11/01/2025

Ai ngủ ngáy to thì nên… lo

Nếu gần đây bạn thường xuyên bị người thân phàn nàn chuyện ngáy quá to thì cần khắc phục càng sớm càng tốt, vừa để tránh làm phiền giấc ngủ của người khác, vừa ngăn nguy cơ rước thêm bệnh tật cho bản thân.

 

Ai ngủ ngáy to thì nên… lo

Nếu gần đây bạn thường xuyên bị người thân phàn nàn chuyện ngáy quá to thì cần khắc phục càng sớm càng tốt, vừa để tránh làm phiền giấc ngủ của người khác, vừa ngăn nguy cơ rước thêm bệnh tật cho bản thân.

 

 

 

Ngủ ngáy to không chỉ làm ảnh hưởng đến người khác mà còn có nguy cơ rước thêm bệnh vào người	 /// Ảnh: Shutterstock

Ngủ ngáy to không chỉ làm ảnh hưởng đến người khác mà còn có nguy cơ rước thêm bệnh vào ngườiẢNH: SHUTTERSTOCK

Bạn cần biết rằng ngưng thở khi ngủ là một chứng rối loạn giấc ngủ nghiêm trọng gắn liền với hiện tượng ngáy to. Những người mắc chứng ngưng thở khi ngủ lại có nguy cơ cao mắc bệnh Alzheimer, Daily Mail trích một nghiên cứu mới của Đại học New York (Mỹ) cho biết.
Theo đó, nghiên cứu này phát hiện rằng người bị ngưng thở khi ngủ thường có một loại chất đạm độc hại tích tụ trong não, có tên là beta-amyloid, gây bệnh Alzheimer, thường gặp ở người lớn tuổi gây suy giảm trí nhớ lẫn chức năng nhận thức. Chất độc nói trên hình thành từ chính hiện tượng tắc nghẽn hơi thở do ngáy to.
Không chỉ vậy, việc thiếu ô xy do ngưng thở khi ngủ còn có thể dẫn đến một số vấn đề về sức khoẻ như cao huyết áp, đột quỵ hay suy tim, tiểu đường và đau tim.
Theo Hiệp hội Giấc ngủ Mỹ, chứng ngưng thở khi ngủ ảnh hưởng đến 18 triệu người, hay nói cách khác là cứ 15 người Mỹ thì có 1 người bị ảnh hưởng. Cứ 10 người từ 65 tuổi trở lên thì có 1 người mắc Alzheimer, vốn là bệnh không thể chữa khỏi.
Chứng ngưng thở khi ngủ khiến chất lượng giấc ngủ của bạn bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Hậu quả là bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi hay đau đầu buổi sáng sau khi thức giấc, ngày ngủ gà ngủ gật, theo Men’s Health.
Do thói quen ngáy to gắn chặt với chứng ngưng thở khi ngủ nên muốn giảm bớt hiện tượng đầy nguy cơ bệnh tật này, bạn cần giảm bớt tật ngáy trước đã.
Để bớt ngáy khi ngủ, bạn có thể thử thực hiện một số nguyên tắc và thói quen cơ bản, chẳng hạn như thay đổi tư thế ngủ từ nằm ngửa thành nằm nghiêng một bên, đồng thời không nên uống rượu bia trước khi đi ngủ.
Yếu tố căn cơ nhất là bạn cần phải duy trì cân nặng cùng chế độ ăn uống lành mạnh, nếu có hút thuốc thì cố gắng bỏ càng sớm càng tốt. Ngoài ra, bạn cũng nên cho lưỡi vận động thường xuyên trước khi ngủ, bằng cách uốn cong, trượt tới lui trong khoang miệng, phát ra các nguyên âm liên tục nhiều lần. Những động tác này giúp hạn chế các cơn tắc nghẽn đường thở khi ngủ.
Rõ ràng vấn đề nằm ở việc điều chỉnh thói quen và lối sống. Nếu bạn có thể làm dịu bớt chứng ngáy to thì tình hình sẽ được cải thiện. Nhờ đó, nguy cơ mắc Alzheimer hay các bệnh khác cũng giảm theo.

 

Trần Ka