11/01/2025

Mạng lưới hố ga sẽ giúp chống ngập ở TP.HCM

Các nhà khoa học đánh giá nguyên nhân khiến TP.HCM ‘chống mãi không hết ngập’ là do không có một hệ thống thoát nước bài bản.

 

Mạng lưới hố ga sẽ giúp chống ngập ở TP.HCM

Các nhà khoa học đánh giá nguyên nhân khiến TP.HCM ‘chống mãi không hết ngập’ là do không có một hệ thống thoát nước bài bản.

 

 

 

Cần hơn 1.000 tỉ đồng để chống ngập đường Nguyễn Hữu Cảnh /// Ảnh: Ngọc Dương

Cần hơn 1.000 tỉ đồng để chống ngập đường Nguyễn Hữu CảnhẢNH: NGỌC DƯƠNG

Tại buổi báo cáo khoa học “Cát xây dựng và cát hút – Lý giải khoa học về sạt lở trên diện rộng và ngập nước đô thị” của Giáo sư – tiến sĩ Nguyễn Văn Đạt vào hôm qua, các nhà khoa học đánh giá nguyên nhân khiến TP.HCM “chống mãi không hết ngập” là do không có một hệ thống thoát nước bài bản.
Chống ngập bằng “hệ thống ống nhựa”
Trong báo cáo khoa học của mình, Giáo sư Đạt cho rằng muốn chống ngập lâu dài ở TP.HCM, phải xem nước mưa là nguồn tài nguyên có nhiều lợi ích cần khai thác. Từ tinh thần trên, ông đưa ra mô hình một mạng lưới các hố ga chứa nước mưa. Từ đây, nước mưa sẽ chảy vào hệ thống ống đặt ven đường, ra sông, rạch, nơi có hồ chứa khu vực để tạo mảng xanh đô thị. 

 
 
Cũng tại buổi báo cáo, nhiều chuyên gia nhận định việc hút cát tràn lan là nguyên nhân chủ yếu của tình trạng sạt lở, lún sụt đang đe doạ tất cả các tỉnh, thành trên cả nước. Trong nghiên cứu của mình, Giáo sư – tiến sĩ Nguyễn Văn Đạt chỉ rõ rời rạc đất và xê dịch địa tầng là 2 tác hại chính yếu của sạt lở, có thể trừ khử bằng 2 giải pháp: bơm sâu xi măng và vật nặng cản trở.

 


Hướng đến của mạng ống này còn có thể là các trụ PCCC ở các khu công nghiệp, nhà máy, kho tàng, siêu thị, khu dân cư…, nơi có công nghệ xử lý nước mưa thành nước sinh hoạt để cấm khai thác nước ngầm; về ngoại thành đáp ứng nhu cầu tưới tiêu hay trở thành một kho chứa nước như các hồ. Người dân ở các tỉnh lân cận cũng có thể dùng lượng nước mưa thu được để xây dựng các hồ nuôi thủy sản, nâng cao thu nhập.
Song song với mạng lưới ống này có một nhánh hút nước từ triều cường có đường kính lớn hơn hút từ những hố ga lớn hơn. Một phần hoàòa nhập vào mạng nước mưa, một phần hướng vào hồ chứa ở ngoại ô. Những vị trí trọng điểm như đường Nguyễn Hữu Cảnh cần có thiết kế riêng để ống nước dẫn thẳng ra sông và phải có đối sách với triều cường. Theo ông Đạt, nước mưa từ hố ga có thể chảy vào hệ thống ống
nhờ lệch cao trình nên không cần ống có đường kính lớn, chỉ khoảng 600 mm là phù hợp. Do đây không phải hệ thống kênh hở nên hoàn toàn không tốn đất.
“Tóm lại, chống ngập thành phố cần một hệ thống ống nhựa xuất phát từ các khu trung tâm đến những nơi có nhu cầu sử dụng và những nơi có nhiệm vụ tích trữ nước mưa là các hố thu, hồ chứa”, ông kết luận.

Xây hồ chứa nước ở nhà dân

Ý tưởng của Giáo sư – tiến sĩ Nguyễn Văn Đạt nhận được nhiều ý kiến đồng tình của các nhà khoa học. Ông Hà Ngọc Trường, Phó chủ tịch Hiệp hội Cầu đường, cảng TP.HCM, đánh giá để TP.HCM hết ngập, công tác thoát nước là quan trọng hàng đầu, không thể phụ thuộc vào máy bơm, chống ngập theo kiểu ngập đâu bơm đó.
Trước đây, trên địa bàn TP có rất nhiều hồ mang chức năng chứa nước, điều tiết nước mặt. Tuy nhiên sai lầm trong quy hoạch đã khiến các hồ bị lấp, thay thế hoàn toàn bằng nhà ở, cao ốc. Giải pháp duy nhất để sửa sai thời điểm này là phải khôi phục lại hệ thống thoát nước của TP. Ông cho biết theo nghiên cứu, toàn bộ hệ thống thoát nước ở đường Nguyễn Hữu Cảnh hiện nay đã hỏng hết, không thoát được nước nên luôn trong tình trạng cứ mưa là ngập. Để khôi phục lại toàn bộ hệ thống, cần đến hơn 1.000 tỉ đồng. TP nên xã hội hoá để tư nhân làm.
“Dùng máy bơm công suất quá lớn trong thời gian dài sẽ khiến khu vực này nhanh chóng sạt lở, lún sụt, ảnh hưởng đến kết cấu, mố cầu đoạn metro và còn gây ô nhiễm môi trường nước ở sông Sài Gòn”, ông Trường cảnh báo và dẫn chứng ở Nhật, TP nào cũng phải xây hồ điều tiết để thoát nước, đồng thời dự trữ, sử dụng hệ thống nước mưa.
“VN cũng nên đưa vào quy định có tính chất nhà nước, yêu cầu mỗi cụm dân cư, khu đô thị đều phải có một hồ điều tiết dung tích phù hợp. Chống ngập mà không theo nguyên lý khoa học thì chống mãi cũng không thành công”, ông Trường nói.
Một vị chuyên gia khác nêu giải pháp, ngoài việc tận dụng các khu vực trống trong quy hoạch để xây dựng các hồ điều tiết tập trung, TP.HCM nên ra chính sách biến nhà ở thành những hồ chứa nước thiên nhiên, hay còn gọi là hồ điều tiết phân tán. Theo đó, mỗi nhà sẽ xây 2 bồn nước, một bồn trên cao, thu nước mưa dùng để tắm rửa, giặt giũ, vệ sinh. Bồn thứ 2 hút nước từ mạch ngầm dưới đất lên, có thể dùng trong nấu nướng, sinh hoạt hằng ngày.
“Mô hình này ở Nhật đã triển khai phổ biến từ rất lâu. Tất nhiên trong điều kiện hiện tại không phải gia đình nào cũng có đủ điều kiện để thực hiện. Tuy nhiên, nên có quy định đối với các khu đô thị mới và TP có thể đưa ra các chính sách khuyến khích như hộ gia đình nào làm hồ thu nước trong nhà sẽ được Công ty cấp thoát nước TP ưu tiên giảm giá thành hằng tháng”, vị này đề xuất.

 

Mai Hà