Bữa ăn bán trú của học sinh có bị cắt xén?
Hàng loạt vụ việc liên quan đến bữa ăn bán trú từ đầu năm học đến nay đang khiến không ít phụ huynh cùng dư luận xã hội lo lắng và đặt vấn đề về chất lượng bữa ăn của học sinh trong nhà trường.
Bữa ăn bán trú của học sinh có bị cắt xén?
Hàng loạt vụ việc liên quan đến bữa ăn bán trú từ đầu năm học đến nay đang khiến không ít phụ huynh cùng dư luận xã hội lo lắng và đặt vấn đề về chất lượng bữa ăn của học sinh trong nhà trường.
TIN LIÊN QUAN
Phụ huynh Trường tiểu học Nam Trung Yên ‘tố’ bữa ăn bán trú đạm bạc
TIN LIÊN QUAN
Kiểm tra hồ sơ, làm rõ vụ phụ huynh ‘tố’ bữa ăn tại trường đạm bạc
Vì “hoa hồng” cho lãnh đạo trường, phụ huynh phải đóng thêm tiền
Lãnh đạo của một trường mầm non tại TP.HCM cho hay các trường học đều sử dụng phần mềm thực đơn cân bằng dinh dưỡng của Bộ GD-ĐT phối hợp với Viện Dinh dưỡng quốc gia xây dựng. Với số calo quy định cho mỗi lứa tuổi và căn cứ vào số lượng HS, các trường sẽ biết hằng ngày sử dụng số lượng thịt, rau, trứng, sữa cụ thể. Tuy nhiên, do phải sử dụng thực phẩm có nguồn gốc, có hóa đơn tài chính nên xảy ra tình trạng tiền ăn học trò phải đóng tăng cao. “Thường các đơn vị cung cấp thực phẩm phải chiết khấu hoa hồng, “tiền bôi trơn” cho hiệu trưởng một số đơn vị nên những khoản tiền này đều tính vào giá thành. Như vậy, lẽ ra có thể bữa ăn HS chỉ có thể là 20.000 đồng nhưng phụ huynh phải đóng 25.000 đồng hoặc với giá tiền ăn đó, các trẻ có thể ăn đa dạng thức ăn chứ không phải ăn nhiều thịt heo như hiện nay. Mà để ăn nhiều thịt heo quá mức cần thiết sẽ ảnh hưởng đến chất lượng dinh dưỡng trong cơ thể”, vị này cho biết .
Bích Thanh
|
Nhiều trường còn sử dụng thực phẩm không rõ nguồn gốc
Theo thống kê của Ban Quản lý an toàn thực phẩm TP.HCM, hiện TP có khoảng 2.821 trường học có dịch vụ ăn uống. Trong đó 1.620 trường thực hiện bếp ăn tập thể và 318 trường sử dụng suất ăn sẵn. Như vậy, bếp ăn tập thể đang chiếm hơn 50% và tập trung phần lớn ở bậc mầm non với 99,1% số đơn vị. Tuy nhiên, đến tiểu học, số trường tổ chức bếp ăn tập thể chỉ còn 32,1% và tiếp tục giảm mạnh ở hai bậc THCS, THPT, với hơn 20% ở mỗi bậc học.
Từ năm 2014 đến tháng 9.2017 có 5 vụ ngộ độc thực phẩm. Ban Quản lý an toàn thực phẩm TP.HCM cho biết, qua phân tích kiểm nghiệm, có hơn 60% vụ ngộ độc xảy ra trong trường học do thức ăn nhiễm vi sinh vật, 25% là do thực phẩm bị biến chất, gần 4% là do có hóa chất tồn dư trong thực phẩm và hơn 10% do các tác nhân khác. Nguyên do để xảy ra ngộ độc thực phẩm là nhân viên chưa nắm vững kiến thức về bảo quản thực phẩm an toàn, chế biến thực phẩm chưa hợp vệ sinh… Bên cạnh đó, một số bếp ăn, căn tin trong trường học còn sử dụng thực phẩm không rõ nguồn gốc, chưa có sự giám sát chặt chẽ chất lượng thực phẩm trước khi đưa vào sử dụng.
Bích Thanh
|
Tuệ Nguyễn – Nhất Hạnh