29/11/2024

Bệnh viện từ bác sĩ đến y tá đều ‘nhức đầu’ với bệnh nhân ngoại quốc

Người thì “nghèo xơ xác”, kẻ thì “lầy siêu cấp”… một số bệnh nhân nước ngoài đã làm đau đầu bác sĩ tại các bệnh viện ở TP.HCM.

 

Bệnh viện từ bác sĩ đến y tá đều ‘nhức đầu’ với bệnh nhân ngoại quốc.

Người thì “nghèo xơ xác”, kẻ thì “lầy siêu cấp”… một số bệnh nhân nước ngoài đã làm đau đầu bác sĩ tại các bệnh viện ở TP.HCM.



Bệnh nhân Ciuffini Walter Samuelb người Mỹ điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy	 /// Ảnh: Duy Tính

Bệnh nhân Ciuffini Walter Samuelb người Mỹ điều trị tại Bệnh viện Chợ RẫyẢNH: DUY TÍNH.

Ông Tây “lầy”
Pils Norbert Michael (69 tuổi, quốc tịch Đức) có lẽ là bệnh nhân ngoại quốc “lầy” nhất từ trước đến giờ: hết bệnh nhưng vẫn muốn ở tại bệnh viện (BV) và… không thanh toán viện phí. Tổng cộng ông đã nhập viện tại các BV ở TP.HCM gần… 20 lần.
Chuyện của Michael bắt đầu từ ngày 11.5, khi ông bị tắc mạch, hoại tử chân phải nên vào BV Chợ Rẫy. 5 ngày sau ông xuất viện nhưng không thanh toán viện phí hơn 3 triệu đồng.
Bệnh viện từ bác sĩ đến y tá đều 'nhức đầu' với bệnh nhân ngoại quốc - ảnh 1

VIDEO: Nhiều bệnh nhân Tây vào bệnh viện gây ra quá nhiều thứ dở khóc dở cười
 

Lần thứ 4 – 5 vào BV Chợ Rẫy, Michael được đặc cách ở phòng riêng cạnh khoa cấp cứu, có điều dưỡng, hộ lý phục vụ chu đáo từ cơm nước, sữa, tắm rửa… dù vết thương của ông đã lành. Quần áo ông mặc cũng được bác sĩ (BS) đi xin về cho.
“Ổng bẩn lắm, lại không đi được nên tôi đưa đi tắm. Mà ổng nặng quá nên phải nhờ những người xung quanh khiêng xuống xe lăn, đẩy ra hành lang để xịt nước tắm chứ không đưa vào nhà tắm được”, hộ lý Nga, Khoa Chấn thương chỉnh hình BV đa khoa Sài Gòn, kể.
Nhưng các bệnh nhân nằm gần ông Michael mới khổ nhất vì mỗi ngày ông “xả” tại chỗ 2 lần, cả phòng ngậm ngùi bịt mũi dọn dẹp. Chúng tôi hỏi ông vợ con, gia đình ở đâu sao không đến chăm sóc? Ông nói vợ ở Philippines, mỗi tháng qua thăm một lần. Nhưng theo các BV thì chưa bao giờ họ gặp vợ ông.
“Nhức đầu” với bệnh nhân ngoại quốc1

Bệnh nhi người Campuchia tại Bệnh viện Nhi đồng 1

Tính từ tháng 5 đến tháng 9, Michael ra vào BV Chợ Rẫy 8 lần (lần thứ 8 ông bị từ chối vì “không có bệnh”). Đến khi đưa hoá đơn tính tiền viện phí thì ông luôn lắc đầu nói… không có tiền. Tổng viện phí ông Michael nợ tại đây hơn 16 triệu đồng. BV Chợ Rẫy phải gửi công văn nhờ Sở Ngoại vụ TP.HCM, Tổng lãnh sự quán CHLB Đức hỗ trợ viện phí và lưu trú cho ông, nhưng đều chưa giải quyết được.
Xen kẽ những lần nhập BV Chợ Rẫy, Michael còn vào các BV Đại học Y Dược, Đa khoa Sài Gòn, FV, Columbia… Mỗi BV, ông đi 1 – 2 lần, có khi 5 lần. Số chi phí ông nói chưa ai kiểm chứng được là 300.000 USD. Nhưng theo các BS, con số này không thể có ở VN.
Do “lầy” quá, Michael được vận động trở về nước. Tối 4.9, BV đa khoa Sài Gòn phải dùng xe cấp cứu đưa ông ra sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất để kịp lên chuyến bay về lúc 23 giờ cùng ngày, chấm dứt những ngày vật vạ ở các BV. Michael đi rồi, món nợ viện phí ở BV Chợ Rẫy cũng không biết tính sao.
Từ đầu năm 2017 đến nay, BV Chợ Rẫy tiếp nhận hơn 280 lượt bệnh nhân nước ngoài. Tổng số tiền viện phí các bệnh nhân nợ gần 800 triệu đồng. Còn tại BV đa khoa Sài Gòn từ năm 2016 đến nay tiếp nhận 75 trường hợp cấp cứu bệnh nhân nước ngoài, 5 ca không đóng viện phí.
“Nhức đầu” với bệnh nhân ngoại quốc2

Bệnh nhân người Trung Quốc về nước và nhắn tin cảm ơn bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy

Bệnh viện từ bác sĩ đến y tá đều 'nhức đầu' với bệnh nhân ngoại quốc - ảnh 5

TIN LIÊN QUAN

Nghèo còn gặp cái eo
Sáng 7.9, BS Nguyễn Ngọc Tú, BV Chợ Rẫy, dẫn chúng tôi vào khoa hồi sức cấp cứu (ICU) thăm ông Ciuffini Walter Samuelb (69 tuổi, quốc tịch Mỹ). Ngày 26.8, ông Samuelb được bạn bè đưa vào BV Hồng Đức vì sốt, khó thở. Ngay hôm đó, ông được chuyển đến BV Chợ Rẫy và được chẩn đoán bị trật khớp háng do té ngã trước đó 1 tuần, viêm phổi và suy hô hấp.
Theo BS Tú, số tiền viện phí mà ông Ciuffini Walter Samuelb phải thanh toán đến nay là khoảng 45 triệu đồng nhưng bạn ông mới ứng được 15 triệu đồng. Từ lúc nhập viện đến ngày 6.9 chỉ có hai người bạn vào thăm. Họ cho biết, Samuelb sang VN từ tháng 11.2016. Ông không có vợ con, em gái lại quá nghèo, sống nhờ trợ cấp của chính phủ Mỹ nên không chi trả viện phí được.
“Dự kiến cho bệnh nhân tiếp tục thở ô xy, dùng kháng sinh, dinh dưỡng, vật lý trị liệu và dự phòng thuyên tắc phổi. Tình trạng ổn sẽ xin chuyển khoa hô hấp. Còn viện phí thì không biết làm sao?”, BS Tú thở dài.
Chúng tôi hỏi ông Samuelb có muốn trở về Mỹ không? Ông lắc đầu, miệng nói một tràng “No…”. Hỏi tại sao không muốn về? Hỏi về gia đình, nơi ở, công việc hiện tại thì ông nhắm nghiền mắt như người hôn mê. Theo BS Tú, kết quả chụp CT scanner cho thấy ông bình thường, rất tỉnh nhưng không hợp tác, không khai bệnh tình cũng như hoàn cảnh gia đình.
Cùng hoàn cảnh không đủ tiền trả viện phí là bệnh nhi Hon Sa Rươn (1 tuổi, quốc tịch Campuchia) ở phòng cấp cứu 1 Khoa Hô hấp BV Nhi đồng 1. Bé Rươn bị hoại tử phổi (đã mổ) và đang viêm phổi nặng. Mẹ bé không biết chữ, cũng không thể nói tiếng Việt.
Qua một người nuôi con bên cạnh biết tiếng Campuchia thông dịch, bà cho biết: “Từ lúc nhập viện, cháu nó đỡ hẳn. Ở BV được đối xử tốt lắm, bà con bên cạnh thì cho tiền mua tã, sữa… nhà nghèo quá, vét cạn túi chỉ được 23 triệu đồng và đã đóng ứng hết viện phí. Tháng qua, viện phí còn nợ tới…60 triệu đồng. Kiểu này sợ BV đuổi về quá”, nói rồi người đàn bà Campuchia nhỏ thó, lam lũ cúi xuống đút sữa cho con, tay quệt vội dòng nước mắt…
Tuy nhiên, bà không biết rằng Phòng Công tác xã hội BV Nhi đồng 1 đã âm thầm kêu gọi các nhà hảo tâm giúp đỡ cho con bà. Mỗi năm số tiền viện phí mà BV Nhi đồng 1 hỗ trợ cho bệnh nhi Campuchia lên cả tỉ đồng, đa số là bệnh nhân nặng và có giấy xác nhận nghèo, nhờ hỗ trợ của cơ quan ngoại giao Campuchia. Nhưng việc xin tài trợ cho bệnh nhân nước ngoài cũng không đơn giản, bởi nhiều nhà hảo tâm nói chăm lo cho bệnh nhân VN đã không xuể rồi. Cuối cùng, BV phải trích quỹ công tác xã hội của mình cho bệnh nhân.
Ra đi nơi xứ người
Nhiều người nước ngoài có hoàn cảnh khó khăn khi mất tại các BV ở VN đã được chăm sóc, hoả thiêu, gửi gắm tro cốt rất tử tế.
Ông Petr Janovcik (61 tuổi, quốc tịch CH Czech) mất tại BV Chợ Rẫy. Gia đình ông không đủ tiền nên tháng 1.2016, BV đã chi trả mọi chi phí, hoả táng và bàn giao tro cốt cho Đại sứ quán CH Czech.
Cũng năm 2016 tại BV Chợ Rẫy, ông Papadatos Dionysios (80 tuổi, quốc tịch Hy Lạp) đã tử vong sau gần 3 tháng điều trị. Tổng viện phí gần 600 triệu đồng, gia đình chỉ trả được… một nửa, số còn lại nợ đến hôm nay chưa trả. Sau khi lưu xác gần một năm nhưng gia đình vẫn không nhận về, BV đã đưa đi thiêu và lưu tro cốt lại để cung cấp cho gia đình khi có yêu cầu.
Tiếp đó, ông Hans Joachim Emil Beutke (64 tuổi, quốc tịch Đức) do u lưỡi xâm lấn nên tử vong vào tháng 6 năm ngoái. BV đã liên hệ Đại sứ quán Đức và họ trả lời “chưa liên lạc được với người thân bệnh nhân. Đại sứ quán đề nghị BV miễn viện phí, hoả táng và gửi tro cốt vào chùa!”.
BS Võ Thị Đoan Thục, Khoa ICU BV Chợ Rẫy, tâm sự đã là bệnh nhân thì không phân biệt Tây hay ta, nhiệm vụ BS là phải cứu người. Dù có nhiều bệnh nhân nước ngoài nợ viện phí, khó chịu, không hợp tác với BV nhưng cũng có bệnh nhân rất dễ thương. Có bệnh nhân người Trung Quốc khi điều trị tai biến trở về thì nhắn tin cám ơn BS. Có bệnh nhân ở Đài Loan sau khi khoẻ về quê có hứa sẽ ghé thăm các BS…


 

Duy Tính