12/01/2025

Nóng chuyện kiểm soát mạng xã hội và sim rác

Tại phiên chất vấn kéo dài gần hết ngày 17.11, Bộ trưởng Bộ Thông tin – Truyền thông Trương Minh Tuấn thừa nhận chưa có biện pháp thật hữu hiệu để kiểm soát các thông tin, dòng tiền quảng cáo qua mạng xã hội của nước ngoài và dù chiếm tỷ lệ nhỏ nhưng “năng lượng đen” trên mạng xã hội gây nhiều tác động tiêu cực.

 

Nóng chuyện kiểm soát mạng xã hội và sim rác.

Tại phiên chất vấn kéo dài gần hết ngày 17.11, Bộ trưởng Bộ Thông tin – Truyền thông Trương Minh Tuấn thừa nhận chưa có biện pháp thật hữu hiệu để kiểm soát các thông tin, dòng tiền quảng cáo qua mạng xã hội của nước ngoài và dù chiếm tỷ lệ nhỏ nhưng “năng lượng đen” trên mạng xã hội gây nhiều tác động tiêu cực.
 
Facebook, Google thu trăm triệu USD nhưng không đóng thuế
Trả lời câu hỏi của đại biểu (ĐB) Triệu Thị Huyền (Yên Bái) về việc các mạng xã hội (MXH) nước ngoài như Google hay Facebook đang lấn lướt các nhà cung cấp nội: “Đề nghị Bộ trưởng đánh giá việc ngăn chặn, hạn chế thông tin xấu độc từ mạng xã hội nước ngoài?”. Bộ trưởng Trương Minh Tuấn nói đây là vấn đề toàn cầu, trừ một vài nước như Nga hay Trung Quốc có trang tìm kiếm hay MXH riêng. Ông Tuấn cho hay đã từng có doanh nghiệp (DN) VN tham vọng xây dựng MXH cạnh tranh với Facebook, Goolge, nhưng do tài chính kém nên đã đóng cửa sau 2 năm hoạt động. 



Cảnh báo về an toàn, an ninh thông tin
Chiều 17.11, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam đăng đàn trao đổi thêm về các vấn đề liên quan như quản lý MXH, chính phủ điện tử. Phó thủ tướng cũng đưa ra cảnh báo vấn đề an toàn, an ninh thông tin của VN đứng thứ trên 100, tức là trung bình yếu, nhưng các chỉ số liên quan cá nhân ở mức yếu nhất thế giới. Các chuyên gia quốc tế cho rằng người dùng internet VN dễ dãi. “Phải có chủ quyền quốc gia về an toàn, an ninh thông tin, chủ quyền thứ 5 chính là không gian mạng”, Phó thủ tướng nói.
M.Hà – C.H



“Để MXH nội phát triển cạnh tranh toàn cầu thì chính sách phải đồng bộ, ưu tiên giảm thuế và phí, phát triển nội dung số để hình thành hệ sinh thái số lớn mạnh. VN phải thực hiện mô hình 4 nhà, gồm: nhà mạng viễn thông, nhà MXH, nhà quảng cáo và nhà phát triển nội dung”, Bộ trưởng Tuấn nói.
ĐB Cao Thị Xuân (Thanh Hóa) cho rằng MXH đang lấn át thông tin. “ĐB nói vậy là gần đúng, vì thực tế thông tin trên mạng tốc độ truyền tin rất lớn, nhanh và áp đảo”, Bộ trưởng Tuấn nhìn nhận, nhưng cũng nói thêm rằng, về tổng thể, đa số người dân tin vào trung thực của báo chí, bởi đó là những thông tin được kiểm chứng.
Để hạn chế các thông tin độc hại, ông Tuấn cho hay các cơ quan chức năng của VN đã làm việc với các nhà cung cấp dịch vụ xuyên biên giới như Google, Facebook… và đã yêu cầu gỡ bỏ trên 5.000 video. Tuy nhiên Bộ trưởng Tuấn cũng thừa nhận “ta chưa có giải pháp hiệu quả để ngăn dòng tiền quảng cáo phục vụ mục đích xấu trên Facebook và YouTube… Cho nên ngăn chặn nguồn tiền quảng cáo bất hợp pháp này là rất cần thiết nhưng hiện là khó. Năm 2016 họ thu hơn 100 triệu USD nhưng không đóng 1 đồng thuế nào cho chúng ta”.
ĐB Vũ Trọng Kim (Hải Dương) nhận định: “Bộ trưởng nói thông tin trên MXH hiện nay áp đảo. Nếu thế thì chủ quyền về mặt trận thông tin truyền thông phải xem lại. Còn việc Google, Facebook thu cả trăm triệu USD mà không nộp đồng thuế nào cũng không được, vì VN không phải là mảnh đất hoang để cứ khai thác mà không đóng thuế”, ông Kim nói.
“Ném đá”, bôi nhọ tràn lan trên MXH
Trước chất vấn của nhiều ĐB về thông tin giả, xuyên tạc, chống phá chế độ, nói xấu lãnh đạo rất nhiều trên MXH, Bộ trưởng Tuấn cho rằng MXH đã mang lại nhiều tiện ích nhưng tác hại không nhỏ. Tuy nhiên, theo ông, phải nhìn nhận MXH là “công cụ cho người dùng, là con đường đi, nhưng con đường đó có người tốt, kẻ xấu, thậm chí kẻ cướp. MXH không xấu, nhưng ý thức của người sử dụng MXH mới là vấn đề.

Khoảng 53 triệu người VN sử dụng internet và Facebook, hầu hết vẫn là người tốt, chỉ một bộ phận nhỏ xấu. Nói tốt trên MXH ít người quan tâm, nhưng chỉ một lời lẽ xúc phạm thì gây kích động. Từ năm 2014 đến nay, có ít nhất vài trường hợp tự tử vì bị bôi xấu trên MXH”, Bộ trưởng Tuấn cho hay. Ông Tuấn cũng cho biết Bộ đã làm việc với nhiều cơ quan liên quan phối hợp xử lý để tăng cường năng lượng tốt trên MXH, hạn chế tối đa năng lượng xấu.

Quản sim rác: Vừa đá bóng, vừa thổi còi?
Trả lời chất vấn của ĐB Dương Tấn Quân (Bà Rịa-Vũng Tàu) về quản lý sim rác, Bộ trưởng Tuấn cho hay, nhờ các chính sách đăng ký lại với các thuê bao không rõ danh tính, xử lý sim kích hoạt sẵn, buộc các DN trong ngành phải mua chéo sim của nhau để xử lý… nên đã có trên 30 triệu sim rác bị khai tử.
ĐB Nguyễn Mai Bộ (An Giang) truy: “Bộ trưởng có đồng tình khi có ý kiến nói Bộ nói vậy mà không phải vậy trong xử lý sim rác?”. Theo ĐB Bộ, vì sim rác không tự trên trời rơi xuống mà do chính các DN thuộc chuyên ngành quản lý của Bộ Thông tin – Truyền thông sản xuất ra. “Cho nên, Bộ đi phạt còn DN thuộc Bộ vẫn tung ra thị trường thì có vừa đá bóng vừa thổi còi?”, ĐB đoàn An Giang chất vấn tiếp.
Nóng chuyện kiểm soát mạng xã hội và sim rác - ảnh 2

Đại biểu Nguyễn Mai Bộ (An Giang) chất vấn Bộ trưởng Bộ Thông tin – Truyền thông Trương Minh TuấnẢNH: NGỌC THẮNG


Theo Bộ trưởng Thông tin – Truyền thông, trước đây các văn bản pháp lý chưa phân biệt được trách nhiệm của DN viễn thông và đại lý sim với sim rác, thì nay theo Nghị định 49, trách nhiệm chính là DN. Tuy nhiên, theo quy định mới có thời kỳ quá độ, sau tháng 4.2018, DN hoàn toàn chịu trách nhiệm với thông tin thuê bao, sẽ tiếp tục xử lý DN sai phạm dù xuất phát từ đại lý, nhằm siết chặt sim rác và tin nhắn rác.

Nóng chuyện kiểm soát mạng xã hội và sim rác - ảnh 3

TIN LIÊN QUAN

Quản sim rác, phạt cả Mobifone, Vinaphone

Tại phiên chất vấn chiều 17.11, Bộ trưởng Trương Minh Tuấn cho biết đã có quyết định xử lý trách nhiệm với lãnh đạo Tập đoàn Vinaphone, dự kiến sẽ xử lý trách nhiệm của Mobifone trong quản lý thuê bao và tin nhắn rác.  

Trong phiên chất vấn buổi sáng, ĐB Lê Thanh Vân (Cà Mau) hỏi Bộ trưởng Tuấn 3 vấn đề liên quan đến vụ việc AVG: “Từ yêu cầu nào và dựa trên cơ sở nào mà MobiFone đã dùng vốn do nhà nước cấp để mua AVG? Hai là, giá đích thực, chính xác khi mua AVG là bao nhiêu? Ba là từ ngày được MobiFone mua về đến nay, AVG hoạt động như thế nào, có tương xứng với giá trị đồng vốn bỏ ra mua hay không?”. Trong phần điều hành buổi chiều, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng do đây là vấn đề đang được thanh tra nên khi có kết luận thì sẽ có cơ sở để báo cáo lại với ĐB.

Theo Bộ trưởng Trương Minh Tuấn, Thanh tra Chính phủ đã tiến hành tranh tra nội dung trên từ tháng 9.2016, hiện Chính phủ đang chỉ đạo quyết liệt nhằm sớm đi đến kết luận cuối cùng.
Tăng cường quản lý báo chí
Trước chất vấn của một số ĐB về tình trạng báo chí đưa tin sai sự thật, PV nhũng nhiễu DN, Bộ trưởng Trương Minh Tuấn cho biết đã xử phạt nghiêm một số PV thường trú, nhưng cảm giác tình trạng này không giảm. Khẳng định vai trò quan trọng của báo chí, tuy nhiên, theo Bộ trưởng Tuấn, gần đây sai phạm của báo chí là rất lớn. Bộ Thông tin – Truyền thông thường xuyên phối hợp với Ban Tuyên giáo T.Ư để kiểm soát xử lý. Năm 2016 đã xử phạt khoảng 150 trường hợp sai phạm, là năm xử phạt nhiều nhất. Bộ trưởng Tuấn cũng khẳng định: “Trên đất nước ta không có chế độ kiểm duyệt báo chí”, dù thừa nhận đang có vấn đề khá phổ biến là đưa tin sai sự thật, đưa tin nửa sự thật, mô tả tội ác rùng rợn, phi nhân tính, dùng những từ ngữ “bỏng mắt”, “đắng lòng”, lại có hiện tượng “sáng đưa, trưa gặp, chiều gỡ”.

 

Mai Hà – Chí Hiếu