10/01/2025

Phải đi đôi với điều kiện làm việc và thu nhập

Trong vấn đề nâng cao chất lượng nguồn lực con người cho nền giáo dục ĐH, theo nhiều chuyên gia, nút thắt của giải pháp chính là phải trả lương thoả đáng, tạo môi trường làm việc tốt, từ đó mới tạo động lực thúc đẩy cả hệ thống.

 Đào tạo tiến sĩ như thế nào để tránh lãng phí?:

Phải đi đôi với điều kiện làm việc và thu nhập.

 

Trong vấn đề nâng cao chất lượng nguồn lực con người cho nền giáo dục ĐH, theo nhiều chuyên gia, nút thắt của giải pháp chính là phải trả lương thoả đáng, tạo môi trường làm việc tốt, từ đó mới tạo động lực thúc đẩy cả hệ thống.

 

 

 

 

Sinh viên sau đại học làm nghiên cứu khoa học tại Trường ĐH Bách khoa TP.HCMẢNH: ĐÀO NGỌC THẠCH

Theo nhiều nhà khoa học, nếu thực sự cần đào tạo 9.000 tiến sĩ (TS) chất lượng quốc tế thì cho dù dành hẳn cả 12.000 tỉ đồng theo đề án Nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục ĐH của Bộ GD-ĐT cũng chẳng thấm vào đâu.
Phải đi đôi với điều kiện làm việc và thu nhập - ảnh 1

TIN LIÊN QUAN

Đào tạo tiến sĩ thế nào để tránh lãng phí?

Việc đầu tư ngân sách đào tạo tiến sĩ như thế nào để tránh lãng phí là vấn đề dư luận quan tâm trước dự thảo đề án nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục ĐH của Bộ GD-ĐT dự kiến lên đến 12.000 tỉ đồng.
Tiền vào nhà khó như gió vào nhà trống
Theo tính toán của giới chuyên môn, các con số 9.000 TS, 12.000 tỉ đồng thoạt tiên có vẻ lớn nhưng tính chi li thì không bõ bèn so với nhu cầu tổng thể nguồn lực của một nền ĐH hiện đang rất èo uột của nước nhà (tỷ lệ giảng viên có trình độ TS mới chỉ đạt 23%).
TS Lê Trường Tùng, Chủ tịch HĐQT Trường ĐH FPT, phân tích: “Nếu lấy con số 5.000 TS dự kiến sẽ được đào tạo ở nước ngoài chia bình quân cho khoảng 300 trường ĐH và viện nghiên cứu thì bình quân mỗi nơi chỉ được thêm khoảng 15 – 20 TS. Đây là con số trong 8 năm (2018 – 2025), tức mỗi năm trung bình được cử 2 người tham gia. Như vậy, đây không phải là con số lớn”.
Còn theo Giáo sư Nguyễn Tiến Dũng, ĐH Toulouse (Pháp), nếu khoản đầu tư trên chia đều cho mỗi TS tương lai, mỗi suất đào tạo chỉ được đầu tư 1,3 tỉ đồng. GS Dũng so sánh: “Tiền nào của đấy. Nếu muốn chất lượng quốc tế thì giá thành cũng phải quốc tế. Mà so với quốc tế thì 1,3 tỉ đồng là quá rẻ. Ở Mỹ 5 năm làm TS nhẹ ra tổng chi phí cũng là 300.000 USD, gấp 5 lần thế”.
Trả lương thoả đáng
Theo Giáo sư Nguyễn Tiến Dũng, muốn giải quyết vấn đề cần phải thay đổi cách tiếp cận về quá trình đào tạo TS. Nếu từ trước các cơ sở đào tạo trong nước xem các nghiên cứu sinh (NCS) là những người đi học thì nay cần phải xem họ là những người đi làm. Bởi bản thân làm NCS, họ có đóng góp cho xã hội, bằng các công việc nghiên cứu.
“Theo cách tiếp cận hiện đại ở các nước tiên tiến thì “làm TS” cũng là làm việc, theo nghĩa công việc được trả lương, có hợp đồng lao động hẳn hoi. Ở một số nơi thì việc làm đó phải hiểu là việc phụ tá cho giáo sư, phụ giúp về nghiên cứu/giảng dạy, và lương có thể bị trừ bớt đi khoản gọi là học phí nhưng có trừ thì vẫn còn đủ sống”, Giáo sư Dũng cho biết.
Anh Nguyễn Bảo Huy, NCS ở ĐH Lille 1 (Pháp) và ĐH Sherbrooke (Canada) cũng cho rằng với bất kỳ hệ thống đào tạo ĐH nào của thế giới thì lực lượng nghiên cứu khoa học năng suất nhất, máu lửa nhất chính là các NCS. Vì thế, nếu mục tiêu là nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học của các trường ĐH và cơ sở nghiên cứu ở VN thì đào tạo TS tốt bằng nội lực trong nước là giải pháp tối ưu. Mà muốn NCS yên tâm ở lại trong nước và toàn tâm toàn ý làm nghiên cứu thì nút thắt của giải pháp chính là phải trả lương thỏa đáng cho họ.
“Một số lượng lớn NCS trên thế giới hưởng lương (học bổng) từ ngân sách các quốc gia thông qua các quỹ nghiên cứu. Số lượng còn lại được đầu tư từ các hợp đồng với doanh nghiệp. Đại đa số NCS phải có lương và các khoản đầu tư khác đến từ hai nguồn là ngân sách hoặc hợp đồng với doanh nghiệp”, anh Huy cho biết.
Cũng theo anh Huy, đầu tư lương/học bổng cho NCS là điều kiện tiên quyết. Có thể trực tiếp cấp học bổng cho NCS hoặc gián tiếp bằng cách trả lương qua dự án đầu tư cho giáo sư. Anh Huy nói: “Dẫu có thầy giỏi, trò giỏi, có điều kiện nghiên cứu tốt, mà NCS không có lương thì vẫn rất khó toàn tâm toàn ý làm luận án”.
Tiếp cận trên một góc nhìn, Giáo sư Dũng nhận xét: “1,3 tỉ đồng cho một dự án làm TS chất lượng quốc tế là ít chứ chẳng phải nhiều. Nhưng chất lượng đào tạo phải đi đôi với điều kiện làm việc và thu nhập, không thì chỉ là đầu voi đuôi chuột”.
Ý kiến:
Hỗ trợ phát triển nâng cao chất lượng nguồn lực
Trong bối cảnh tự chủ ĐH, nhà nước không chi thường xuyên cho các trường nữa, nhưng vẫn cam kết hỗ trợ các trường, thì hiệu quả nhất chính là hỗ trợ phát triển nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Với đào tạo trong nước thì phải gắn đào tạo với đầu tư nghiên cứu, trong đó giải pháp cấp học bổng cho NCS là điều kiện cần, bởi có thế mới thu hút được người giỏi làm NCS, từ đó nâng cao chất lượng đào tạo. Còn học phí, thường đơn vị nào cử người đi học thì đơn vị ấy hỗ trợ. Như thế chắc chắn chất lượng đào tạo sẽ lên. Việc gửi NCS đi học ở nước ngoài, dự thảo đề án quy định cũng hợp lý, đấy là giao cho các trường làm đề án, tự tìm trường để chủ động gửi người đi chứ không để cho NCS tự tìm trường như cách đã làm trước đây với đề án 322 và 911. Với cách thức này, các trường sẽ có cơ hội gửi được nhiều người đi với chi phí giảm so với một suất đi học thông thường.
PGS Hoàng Minh Sơn (Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội)
Nên ưu tiên đầu tư cho các giáo sư
Chất lượng của TS phụ thuộc phần nhiều vào người thầy của họ. Một giáo sư giỏi có thể cùng lúc hướng dẫn nhiều NCS, vì họ cập nhật được các vấn đề nghiên cứu “nóng” trên thế giới. Nếu một giáo sư như vậy được trao khoản kinh phí đáng kể, để họ có thể tăng thu nhập, giảm giờ dạy, mua sắm thiết bị, tham gia hội thảo quốc tế để trau dồi kiến thức, dám chắc hằng năm có thể cho ra lò đều đều 1 – 2 TS với chất lượng hơn hẳn.
Giáo sư Vũ Hà Văn (ĐH Yale, Mỹ)


Đề án 911 không đạt mục tiêu
Hiện tại đang thực hiện Đề án 911 từ năm 2010 – 2020 với mục tiêu đến năm 2020 đào tạo bổ sung được ít nhất 20.000 TS theo 3 phương thức: trong nước, phối hợp và toàn thời gian tại nước ngoài.
Thống kê của Bộ GD-ĐT, tổng hợp cả 3 phương thức đào tạo của đề án này thì sau 5 năm triển khai từ 2012 – 2016 có 3.819 NCS. Trong đó có 800 người đã tốt nghiệp trở về nước công tác tại các trường ĐH, CĐ. Tuy nhiên theo bộ này, Đề án 911 không đạt được mục tiêu theo kế hoạch đặt ra là đào tạo khoảng 23.000 TS cho các trường giai đoạn 2010 – 2020.
Đáng chú ý là phương thức đào tạo TS toàn thời gian ở nước ngoài dự kiến đào tạo khoảng 10.000. Tuy nhiên, trong số 2.926 ứng viên đã trúng tuyển, đến hết năm 2016 có 1.961 người đã làm thủ tục cử đi học nhưng chỉ có 567 NCS hoàn thành khoá học về nước có báo cáo tốt nghiệp với Bộ, trong đó có 560 người trở về nơi công tác theo quy định.
Theo dự thảo đề án về nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý của các trường ĐH mà Bộ GD-ĐT đang xây dựng, bộ này mong muốn nâng tỷ lệ giảng viên ĐH có trình độ TS đạt 35% vào năm 2025, nghĩa là các trường ĐH trên cả nước cần có thêm khoảng 9.000 giảng viên có trình độ TS.
Hà Ánh – Quý Hiên

 

Quý Hiên