10/01/2025

Sự cố liên tục tại Hutech, nhà trường nói gì?

Sau sự cố gây chết người, mới đây nền nhà Trường ĐH Công nghệ TP.HCM lại “trở mình”, bong lên khiến sinh viên, giảng viên hoảng loạn chạy ra khỏi lớp.

 

Sự cố liên tục tại Hutech, nhà trường nói gì?

 

Sau sự cố gây chết người, mới đây nền nhà Trường ĐH Công nghệ TP.HCM lại “trở mình”, bong lên khiến sinh viên, giảng viên hoảng loạn chạy ra khỏi lớp.

 

TS Nguyễn Quốc Anh – phó hiệu trưởng Hutech – cho biết trước đây tại một số phòng học từng xảy ra các vụ bong tróc gạch do tác động của nhiệt. 

Theo ông, việc sinh viên tưởng nền nhà rung chỉ là hiện tượng rộp gạch bình thường, xảy ra ở nhiều công trình xây dựng.

* Sau các sự cố, ông có nhận thấy sự hoang mang của sinh viên khi đến trường?

– Sau sự cố chết người xảy ra, nhiều sinh viên sẽ có tâm lý bất an. Điều này chúng tôi hiểu được. Tuy nhiên, hiện các hoạt động của sinh viên vẫn diễn ra bình thường, không như trên các trang mạng cho rằng sinh viên hoang mang, lo lắng. 

Trường đã giải thích cho sinh viên về hiện tượng bong gạch và khẳng định tính an toàn của tòa nhà. 

Những chỗ nào chưa an toàn sẽ hạn chế sinh viên qua lại để tránh rủi ro. Trường cũng sẽ làm thêm mái che để hạn chế tác động của những vật rơi từ trên cao.

* Mới chỉ đưa vào sử dụng 3 năm nhưng đã xảy ra các sự cố như trên, phải chăng tòa nhà B đã xuống cấp?

 

– Ngay sau khi nhận được phản ảnh về việc bong gạch, trường đã cử giảng viên khoa xây dựng đến kiểm tra. Việc bong tróc này là do nhiệt, đã và sẽ tiếp tục diễn ra (nhất là khi phòng học sử dụng máy lạnh, dẫn đến sự thay đổi lớn về nhiệt độ), không phải do dịch chuyển kết cấu. 

Về cơ bản, tòa nhà không có vấn đề lớn về an toàn. Sau khi xây dựng xong, toà nhà được hoàn công, kiểm định chất lượng, đạt yêu cầu mới được đưa vào sử dụng. 

Sau sự cố gây chết người, trường đã mời đơn vị kiểm định độc lập vào kiểm định toà nhà. Hiện việc kiểm định vẫn chưa hoàn tất, nhưng theo đánh giá ban đầu, t nhà vẫn đảm bảo được mức độ an toàn cơ bản.

Sự cố liên tục tại Hutech, nhà trường nói gì? - Ảnh 3.

TS Nguyễn Quốc Anh – phó hiệu trưởng Hutech – Ảnh: N.HÙNG

* Được biết, giấy phép xây dựng và công năng sử dụng của toà nhà B là văn phòng, nhưng sau đó trường đã chuyển công năng sang trường học…

– Việc tư vấn thiết kế, thi công xây dựng t nhà do các công ty bên ngoài thực hiện. Các giảng viên khoa xây dựng chỉ đóng vai trò giám sát. 

Công năng ban đầu của t nhà là văn phòng, nhưng ngay từ khi thiết kế, xây dựng, trường đã có định hướng sử dụng cho trường học. Do vậy, các thiết kế được tính toán dựa trên số người học, sao cho kết cấu công trình đáp ứng được, đảm bảo an toàn. 

Khi đưa vào sử dụng, tòa nhà liên tục được kiểm định định kỳ để đảm bảo tính năng hoạt động và sự an toàn cho hoạt động dạy – học. 

Ngoài các phòng ban chức năng, tòa nhà có 9 tầng sử dụng làm phòng học, tổng cộng 90 phòng. Mỗi phòng có 40-50 sinh viên, bình quân có khoảng 3.500 sinh viên học tập tại t nhà cùng thời điểm.

* Liên tục xảy ra sự cố, ông có nghĩ rằng trường nên tạm dừng sử dụng tòa nhà, chờ kết quả kiểm định tổng thể để đảm bảo an toàn cho sinh viên?

– Theo công ty kiểm định, kết cấu t nhà vẫn an toàn cho sinh viên, nên trường vẫn sử dụng làm nơi giảng dạy, học tập. Nếu cơ quan kiểm định đánh giá không an toàn, trường sẽ tạm dừng sử dụng ngay. 

Tôi khẳng định lần nữa: t nhà vẫn đảm bảo an toàn.

Một sinh viên năm 2, ngành quản trị kinh doanh:

Rất sợ khi tới trường

Giờ ngồi học ở toà nhà B tôi cứ hay nhìn lên trần nhà. Cảm giác rất sợ. Nhiều bạn nói rằng đi học phải đem theo mũ bảo hiểm, có thể đó là câu nói vui, nhưng thực sự tâm trạng chung của nhiều người như vậy.

Trong tâm lý lo lắng như vậy, đang ngồi học bỗng có âm thanh lạ, nền nhà rung lắc, làm sao sinh viên dám ngồi học. Nhà trường cần thông báo rõ tình trạng của toà nhà, các giải pháp đảm bảo an toàn để sinh viên yên tâm.

Trước đây có tình trạng thang máy đứng giữa chừng, trường cũng nói do sự cố. Nhưng đã xảy ra mất an toàn tính mạng nên không thể nói là sự cố nữa, mà phải chứng minh sự an toàn của toà nhà.

Một phụ huynh:

Cần sớm khắc phục hỏng hóc

Em tôi học ở tòa nhà B và luôn cảm thấy nơm nớp mỗi khi tới trường. Trường cần xử lý sớm những phản ảnh của sinh viên về các vết nứt, gia cố những chỗ bong tróc… sao cho đảm bảo an toàn, để sinh viên yên tâm học tập.

Ngoài ra, thang máy cũng cần được bảo trì thường xuyên. Đã có trường hợp thang máy đứng giữa chừng, giờ em tôi không bao giờ dám đi thang máy ở trường nữa.

MINH GIẢNG