28/11/2024

Quyết sách tạo động lực để TP.HCM phát triển vì cả nước

Ông Nguyễn Thiện Nhân vừa có bài viết: Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM – động lực phát triển mới và trách nhiệm lớn của TP vì cả nước.

 

Quyết sách tạo động lực để TP.HCM phát triển vì cả nước.

Ông Nguyễn Thiện Nhân vừa có bài viết: Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM – động lực phát triển mới và trách nhiệm lớn của TP vì cả nước.

 

 

 

Cơ chế mới giúp TP.HCM khắc phục khó khăn, tạo đà phát triển  /// Ảnh: Độc Lập

 

Cơ chế mới giúp TP.HCM khắc phục khó khăn, tạo đà phát triểnẢNH: ĐỘC LẬP.

Thanh Niên xin trích một số điểm nổi bật trong bài viết.
Quyết sách tạo động lực để TP.HCM phát triển vì cả nước - ảnh 1

Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủ TP.HCM Nguyễn Thiện NhânẢNH: KHẢ HOÀ

TP.HCM là đô thị đặc biệt, diện tích chỉ chiếm 0,6% diện tích cả nước, dân số chiếm hơn 9% dân số cả nước, song đóng góp gần 22% kinh tế (GDP) và khoảng 28% tổng thu ngân sách cả nước. TP có lực lượng kinh tế tư nhân lớn nhất cả nước và là trung tâm tài chính lớn nhất cả nước; năng suất lao động của TP cao nhất cả nước, có truyền thống năng động, sáng tạo, đổi mới…

Tuy nhiên, từ năm 2010 đến nay, phát triển TP bộc lộ sự giảm tốc, thậm chí tụt hậu so với cả nước ở một số lĩnh vực (thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, xuất khẩu, tính hấp dẫn của môi trường cạnh tranh), các yếu kém về giao thông, ngập nước, chất lượng môi trường có xu hướng gia tăng. Tỷ lệ gia tăng người nghiện ma tuý cao nhất và số vụ án được xét xử ở TP nhiều nhất cả nước (chiếm khoảng 16% cả nước trong khi dân số chỉ chiếm hơn 9% dân số cả nước)…
Để khắc phục các khó khăn kéo dài nói trên, Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP chính là quyết sách đột phá, đồng bộ, kịp thời, vừa quy định khác với pháp luật hiện hành trên 5 lĩnh vực, vừa tuân thủ nghiêm Hiến pháp 2013. Hơn nữa, đây là nghị quyết cho phép thực hiện thí điểm trong 5 năm, đảm bảo quyền kiểm soát của Quốc hội trong suốt quá trình thí điểm.
Nghị quyết 54 của Quốc hội xác định 5 lĩnh vực điều chỉnh như sau:
Thẩm quyền quản lý đất đai: HĐND TP được quyền quyết định chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa từ 10 ha trở lên trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trồng lúa được Thủ tướng phê duyệt.
Thẩm quyền quản lý đầu tư: HĐND TP được quyền quyết định chủ trương đầu tư đối với các dự án nhóm A sử dụng ngân sách của TP theo quy định của luật Đầu tư công, trừ dự án quy định tại điểm a, b, c và d khoản 1 điều 8 của luật Đầu tư công.

Thẩm quyền quản lý tài chính – ngân sách nhà nước:

– HĐND TP đề xuất để Chính phủ xem xét, trình Uỷ ban Thường vụ Quốc hội quyết định áp dụng trên TP thí điểm tăng mức thuế hoặc thuế suất đối với một số hàng hoá chịu thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế bảo vệ môi trường. Mức tăng thuế hoặc thuế suất không quá 25% so với mức thuế hoặc thuế suất hiện hành.
– HĐND TP quyết định áp dụng trên địa bàn TP phí, lệ phí chưa có trong danh mục kèm theo luật Phí và lệ phí.
– HĐND TP quyết định áp dụng trên địa bàn TP tăng mức hoặc tỷ lệ thu phí, lệ phí đã được cấp có thẩm quyền quyết định đối với các loại phí, lệ phí nằm trong danh mục kèm theo luật Phí và lệ phí.
– Ngân sách TP được hưởng 100% số thu tăng thêm từ các khoản thu do việc điều chỉnh chính sách thu quy định tại khoản 1, 2 và 3 nêu trên so với quy định hiện hành để đầu tư cơ sở hạ tầng kinh tế – xã hội (KT-XH) thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách TP và không dùng để xác định tỷ lệ phần trăm (%) đối với các khoản thu phân chia giữa ngân sách trung ương và ngân sách TP.
– Căn cứ dự toán ngân sách nhà nước hằng năm đã được Quốc hội quyết định, Thủ tướng giao và căn cứ vào tình hình thực tế của TP, HĐND TP quyết định dự toán, phân bổ ngân sách TP bảo đảm phù hợp với các định hướng cơ cấu lại ngân sách, phát triển KT-XH và các lĩnh vực quan trọng theo quy định của Quốc hội và Chính phủ.
– TP được vay thông qua phát hành trái phiếu chính quyền địa phương, vay từ các tổ chức tài chính trong nước, các tổ chức khác trong nước và từ nguồn Chính phủ vay ngoài nước về cho TP vay lại với tổng mức dư nợ vay không vượt quá 90% số thu ngân sách TP được hưởng theo phân cấp.
– Ngân sách TP được hưởng 50% khoản thu tiền sử dụng đất khi bán tài sản công gắn với tài sản trên đất theo quy định của luật Quản lý, sử dụng tài sản công (sau khi đã trừ kinh phí di dời, xây dựng cơ sở vật chất tại địa điểm mới) do các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc T.Ư quản lý trên TP (trừ các cơ quan, đơn vị thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh) để đầu tư hạ tầng KT-XH thuộc nhiệm vụ đầu tư công TP.
– Ngân sách TP được hưởng số thu từ cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại các doanh nghiệp nhà nước do UBND TP quản lý và phần thu được từ thoái vốn nhà nước tại các tổ chức kinh tế do UBND TP làm đại diện chủ sở hữu. TP sử dụng nguồn thu này và ngân sách TP để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng KT-XH, kể cả đầu tư cho các dự án chống ngập của TP…
Cơ chế uỷ quyền:
– Chủ tịch UBND TP được uỷ quyền cho chủ tịch UBND quận, huyện thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch UBND TP.
– UBND TP quy định các nhiệm vụ, quyền hạn mà chủ tịch UBND cấp huyện thuộc TP được ủy quyền cho chủ tịch UBND cấp xã thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của chủ tịch UBND cấp huyện, không được uỷ quyền các nhiệm vụ, quyền hạn đã được Chủ tịch UBND TP đã uỷ quyền theo quy định tại khoản 1.
– UBND TP được quyền điều chỉnh tên gọi, chức năng, nhiệm vụ các phòng thuộc các cơ quan chuyên môn thuộc UBND TP để phù hợp với đặc điểm của TP.
Tăng thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức thuộc TP quản lý:
Theo hiệu quả công việc, với mức tăng tối đa không quá 1,8 lần mức lương ngạch bậc, chức vụ. HĐND TP quy định mức thu nhập cho các chuyên gia, nhà khoa học, tài năng đặc biệt của TP.
Nghị quyết Quốc hội quy định rất rõ: Việc thí điểm thực hiện chính sách thu ngân sách nhà nước ở TP liên quan đến thuế, phí và lệ phí phải tuân thủ các nguyên tắc:
– Bảo đảm có lộ trình phù hợp với trình độ và yêu cầu phát triển của TP; tạo môi trường sản xuất kinh doanh thuận lợi, nhất là đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, ngành, nghề ưu đãi đầu tư.
– Bảo đảm sự thống nhất của thị trường, không cản trở lưu thông hàng h, dịch vụ; thực hiện điều tiết hợp lý đối với một số hàng h, dịch vụ và nguồn thu nhập hợp pháp của tổ chức, cá nhân trên địa bàn TP.
– Công khai, minh bạch, cải cách hành chính nhà nước, bao gồm cả cải cách hành chính quản lý thuế.
Nghị quyết 54 của Quốc hội cũng đòi hỏi: Việc thực hiện các quy định về thu nhập tăng thêm phải gắn với việc sắp xếp bộ máy tổ chức, tinh giản biên chế, cải cách tiền lương theo chủ trương của Đảng, Nhà nước.
Trong 18 nội dung của cơ chế, chính sách đặc thù của TP có 12 nội dung cần có quy định của HĐND TP. Ngay kỳ họp HĐND của TP từ ngày 4 – 7.12.2017, HĐND TP sẽ có Nghị quyết về triển khai Nghị quyết của Thành uỷ về thực hiện Nghị quyết 54 của Quốc hội. Trên cơ sở Nghị quyết của Thành ủy và HĐND, UBND TP sẽ có chương trình thực hiện Nghị quyết 54 của Quốc hội 3 năm 2018 – 2020 và kế hoạch triển khai hằng năm.
Trong quá trình triển khai Nghị quyết 54 của Quốc hội và Kết luận 21 của Bộ Chính trị, Thành uỷ, HĐND và UBND TP sẽ định kỳ báo cáo và kịp thời xin ý kiến Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, Chính phủ các nội dung liên quan và các vấn đề mới phát sinh để có chỉ đạo kịp thời.
Quyết sách tạo động lực để TP.HCM phát triển vì cả nước - ảnh 3

TIN LIÊN QUAN

Trao 4 cơ chế đặc thù cho TP.HCM

Phát biểu bế mạc kỳ họp thứ 4, Quốc hội khoá 14 vào chiều 24.11, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đánh giá, số đại biểu Quốc hội chất vấn tại kỳ họp này nhiều nhất từ trước đến nay, Thủ tướng cũng đã dành nhiều thời gian nhất để trả lời chất vấn trực tiếp.

 

Nguyễn Thiện Nhân 
(Uỷ viên Bộ Chính trị – Bí thư Thành uỷ TP.HCM)