28/11/2024

Bài Chòi Trung bộ vừa được công nhận là di sản nhân loại

Lúc 15h10 ngày 7-12, phiên họp Uỷ ban liên Chính phủ Công ước 2003, lần thứ 12 của UNESCO tại Hàn Quốc, di sản nghệ thuật Bài chòi Trung bộ Việt Nam đã được UNESCO ghi danh tại Danh sách Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại.

 

Bài Chòi Trung bộ vừa được công nhận là di sản nhân loại

 

Lúc 15h10 ngày 7-12, phiên họp Uỷ ban liên Chính phủ Công ước 2003, lần thứ 12 của UNESCO tại Hàn Quốc, di sản nghệ thuật Bài chòi Trung bộ Việt Nam đã được UNESCO ghi danh tại Danh sách Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại.


 

Biểu diễn bài chòi cổ dân gian ở huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định – Ảnh tư liệu TT

Biểu diễn bài chòi cổ dân gian ở huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định – Ảnh tư liệu TT

Theo thông tin từ Cục Di sản văn hoá, nghệ thuật Bài chòi Trung bộ Việt Nam (ở các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa và Đà Nẵng) là một loại hình nghệ thuật đa dạng kết hợp âm nhạc, thơ ca, diễn xuất, hội họa và văn học.

Bài chòi có hai hình thức chính: chơi Bài chòi và trình diễn Bài chòi. Chơi Bài chòi liên quan đến một trò chơi thẻ bài trong chòi tre vào Tết Nguyên đán. 

Trong các buổi trình diễn của Bài chòi, anh chị Hiệu biểu diễn trên chiếu cói, hoặc di chuyển từ nơi này đến nơi khác hoặc trong những dịp riêng tư của các gia đình.

 

Những người lưu giữ và thực hành nghệ thuật Bài chòi là các anh chị Hiệu, những nghệ nhân biểu diễn Bài chòi đơn lẻ và những nghệ nhân làm thẻ bài.

Bài Chòi Trung bộ vừa được công nhận là di sản nhân loại - Ảnh 1.

Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL Đặng Thị Bích Liên và đoàn Việt Nam vui mừng khi Bài Chòi được công nhận là di sản thế giới – Ảnh: Cục Di sản văn hoá cung cấp

Nghệ thuật Bài chòi là một hình thức sinh hoạt văn hóa và giải trí trong cộng đồng làng xã. 

Người trình diễn và gia đình họ đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ các hình thức thực hành bằng cách giảng dạy các bài bản, kỹ năng ca hát, kỹ thuật trình diễn và phương pháp làm thẻ bài cho các thế hệ trẻ.

Cùng với cộng đồng, những người này đã thành lập gần 90 đội, nhóm và câu lạc bộ để luyện tập và truyền dạy nghệ thuật Bài chòi, thu hút sự tham gia rộng rãi của cộng đồng.

Hầu hết, nghệ nhân đều được học kỹ năng, kỹ thuật hô, hát Bài chòi trong gia đình, chủ yếu thông qua phương pháp truyền miệng.

Tuy nhiên, một số nghệ nhân Bài chòi ngày nay cũng truyền dạy kiến ​​thức và kỹ năng trong các hội, các câu lạc bộ và trường học.

Bài Chòi Trung bộ vừa được công nhận là di sản nhân loại - Ảnh 3.

Hát chòi Bình Định – Ảnh tư liệu TT

Lưu luyến điệu bài chòiLưu luyến điệu bài chòi

TTCT – Ở Hội An, thông thường bài chòi chỉ được tổ chức vào tối thứ bảy hằng tuần và vào những ngày rằm, khi đó phố cổ sẽ được thắp đèn lồng, bài chòi vang lên trong một khung cảnh thơ mộng, yên bình. Nhưng những ngày diễn ra lễ hội Việt – Nhật (từ 14 đến 16-8) vừa qua, bài chòi được tổ chức hăng đêm.

Bài chòi Phú Yên di sản văn hóa phi vật thể quốc giaBài chòi Phú Yên di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

TTO - Ngày 21-11, UBND tỉnh Phú Yên tổ chức lễ đón nhận bằng Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Nghệ thuật Bài chòi tỉnh Phú Yên.

V.V.TUÂN