11/01/2025

Công chức làm việc ở nhà, được không?

Đề xuất cho cán bộ, công chức làm việc ở nhà và tuần chỉ đến cơ quan 1 – 2 ngày đã dấy lên làn sóng tranh luận với rất nhiều ý kiến trái chiều.

 

Công chức làm việc ở nhà, được không?

Đề xuất cho cán bộ, công chức làm việc ở nhà và tuần chỉ đến cơ quan 1 – 2 ngày đã dấy lên làn sóng tranh luận với rất nhiều ý kiến trái chiều.


 

 

Công chức, viên chức giải quyết thủ tục hành chính cho người dân tại UBND Q.12, TP.HCM  /// Ảnh: Ngọc Dương

Công chức, viên chức giải quyết thủ tục hành chính cho người dân tại UBND Q.12, TP.HCMẢNH: NGỌC DƯƠNG.

Trong thảo luận tổ tại Quốc hội về dự thảo Nghị quyết về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM ngày 14.11, đại biểu Quốc hội Ngọ Duy Hiểu (Hà Nội) đã đề xuất thí điểm cho cán bộ, công chức, viên chức (sau đây gọi tắt là công chức) ở một số lĩnh vực có thể làm việc tại nhà mà không cần phải tới cơ quan để tiết kiệm chi phí văn phòng.

Theo ông Hiểu, nhiều lĩnh vực, công chức có thể chỉ đến cơ quan 1 – 2 ngày mỗi tuần vì khi đến cơ quan chưa chắc hiệu quả làm việc đã cao hơn ở nhà.

Hành chính thì không thể ngồi nhà
Theo GS Nguyễn Minh Thuyết, nguyên Phó chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, việc quản lý cán bộ, nhân viên theo hiệu quả công việc chứ không bắt buộc họ phải tới trụ sở hằng ngày đã được thực hiện tại nhiều trường đại học, viện nghiên cứu. 

 
 
Công chức làm việc ở nhà, được không? - ảnh 2
Nếu áp dụng hình thức quản lý lao động theo cách này, người lao động giảm được chi phí đi lại, hiệu quả công việc có thể cao hơn nhờ tập trung hơn
Công chức làm việc ở nhà, được không? - ảnh 3
 
ĐBQH Ngọ Duy Hiểu
 


Tuy nhiên, đối với công chức làm việc tại các cơ quan hành chính nhà nước thì không thể áp dụng hình thức này. “Cơ quan công quyền chính là cơ quan trực tiếp giao tiếp với dân, trực tiếp phục vụ, giải quyết công việc của người dân, nếu công chức mà ngồi ở nhà thì người dân đến biết làm việc với ai?”, GS Thuyết nói.
Cùng quan điểm, TS Nguyễn Đức Thành, Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (Trường ĐH Kinh tế, ĐHQG Hà Nội), cho rằng bản chất của các cơ quan hành chính nhà nước cũng như công chức là phục vụ người dân. Họ được người dân “thuê” và cũng chính người dân đóng thuế để trả lương cho đội ngũ này. Với bản chất đó, những người làm công việc tại các cơ quan hành chính nhà nước phải đảm bảo sự thường trực để giải quyết công việc của người dân khi có nhu cầu. “Không thể áp dụng mô hình của doanh nghiệp đối với cơ quan hành chính nhà nước, bởi vì cơ chế hoạt động cũng như giám sát hiệu quả, chất lượng công việc là hoàn toàn khác nhau”, ông Thành nói.
Công chức làm việc ở nhà, được không? - ảnh 5

Một trong những nhiệm vụ quan trọng của công chức trong các cơ quan hành chính là giao tiếp, xử lý công việc của người dânẢNH: NGỌC THẮNG

Dễ phát sinh tiêu cực?
Trong khi đó, TS Vũ Hoàng Linh, giảng viên, điều phối viên Chương trình thạc sĩ chính sách công (Trường ĐH Việt Nhật, ĐHQG Hà Nội), cho rằng ý tưởng cho phép công chức cơ quan hành chính nhà nước làm việc tại nhà khó thực thi trên thực tiễn, mà tác động tới hiệu quả hoạt động của cơ quan hành chính rất mờ nhạt, thậm chí là phản tác dụng. 

 
 
Công chức làm việc ở nhà, được không? - ảnh 6
Để công chức làm việc ở nhà thì giải quyết công việc sẽ rất khó, thậm chí có thể là nguyên nhân dẫn đến nhiều vấn đề tiêu cực, tham nhũng…

Công chức làm việc ở nhà, được không? - ảnh 7
 
TS Vũ Hoàng Linh, giảng viên, điều phối viên Chương trình thạc sĩ chính sách công

 


“Rất nhiều công việc ở cơ quan hành chính cần tiếp xúc với người dân và doanh nghiệp để hỗ trợ người dân cũng như doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Nếu để công chức làm việc ở nhà thì giải quyết công việc sẽ rất khó, thậm chí có thể là nguyên nhân dẫn đến nhiều vấn đề tiêu cực, tham nhũng…”, ông Linh khuyến cáo.
TS Đinh Duy Hòa, nguyên Vụ trưởng Vụ Cải cách hành chính (Bộ Nội vụ), cũng cho rằng tại VN mà cho công chức ngồi ở nhà làm việc để nâng cao hiệu quả thì khó khả thi ở hiện tại. “Thứ nhất là tính tự giác thực thi công vụ, nhiệm vụ một cách nghiêm túc của nhiều công chức còn kém. Để có thể làm được việc ở nhà thì cán bộ phải thực sự kỷ luật, khép mình vào công việc. Bên cạnh đó, cách tổ chức hệ thống hành chính của VN vẫn chưa có sự độc lập hoàn toàn của một công chức để tự mình xử lý và chịu trách nhiệm đối với công việc để có thể làm việc tại nhà. Sự ràng buộc với đồng nghiệp, đặc biệt là với các chỉ đạo của cấp trên vẫn còn rất lớn. Vì vậy, tôi không cho rằng biện pháp này giúp ích gì lớn vào việc cải thiện hiệu quả của bộ máy hành chính hiện nay”, ông Hòa phân tích.
Chuyện của tương lai
Đánh giá đây là ý kiến đáng nghiên cứu về lâu dài, song theo ông Hà Tất Thắng, Cục trưởng Cục An toàn lao động (Bộ LĐ-TB-XH), nếu sau này có triển khai cũng chỉ nên thí điểm ở một số nghề hoạt động độc lập, nghiên cứu khoa học, giáo dục… chứ không thể áp dụng đại trà. “Chưa kể, người VN ý thức chưa cao, công nghệ thông tin chưa cho phép chúng ta ở nhà làm việc. Ngay cả những nước phát triển cũng chỉ hạn chế ở một số ngành nghề nhất định. Vì vậy, cần có lộ trình nghiên cứu đánh giá một cách đồng bộ”, ông Thắng nói.
Nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ Thang Văn Phúc cũng cho rằng ý tưởng cho công chức làm việc tại nhà đáng được nghiên cứu xem xét, song đó là câu chuyện của tương lai, khi hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin phát triển đồng bộ, con người được đào tạo đạt chuẩn, nền hành chính hiện đại hóa, chính phủ điện tử được hình thành và thành phố thông minh được triển khai. “Việc thí điểm công chức làm việc tại nhà cần có sự đồng bộ từ hệ thống công nghệ thông tin, phương tiện cho đến con người. Với VN, từ đề xuất đến khả thi vẫn còn xa lắm, nếu có thí điểm cũng phải đến 10 năm nữa hãy tính”, ông Phúc nói.
Theo ông Phúc, trong khi thế giới trình độ công nghệ thông tin đã tiến tới 4.0, xu hướng cải cách hành chính của thế giới là không có văn phòng lớn với đông người, họ làm việc qua mạng thì VN mới ở mức 2.0. “Hiện nay, mô hình chúng ta đang làm là nền công vụ kiểu cũ, nền công vụ dựa dẫm, người nọ đẩy việc cho người kia. Có những vấn đề đơn giản nhưng phải có chữ ký tổ trưởng, vụ trưởng, thứ trưởng mới giải quyết xong. Thay vì người lãnh đạo ngồi nghĩ ra chiến lược, kế hoạch thì lại sa vào giải quyết những công việc cụ thể, vụn vặt”, ông Phúc thẳng thắn.
Lãnh đạo cũng phải đổi mới cách quản trị nhân sự
Trao đổi thêm với Thanh Niên, ông Ngọ Duy Hiểu cho biết đề xuất của ông không phải cho tất cả các cơ quan và vị trí việc làm, mà chỉ chọn lựa các cơ quan nghiên cứu, trường đại học, những người đang được giao xây dựng chính sách, pháp luật, các chương trình, kế hoạch, đề án, đề tài… tại các cơ quan hành chính.
“Nếu áp dụng hình thức quản lý lao động theo cách này, có thể giảm chi phí điện nước, điện thoại, sử dụng thiết bị văn phòng, diện tích phòng làm việc của nhiều cơ quan. Người lao động cũng giảm được chi phí đi lại, tiết kiệm thời gian, hiệu quả công việc có thể cao hơn nhờ tập trung hơn”.
Theo ông Hiểu, khi công chức được làm việc tại nhà sẽ đòi hỏi lãnh đạo các cơ quan doanh nghiệp phải đổi mới cách quản trị nhân sự, quản trị công việc theo sản phẩm, kết quả công việc thông qua internet. Bên cạnh đó, nó cũng là cách để các cán bộ làm chính sách “lăn lộn vào cuộc sống, lắng nghe người dân”, thay vì đút chân gầm bàn và ngồi phòng lạnh để ban hành chính sách, khiến căn bệnh “chính sách trên trời, cuộc đời dưới đất” mỗi ngày một trầm trọng hơn.


Thu Hằng – Trường Giang