11/01/2025

Nguy cơ từ hàng vạn xe ‘vô chủ’

Hàng vạn xe máy “vô chủ” nằm phơi mưa, phơi nắng, chiếm dụng bến bãi… không chỉ gây lãng phí tài sản, mà còn tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ.

 

Nguy cơ từ hàng vạn xe ‘vô chủ’.

Hàng vạn xe máy “vô chủ” nằm phơi mưa, phơi nắng, chiếm dụng bến bãi… không chỉ gây lãng phí tài sản, mà còn tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ.


 

 

Nguy cơ từ hàng vạn xe 'vô chủ'

Tại nhiều bãi giữ xe ở TP.HCM, rất nhiều xe máy được gửi nhưng suốt thời gian dài sau đó không có người tới lấy khiến đơn vị quản lý bãi xe chưa biết xử lý thế nào. Tính riêng bãi giữ xe sân bay Tân Sơn Nhất (P.2, Q.Tân Bình, TP.HCM), có hơn 150 xe máy “vô chủ” như thế, chiếm một khu vực rộng hơn 300 m2.
“Nếu cháy nổ thì hậu quả khó lường”
Trưa 21.11, PV Thanh Niên có mặt tại bãi giữ xe sân bay Tân Sơn Nhất. Do bãi giữ xe “vô chủ” nằm trong khu vực sân bay, vấn đề an ninh được đặt lên hàng đầu nên Công ty CP đầu tư TCP (doanh nghiệp kinh doanh bãi giữ xe tại sân bay Tân Sơn Nhất) phải cắt cử 2 bảo vệ theo dõi 24/24. Hơn một năm nay, công ty thiệt hại gần 500 triệu đồng (thuê mặt bằng, thuê người trông giữ…) cho hơn 150 xe máy trên.
Nguy cơ từ hàng vạn xe 'vô chủ' - ảnh 2

Xe máy “vô chủ” ở Bến xe Miền TâyẢNH: ĐỘC LẬP

 
 
Nguy cơ từ hàng vạn xe 'vô chủ' - ảnh 3
Thật ra, thiệt hại về kinh tế cho công ty không lo bằng tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ. Bãi xe này trong khu vực sân bay, nếu xảy ra cháy sẽ ảnh hưởng đến an ninh sân bay, hậu quả khó lường
Nguy cơ từ hàng vạn xe 'vô chủ' - ảnh 4
 
Ông Phạm Văn Châu, Phó giám đốc Công ty CP đầu tư TCP
 
“Thật ra, thiệt hại về kinh tế công ty không lo bằng tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ. Bãi xe này trong khu vực sân bay, nếu xảy ra cháy sẽ ảnh hưởng đến an ninh sân bay, hậu quả khó lường”, ông Phạm Văn Châu, Phó giám đốc Công ty CP đầu tư TCP, lo ngại. Ông cho biết giữa năm 2017, công ty có văn bản gửi Công an P.2 và UBND Q.Tân Bình nhờ được hướng dẫn thủ tục, quy trình giải quyết số xe quá hạn trên nhưng đến nay vẫn chưa nhận được hồi âm. 
Cùng thời điểm, tại bãi giữ xe của Bến xe Miền Đông (P.26, Q.Bình Thạnh), hơn 100 xe máy nằm ngoài trời, trong đó nhiều xe nằm chồng lên nhau, cũ kỹ, gỉ sét… Bà Nguyễn Thị Thanh Dung, Phó tổng giám đốc Bến xe Miền Đông, cho hay số xe này nằm đây từ năm 2009 đến nay, hư hỏng nhiều nhưng chưa xử lý được. Trước đây, bến xe thông báo cho Công an P.26 đề nghị tìm hướng xử lý phù hợp. Sau đó phường cũng lập danh sách, chuyển hồ sơ xe “vô chủ” sang Công an Q.Bình Thạnh, nhưng cấp quận trả lời không có mặt bằng để giữ số xe này.
“Cách đây 4 tháng, công an phường có xuống lấy số khung, số máy các xe để kêu gọi chủ xe đến làm thủ tục nhận lại, nhưng cũng không ai đến nhận. Để tránh xảy ra cháy nổ, trời nắng chúng tôi phải bố trí nhân viên xịt nước làm mát”, bà Dung cho biết. Một nhân viên quản lý tại đây kể cũng có vài người sau 1 năm quay lại định nhận xe, nhưng khi biết phí giữ xe hơn 4 triệu đồng, mà xe bị hư hỏng, gỉ sét nên họ bỏ đi luôn.
Nguy cơ từ hàng vạn xe 'vô chủ' - ảnh 5

Xe gửi quá thời hạn ở sân bay Tân Sơn NhấtẢNH: ĐÀM HUY

Bến xe Miền Tây (P.An Lạc, Q.Bình Tân) đang có 146 xe máy vô thừa nhận cũng gỉ sét, hư hỏng nặng, nhiều phụ tùng xe rớt ra ngoài. Theo một lãnh đạo của bến xe, sau quá 6 tháng không có ai đến nhận xe, bến xe làm báo cáo gửi công an phường nhờ giải quyết. Công an phường đến lấy số khung, số máy, biển số để thông báo công khai danh sách cho chủ xe, nhưng chỉ có 3 trường hợp đến nhận xe, còn lại vẫn bỏ mặc trong bãi. 

 
 
Mất cả năm mới thanh lý được chiếc xe
Trung tá Huỳnh Trung Phong, Trưởng PC67 Công an TP.HCM, cho hay phòng đang thực hiện các bước thanh lý “xe vô chủ” theo quy định, nhưng gặp nhiều khó khăn vì số lượng phương tiện này tăng luỹ kế theo số lượng phương tiện tạm giữ của lực lượng CSGT.
Còn theo một cán bộ của PC67, khi người điều khiển phương tiện hoặc chủ phương tiện không đến nhận xe, PC67 sẽ gửi giấy mời 3 lần (ở TP.HCM mất 1 tháng; ở tỉnh, thành mất hơn 1 tháng), bước tiếp theo đăng công khai thông tin về xe máy trên báo chí 2 lần (mất 60 ngày). Sau đó, PC67 tiến hành tra cứu có phải xe trộm, cướp; giám định số khung, số máy… Tuy nhiên, do số lượng xe quá lớn trong khi lực lượng chuyên trách giám định lại ít, nên công việc này khá chậm. Trung bình, mỗi xe bị bỏ quên mất từ 7 – 8 tháng, còn xe “có vấn đề” thì hơn 1 năm mới hoàn tất thủ tục thanh lý bán theo dạng “sắt vụn”.

 


Bãi xe bệnh viện, công an cũng quá tải
Không riêng gì bến xe hay sân bay, các bệnh viện (BV) cũng gặp tình huống tương tự. Ông Trần Cư, Tổ trưởng tổ bảo vệ BV Chợ Rẫy (Q.5), kể ngày 12.10 vừa qua, tổ bảo vệ bàn giao 24 xe máy bỏ tại BV từ năm 2012 – 2014. Điều đáng nói là những xe này được BV Chợ Rẫy báo cho công an từ năm 2014, công an xuống xác minh, giám định nhưng tới hơn 3 năm sau mới đến nhận. Sau 24 chiếc được công an giám định vào năm 2014, từ thời điểm đó đến nay bãi xe BV lại “hứng” thêm hơn 30 chiếc tương tự.
Tại BV Từ Dũ (Q.1), ông Đỗ Hồng Dân, Trưởng phòng hành chính – quản trị, cho biết hiện có 13 xe máy của khách để 3 – 4 năm nay. Đây là số xe BV thống kê, gom lại được, còn nhiều xe khác nằm rải rác trong các bãi xe của BV thì chưa thống kê. Phía BV Từ Dũ đã báo Công an Q.1 giải quyết nhiều năm qua, nhưng công an quận nói không có bãi giữ nên xe vẫn để đó, nhiều chiếc trở nên hư nát.
Nhưng xe “vô chủ” nhiều nhất lại đang tồn đọng ở kho bãi của các cơ quan công an. Theo số liệu thống kê của Phòng CSGT đường bộ – đường sắt (PC67), Công an TP.HCM (CATP), hiện có 8.556 phương tiện bị tạm giữ tại 4 kho lưu giữ tang vật vi phạm luật giao thông của phòng; trong đó 8.014 phương tiện đã quá thời hạn tạm giữ theo quy định mà người vi phạm không đến nhận. Ngoài ra, còn hàng ngàn xe tại các kho tạm giữ phương tiện vi phạm giao thông, tang vật ở công an 24 quận, huyện cũng cùng chung số phận “phơi mình ngoài mưa nắng”, trong đó nhiều phương tiện bị hư hỏng nặng như đống sắt vụn.
Lúng túng xử lý
Theo quy định hiện hành, phương tiện vi phạm hành chính đã quá thời hạn tạm giữ mà không biết rõ chủ sở hữu, người quản lý, người sử dụng hợp pháp hoặc những người này không đến nhận lại phương tiện vi phạm hành chính, cơ quan công an sẽ căn cứ theo quy định (luật Xử lý vi phạm hành chính, Nghị định 81/2013/NĐ-CP, Nghị định 115/2013/NĐ-CP) tiến hành các thủ tục tịch thu phương tiện, sung vào công quỹ nhà nước. Tuy nhiên, đối với phương tiện khách “bỏ quên” tại các bãi giữ xe, thì chưa có quy định pháp luật để điều chỉnh nên chủ bãi giữ xe, kể cả cơ quan chức năng địa phương cũng lúng túng khi xử lý phương tiện này.
Ông Phạm Văn Sỹ, Giám đốc Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản TP.HCM (Sở Tư pháp), cho rằng: “Muốn “biến” tài sản bị bỏ quên, không ai đến nhận trở thành tài sản vô chủ thì phải làm động tác vô chủ. Đầu tiên, chủ bãi xe phải xác định quyền lợi của họ bị xâm phạm, nếu gom hàng ngàn xe không ai đến nhận thì chủ bãi xe mất một phần diện tích kho bãi không khai thác kinh doanh được. Từ chỗ quyền lợi bị xâm phạm mà không biết xử lý như thế nào thì họ báo cho cơ quan thẩm quyền xem xét, giải quyết”.
Nguy cơ từ hàng vạn xe 'vô chủ' - ảnh 6

Nhiều xe bị bỏ lại ở Bệnh viện Chợ RẫyẢNH: DUY TÍNH

Thế nhưng, theo ông Sỹ, phải báo cho cơ quan thẩm quyền nào giải quyết thì luật hiện lại chưa quy định. Chưa kể, với trường hợp xe bị bỏ quên không thuộc dạng vi phạm hành chính, cũng không phải là vật chứng để thực hiện các quy trình xử lý theo luật quy định thì càng “rối”. “Đây là quan hệ dân sự gửi, giữ giữa cá nhân, tổ chức với bãi xe. Chỉ còn cách doanh nghiệp chủ động báo cơ quan thẩm quyền địa phương từ công an phường, xã đến quận, huyện”, ông Sỹ nói.
Trong khi đó, ông Võ Văn Thêm, Phó viện trưởng Viện KSND cấp cao tại TP.HCM, cho rằng: “Khi nhận gửi xe, trên phiếu xe các bãi xe thường có quy định thời gian lấy xe. Như vậy, nếu quá thời gian đó quá lâu, 3 tháng hay 1 năm thì các bãi xe có quyền báo chính quyền địa phương, với thẩm quyền chức năng của mình thì mình giải quyết, không nằm trong thẩm quyền thì báo cáo cấp trên để thấy được thực trạng và đưa ra giải pháp”.
Nguy cơ từ hàng vạn xe 'vô chủ' - ảnh 7

TIN LIÊN QUAN

[ẢNH] Ngỡ ngàng một vạn xe máy không ai nhận ở TP.HCM chờ bán sắt vụn

** Không có việc tráo đổi phụ tùng tại bãi giữ xe vi phạm 
TP.HCM hiện có khoảng 10.000 xe máy vi phạm luật giao thông quá thời gian giải quyết nhưng không có người đến nhận. Tất cả số xe trên sẽ được Phòng CSGT đường bộ – đường sắt bàn giao Sở tài chính để bán ‘sắt vụn’.

Về giải pháp xử lý đối với vật bị bỏ quên này, ông Thêm gợi ý có thể thực hiện quy trình tìm chủ sở hữu đối với vật vô chủ, vật không xác định chủ sở hữu theo bộ luật Dân sự 2015. “Khi xác định được là tài sản vô chủ hay bị bỏ quên thì việc xác lập quyền sở hữu đối với tài sản vô chủ, tài sản không xác định được chủ sở hữu được thực hiện theo quy định tại bộ luật Dân sự 2015”, ông Thêm nói.

Thanh Niên