dựng cộng đồng đạo đức trên cơ sở một guồng máy quản lý xã hội hoạt động hiệu quả, thượng tôn pháp luật và cổ vũ những điều tốt đẹp.

 

Để bớt cái xấu, cái ác: guồng máy quản lý phải nghiêm minh.

 

 Phản hồi bài viết “Làm gì để bớt cái xấu, cái ác?” nhiều ý kiến cho rằng cần xây dựng cộng đồng đạo đức trên cơ sở một guồng máy quản lý xã hội hoạt động hiệu quả, thượng tôn pháp luật và cổ vũ những điều tốt đẹp.

Giáo dục đạo đức cho công dân cần phải được hậu thuẫn bởi guồng máy quản lý xã hội dựa trên tinh thần thượng tôn pháp luật, nếu không, những bài học đạo đức sẽ trở nên sáo rỗng và nhàm chán” 

PGS.TS TRẦN THANH ÁI

 

 

Làm gì để bớt cái xấu, cái ác?Làm gì để bớt cái xấu, cái ác?

TTO – Cái xấu, cái ác đang có biểu hiện rộ lên ngày càng nhiều trong xã hội hiện tại. Làm gì để ngăn chặn những điều đó từ trong trứng nước?

Chưa bao giờ cách hành xử của người Việt lại thu hút sự quan tâm của xã hội như hiện nay. Mỗi ngày, báo chí đăng tải rất nhiều tin tức liên quan đến những hành vi xấu xí, vô đạo đức, thậm chí là tội ác trong cộng đồng.

Dù là chuyện xảy ra trong nhà hay ngoài xã hội, tất cả đều có nguồn gốc chung, đó là sự suy thoái của nền tảng đạo đức xã hội, khiến cho mọi giá trị đều bị đảo lộn: cái chân, cái thiện và cái mỹ phải lùi bước trước cái gian dối, cái xấu xa và cái ác độc. 

Và hệ quả là những hành động bất lương, gian ác chẳng những không bị khắc chế, mà còn có điều kiện sinh sôi nảy nở tràn ngập trong cộng đồng, lấn át cái lương thiện, cái tử tế. 

Những hành vi có văn hóa càng ngày càng hiếm hoi trong cộng đồng, và thường bị xem là “dị dạng”, “cá biệt”. Nếu không chấn chỉnh được nền tảng đạo đức xã hội, cộng đồng sẽ đối mặt với sự khủng hoảng vô cùng trầm trọng.

 

Muốn điều chỉnh được hành vi cộng đồng, phải vừa có các biện pháp điều chỉnh hành vi cá nhân (thông qua tuyên truyền, giáo dục), vừa phải chấn chỉnh guồng máy xã hội sao cho mọi công dân phải chịu sự chi phối chặt chẽ của các định chế xã hội, không ai có quyền ngoại lệ. 

Nếu chỉ tập trung vào việc giáo dục và rèn luyện cá nhân thì sẽ không bao giờ có được nền đạo đức xã hội tốt đẹp, bởi vì guồng máy quản lý xã hội luôn đóng vai trò quyết định trong việc giáo dục cá nhân; nó là cái khung quy định hành vi của các thành viên trong cộng đồng.

Nói cách khác, ngoài việc giáo dục đạo đức cho công dân, cần phải luôn luôn điều chỉnh cách thức tổ chức xã hội ngày càng hợp lý hơn, chặt chẽ hơn, nhân văn hơn, để có thể làm điểm tựa cho hành vi văn hoá. 

Guồng máy quản lý xã hội phải đóng vai trò trọng tài nghiêm minh trong việc uốn nắn, chế tài những hành vi lệch lạc, và cổ vũ, bảo vệ những hành vi phù hợp với mong đợi của cộng đồng.

Khi guồng máy quản lý xã hội hoạt động nhịp nhàng và hiệu quả, nó sẽ tạo cho mọi công dân niềm tin vào sự công bằng và do đó càng khích lệ mọi người thực hiện hành vi văn h

Có như thế thì mọi công dân mới tự giác hành xử văn minh, có ý thức trách nhiệm với cộng đồng, với môi trường sống.

Xử nghiêm cái ác, xây mầm hướng thiện

1

Ảnh: NVCC

Không một gia đình hay xã hội nào không tiềm ẩn cái xấu, cái ác. Tuy vậy một xã hội, gia đình mà pháp luật được thượng tôn, “cây roi gia pháp” đủ mạnh thì những điều xấu ác ấy có cơ hội được giảm thiểu rất nhiều.

Muốn vậy, người đứng đầu gia đình và cơ quan, đơn vị phải mang tính gương mẫu. Sự gương mẫu ấy không chỉ thể hiện bởi yếu tố văn hóa, đạo đức mà trên hết phải bằng chế tài của pháp luật. R

õ hơn, trước những vi phạm nếu có xảy ra cần được xử lý nghiêm khắc bất kể là ai, không có vùng cấm, để tất thảy cảm nhận được rằng đang sống trong xã hội mà pháp luật được thượng tôn, những vi phạm đều bị pháp luật “soi chiếu” và không ai đứng ngoài hay đứng trên pháp luật.

Liên tục gần đây nhiều vụ tiêu cực “đình đám” với các cá nhân “cốt cán” được xử lý là tín hiệu rất đáng mừng nhìn ở góc độ vừa nêu.

Những hành vi xấu ác xảy ra, suy cho cùng là sự bế tắc trong kỹ năng hóa giải tình huống. Vậy nên, những lớp học, khóa học về kỹ năng hóa giải tình huống nói chung cho nhiều dạng đối tượng cần được chú trọng hơn.

Bên cạnh đó, truyền thông cần có định hướng chiến lược trong việc truyền tải thông tin về những cái xấu, cái ác, cái tiêu cực trong xã hội theo hướng nghiêm khắc (về luật pháp) nhưng nhẹ nhàng (về miêu tả hành vi, liều lượng vụ việc) bên cạnh tăng cường tìm kiếm, biểu dương những tấm gương tốt ở các lĩnh vực khác nhau trong đời sống.

Bởi để có vườn hoa đẹp ngoài nhổ cỏ bắt sâu, còn cần phải gieo mầm hoa và tưới nước, bón phân.

KTS LÊ CÔNG SĨ

PGS.TS TRẦN THANH ÁI