Trao đổi với báo chí sáng 25.11, ông Vũ Đình Chuẩn, Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học (Bộ GD-ĐT), cho biết vụ này đang được giao chủ trì tìm các giải pháp nhằm gỡ các nút thắt trong quản lý vấn đề dạy thêm, tuyển sinh THCS và chống lạm thu.
Quản lý dạy thêm và lạm thu.
Trao đổi với báo chí sáng 25.11, ông Vũ Đình Chuẩn, Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học (Bộ GD-ĐT), cho biết vụ này đang được giao chủ trì tìm các giải pháp nhằm gỡ các nút thắt trong quản lý vấn đề dạy thêm, tuyển sinh THCS và chống lạm thu.
Theo luật, dạy thêm không phải xin phép
Tăng lương cho GV là phù hợp
Liên quan tới quy định về chế độ tiền lương đối với nhà giáo, điều 81 của dự thảo đã bổ sung nội dung mới, trong đó xác định: “Lương của nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp”. Tiến sĩ Phạm Ngọc Thạch, thành viên ban soạn thảo, cũng khẳng định, đặt vấn đề tăng lương cho giáo viên (GV) trong điều kiện hiện nay là hoàn toàn phù hợp dù là vấn đề lớn và cực khó với nhà nước. “Năm 2012, tôi chủ trì nhiệm vụ giám sát về chương trình SGK. Lúc đó, mọi người đều cho rằng lương GV đã được nhà nước chú trọng và như thế đã là cao. Tuy nhiên, thu nhập của GV vẫn chênh lệch quá nhiều so với nhu cầu cuộc sống.
Một điểm mới trong dự thảo luật liên quan tới nhà giáo cũng đang được ban soạn thảo xin ý kiến từ cấp có thẩm quyền là quy định nâng chuẩn trình độ đào tạo GV tiểu học từ trung cấp hiện nay lên trình độ cao đẳng.
Ông Chuẩn cho rằng, không thể cấm hoàn toàn hoạt động dạy thêm, học thêm bởi đó là một nhu cầu có thật, và không chỉ có ở VN. Hiện tại, quản lý hoạt động này được quy định bởi Thông tư 17, nhưng trong thông tư này cũng chỉ đặt vấn đề cấm dạy thêm, học thêm sai quy định hoặc ép buộc học sinh học thêm… Dù hằng năm Thanh tra Bộ vẫn phối hợp với các đơn vị khác kiểm tra và kiến nghị xử lý nhiều trường hợp, hoặc các địa phương cũng trực tiếp kiểm tra và xử lý những nơi, cá nhân sai phạm, nhưng thực tế vẫn còn chuyện dạy thêm, học thêm sai quy định. Từ thực tế này Bộ nhận thấy cần phải có một công cụ hiệu quả hơn quy định hiện hành trong quản lý hiệu quả dạy thêm, học thêm.
Mặt khác, theo Thông tư 17, việc tổ chức hoạt động dạy thêm là phải xin phép, do thời điểm ban hành thông tư thì luật Đầu tư quy định đây là loại hình kinh doanh có điều kiện. Nhưng năm 2016, Quốc hội thông qua luật sửa đổi bổ sung luật Đầu tư, trong đó bổ sung danh mục các ngành nghề có điều kiện, nên dạy thêm, học thêm không phải là loại hình kinh doanh có điều kiện. Hoặc theo luật Ban hành những quy phạm pháp luật thì Bộ GD-ĐT không được ban hành những quy định về thủ tục hành chính. Do đó, việc điều chỉnh Thông tư 17 nhằm phù hợp với luật pháp hiện hành.
Ông Chuẩn phân tích, theo luật Đầu tư sẽ không có chuyện cấp phép dạy thêm. Tổ chức, cá nhân nào có nhu cầu và hội đủ điều kiện chỉ cần đăng ký kinh doanh. Tuy nhiên, để quản lý, kiểm tra, thanh tra được trong khi ngành GD-ĐT có những điều kiện đặc thù, nên vẫn phải có những quy định phù hợp. Chẳng hạn về trình độ đào tạo của người dạy, bàn ghế, cơ sở vật chất, không gian sư phạm, sự an toàn cho người học và người dạy…
“Những quy định này không phải là tiền kiểm mà là hậu kiểm. Tức là phải có những điều kiện trong quy định của chuyên ngành, để sau này đi kiểm tra thì có căn cứ, nơi nào làm sai với quy định của nhà nước sẽ bị xử lý. Và quan trọng là làm thế nào để quản lý được, chứ không phải ban hành rồi để đấy. Quản lý thế nào, những ai tham gia quản lý và làm thế nào cho hiệu quả…, đó là những câu hỏi mà chúng tôi hiện còn lắng nghe ý kiến góp ý của các chuyên gia và các nhà chuyên môn”, ông Chuẩn nói.
Thanh tra Bộ GD-ĐT vừa có văn bản yêu cầu tiếp tục triển khai công tác thanh tra dạy thêm, học thêm và thu chi đầu năm học.
Tránh lợi dụng ban đại diện cha mẹ học sinh để thu tiền
Bộ cũng đang tìm cách chấn chỉnh hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh (CMHS). Theo ông Chuẩn, từ năm 2011, sau khi rà soát các quy định liên quan, Bộ đã ban hành Thông tư 55 quy định hoạt động của Ban đại diện CMHS. Từ khi ban hành thông tư này, hoạt động của ban đại diện nhiều nơi đã xoay chuyển theo chiều hướng tích cực hơn, nhưng nhiều nơi vẫn không quản lý được, để xảy ra hiện tượng nhà trường lợi dụng ban này để thu các khoản trái quy định.
Ông Chuẩn cho biết: “Thông tư 55 đã đạt được một bước tiến đáng kể trong việc đưa ra các quy định liên quan tới hoạt động của Ban đại diện CMHS. Chẳng hạn, điều 10 quy định rõ những gì Ban đại diện CMHS được thu, những gì không được thu. Nhưng khi thực thi ở phía dưới vẫn bị “lách”. Có những nơi tuy không lạm thu nhưng Ban đại diện CMHS lại ôm việc đứng ra thu hộ nên tạo dư luận không tốt”.
Trên báo chí và mạng xã hội đang diễn ra cuộc tranh luận sôi nổi về việc bỏ hay giữ ban đại diện cha mẹ học sinh khi tình trạng lạm thu năm nào cũng diễn ra, trong đó có vai trò của tổ chức này.
Theo ông Chuẩn, dù nội dung Thông tư 55 đã khá tốt, nhưng vẫn có thể điều chỉnh để tránh gây ngộ nhận, giúp phụ huynh xác định rõ hơn vai trò của mình trong hoạt động phối hợp với nhà trường để giáo dục học sinh hiệu quả. Và phải làm sao để nổi bật vai trò của hiệu trưởng trong việc quản lý hoạt động của Ban đại diện CMHS.
“Có thể nên bỏ một số từ gây hiểu lầm, ví dụ Ban đại diện CMHS tổ chức các hoạt động, hoặc cùng với giáo viên chủ nhiệm, ban giám hiệu tổ chức… Khi có chuyện tổ chức là động đến việc thu tiền. Trong khi đó, điều quan trọng là CMHS phải chú trọng vào công tác phối hợp để giáo dục ý thức pháp luật, đạo đức, kỹ năng sống cho học sinh, vận động học sinh bỏ học đi học trở lại, vận động các tổ chức giúp đỡ học sinh khó khăn…”, ông Chuẩn bày tỏ quan điểm.
Xem xét thi tuyển đầu vào THCS ở một số trường hợp đặc biệt?
Theo ông Chuẩn, hiện Bộ GD-ĐT cũng đang tìm cách tháo gỡ những vấn đề phát sinh trong tuyển sinh đầu cấp ở THCS. Ông Chuẩn nói: “Một số trường tạm gọi là có dịch vụ chất lượng cao có số học sinh đăng ký vào nhiều hơn so với chỉ tiêu họ sẽ tuyển. Vậy những trường đó sẽ phải tuyển sinh thế nào nếu không được phép tổ chức thi? Tháng 3.2015, Bộ đã có Công văn 1258 hướng dẫn, trong đó trước hết khẳng định THCS là cấp phổ cập nên về nguyên tắc không thi tuyển đầu vào, nhưng với cơ sở giáo dục mà có số lượng đầu vào nhiều hơn so với chỉ tiêu thì xây dựng phương án và trình các cấp có thẩm quyền. Nhưng nhiều trường cho biết nếu không cho thi thì không tuyển được. Mà yêu cầu tất cả các trường THCS phải tham gia phổ cập trên địa bàn. Vậy phương án xử lý thế nào thì hiện chúng tôi vẫn đang tìm câu trả lời”.
Theo ông Chuẩn, hướng giải quyết vẫn phải đảm bảo nguyên tắc cơ bản, THCS là cấp phổ cập nên không thi tuyển vào, đảm bảo quyền lợi được học ngay trên địa bàn cho tất cả học sinh đúng tuyến. Nhưng vẫn sẽ xét đến các trường hợp cá biệt như đã nói ở trên và những nơi đó phải xây dựng phương án rồi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.