28/11/2024

Gỡ vướng chính sách để bảo vệ trẻ em

Đó là một trong những yêu cầu của phó thủ tướng Vũ Đức Đam khi đi kiểm tra nhóm trường mầm non tại Đồng Nai.

 

Gỡ vướng chính sách để bảo vệ trẻ em.

 

 Đó là một trong những yêu cầu của phó thủ tướng Vũ Đức Đam khi đi kiểm tra nhóm trường mầm non tại Đồng Nai.



Gỡ vướng chính sách để bảo vệ trẻ em - Ảnh 1.

Phó thủ tướng Vũ Đức Đam thăm hỏi một nhà trẻ ở P. Long Bình Tân, TP Biên Hòa – Ảnh: H.MI

Ngày 5-12, phó thủ tướng Vũ Đức Đam cùng các bộ ngành đã đi khảo sát, kiểm tra các nhóm trường mầm non, khu nhà trọ tại tỉnh Đồng Nai.

Tại TP Biên Hòa, phó thủ tướng đã đến các trường mầm non tư thục ở phường Long Bình Tân, Long Bình – nơi có đông công nhân làm việc ở các khu công nghiệp Biên Hoà 1, Biên H 2 gửi trẻ ở trường mầm non tư, nhóm trẻ, kiểm tra việc ăn ở, sinh hoạt của trẻ. 

Phó thủ tướng cũng đến khu nhà trọ công nhân ở phường Long Bình tìm hiểu mức sống, chỗ ở của công nhân.

Lo bạo hành, vướng chính sách

 

Ông Nguyễn Phú Cường – bí thư Tỉnh uỷ Đồng Nai – cho biết việc tăng dân số, công nhân đến tỉnh làm việc kéo theo nhu cầu về chỗ giữ trẻ rất lớn. Gần đây việc chăm lo cho trẻ mầm non được chú trọng nhưng cái vướng lớn nhất là các nhóm giữ trẻ xây dựng đề án để thẩm định làm trường mầm non thì vướng chính sách đất đai.

Giải thích những tồn tại trên, bà Nguyễn Hoà Hiệp – phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai – cho biết tại Đồng Nai có khoảng 1 triệu lao động làm việc ở các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, trong đó có khoảng 700.000 lao động đến từ các tỉnh thành. 

Công nhân ở độ tuổi trẻ, lập gia đình, sinh con nên nhu cầu tìm chỗ gửi trẻ rất lớn, nhất là ở khu vực TP Biên H

Ngoài các trường tư thục, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục có quy mô lớn, địa bàn vẫn còn các nhóm trẻ, lớp mầm non tư thục có quy mô nhỏ lẻ, tự phát thường tận dụng hoặc cải tạo nhà ở làm phòng giữ trẻ, diện tích chật hẹp, thiếu công trình vệ sinh, sân chơi, bếp ăn nên không đảm bảo các điều kiện chăm sóc, giáo dục, đảm bảo an toàn cho trẻ. 

Trong khi đó, sau nghỉ hậu sản nữ công nhân phải gửi con đi làm nhưng trường mầm non công lập chỉ ưu tiên nhận trẻ có hộ khẩu, không nhận trẻ 6-24 tháng tuổi. Nhiều nữ công nhân phải xin nghỉ việc để chăm con, hoặc mang con đến nhóm trẻ tư thục, trả chí phí cao hoặc mang gửi trẻ ở các nhóm trẻ tự phát, không phép…

“Các nhóm trẻ tư thục (dưới 50 em) thường dùng nhà ở, hoặc đất ở sau đó xin giấy phép hoạt động giữ trẻ. Khi số trẻ vượt quá quy định muốn nâng cấp lên trường cũng bị vướng bởi quy định đất ở phải phù hợp quy hoạch sử dụng đất, phải điều chỉnh đất ở qua làm đất giáo dục mới được cấp phép…” – bà Hiệp giải thích.

Gỡ vướng chính sách để bảo vệ trẻ em - Ảnh 3.

Phó thủ tướng Vũ Đức Đam hỏi thăm một trẻ ở trường mầm non tư thục tại P. Long Bình, TP Biên Hoà – Ảnh: H.MI

Gỡ vướng chính sách để bảo vệ trẻ em - Ảnh 4.

Ông Vũ Đức Đam nghe giáo viên phản ảnh điều kiện sinh hoạt, ăn ở tại một trường mầm non tư thục – Ảnh: H.MI

Sau khi được yêu cầu phải nói thật những tồn tại, vướng mắc còn đang diễn ra trong việc chăm sóc trẻ em, đại diện Phòng GD-ĐT TP Biên Hòa cho biết hiện TP có 118 nhóm trẻ dưới 10 em/nhóm. 

Theo quy định, nhóm trẻ này chỉ cần cam kết với chính quyền xã, phường sau đó Phòng GD-ĐT yêu cầu học 3 tháng chuyên môn. Nhưng trên thực tế người giữ trẻ thường quá tuổi lao động, thậm chí có trường không biết chữ. Thường họ giữ cháu rồi người quen mang đến gửi để đi làm…

Đề cập vấn đề trên, đại diện Bộ LĐ-TB&XH giải thích gần đây xảy ra bạo hành trẻ em nhiều nên điều lo lắng nhất là phụ huynh gửi trẻ ở nhóm lớn dưới 10 em. 

“Nhóm này rất đáng lo ngại vì chủ yếu giao cho gia đình quen biết, cụ già. Thậm chí có trường hợp giữ trẻ nhưng chưa bao giờ chăm con” – vị này cảnh báo.

Thực tiễn khác thì phải sửa chính sách

Phó thủ tướng Vũ Đức Đam nói qua kiểm tra cho thấy thực tiễn rất sinh động, khác với chính sách ban hành: ”Đơn cử, các nhóm trẻ tư thục tôi đi kiểm tra thấy có hơn 50 trẻ. Như vậy theo quy định phải lập trường. Nếu ‘tuýt còi’ thì sao”?

“Thực tiễn nhiều nhóm trẻ ở Đồng Nai quản lý tốt nhưng dựa vào thông tư thì số trẻ vượt quy định, phải phải lập trường. Từ thực tiễn này, Bộ GD-ĐT phải xem lại thông tư để sửa” – ông Đam nói và yêu cầu rà soát cả nghị định hướng dẫn về thi hành Luật Đất đai để gỡ vướng trong việc sử dụng đất cho giáo dục.

 

Gỡ vướng chính sách để bảo vệ trẻ em - Ảnh 6.

Phó thủ tướng Vũ Đức Đam thăm chỗ ăn ở của một nữ công nhân tại P. Long Bình – Ảnh: H.MI

Dẫn các trường hợp bạo hành trẻ em gần đây, ông Đam cho rằng mục đích rà soát, chỉnh sửa các quy định là quản lý cho thật tốt về việc chăm sóc, dạy dỗ ở các trường, nhóm trẻ, không để xảy ra bạo hành.

Tại cuộc họp, phó thủ tướng Vũ Đức Đam cũng lưu ý Bộ GD-ĐT và các bộ ngành cần tính toán nguồn lực, mức thu phí giữa trường công và trường tư thục mầm non. Bởi bất cập hiện nay trường công học phí thấp, trường tư cao nên cần có chính sách khuyến khích, cân đối để thực hiện xã hội hoá giáo dục nhằm đáp ứng nhu cầu chỗ học hành của trẻ.

Đối với nhà ở xã hội cho công nhân, ông Đam nói: “Các nhà trọ giống nhau. Nhiều người ở đây cũng rất khổ nhưng gặp nhiều chủ nhà trọ tốt bụng. Do vậy Đồng Nai tiếp tục đưa ra cách chính sách ưu đãi để kêu gọi doanh nghiệp đầu tư vì bản chất doanh nghiệp làm được nhà ở xã hội thì thực chất là giúp lao động nghèo”.

H.MI