Cần ‘rót’ ngân sách cho cả trường tư cung cấp dịch vụ công
Cách thức tổ chức, vận hành ra sao để thực hiện được chủ trương nhiều bộ sách giáo khoa; làm thế nào để đảm bảo công bằng cho học sinh ở khu vực trường công lập và tư thục… là những vấn đề chuyên gia góp ý khi thảo luận nội dung sửa đổi của luật Giáo dục.
Cần ‘rót’ ngân sách cho cả trường tư cung cấp dịch vụ công.
Cách thức tổ chức, vận hành ra sao để thực hiện được chủ trương nhiều bộ sách giáo khoa; làm thế nào để đảm bảo công bằng cho học sinh ở khu vực trường công lập và tư thục… là những vấn đề chuyên gia góp ý khi thảo luận nội dung sửa đổi của luật Giáo dục.
TIN LIÊN QUAN
Chính sách không phân biệt công – tư trong giáo dục
|
Do vậy, theo tiến sĩ Nguyễn Sĩ Dũng, có 2 điểm cần phải tính về mặt tài chính trong luật này: Một là chia đều ngân sách trên tổng số HS cho cả những trường tư cung cấp dịch vụ công như trường công lập và nhà nước sẽ can thiệp về mức học phí. Hai là với những trường tư cung cấp dịch vụ giáo dục cao thì nhà nước không cần phải đầu tư và học phí là thỏa thuận giữa nhà trường và phụ huynh.
TIN LIÊN QUAN
Công bằng và chất lượng giáo dục đang bị ảnh hưởng
Bỏ kỳ thi quốc gia ra khỏi luật ?
Ông Đào Tuấn Đạt, Hiệu trưởng Trường THPT Anhxtanh (Hà Nội), cho rằng luật nên giao địa phương tổ chức việc thi lấy chứng chỉ hết môn học cho HS. Mức độ yêu cầu của đề thi giữa các địa phương có thể khác nhau phụ thuộc trình độ thực tế HS ở địa phương đó là chuyện có thể chấp nhận được, miễn là kỳ thi diễn ra nghiêm túc. Bên cạnh đó, áp dụng hình thức HS thi lấy chứng chỉ quốc gia theo môn học. Tiến tới sự công nhận có tính quốc tế chứng chỉ quốc gia. HS có chứng chỉ quốc gia môn học nào thì được miễn thi tốt nghiệp môn đó ở địa phương. HS có thể dùng kết quả thi tốt nghiệp ở địa phương và chứng chỉ quốc gia để dự tuyển vào các trường ĐH, CĐ và các trường nghề. Việc xét tuyển dựa vào kết quả môn thi tốt nghiệp hay chứng chỉ quốc gia là quyền của các trường.
Tiến sĩ Phạm Đỗ Nhật Tiến, nguyên trợ lý Bộ trưởng Bộ GD-ĐT, cho rằng tiếp cận theo hướng thi cử để lấy văn bằng, chứng chỉ đã không còn phù hợp khi nói đến một nền giáo dục mở. Theo ông Tiến, cùng việc ban hành khung trình độ quốc gia, người học chỉ cần hoàn thành chương trình đào tạo, đạt yêu cầu về chuẩn đầu ra của bậc trình độ nào đó thì được cấp văn bằng tương ứng.
|
Tuệ Nguyễn