Mỗi thứ tư hằng tuần, 10 đến 20 người bị chứng mất trí nhớ nhẹ có mặt tại Bệnh viện Khoo Teck Puat (KTPH, ở Singapore).
Chơi để giúp bệnh nhân luyện trí nhớ.
Mỗi thứ tư hằng tuần, 10 đến 20 người bị chứng mất trí nhớ nhẹ có mặt tại Bệnh viện Khoo Teck Puat (KTPH, ở Singapore).
Họ đến đó không phải để kiểm tra sức khỏe. Thay vào đó, họ đi đến một phòng để đấu trí và kỹ năng với nhau, chơi rất nhiều trò chơi, theo The StraitsTimes.
Đây không phải là hoạt động ngẫu nhiên mà là một chương trình đã được thiết kế có mục đích giúp làm chậm quá trình suy giảm trí nhớ và cải thiện kỹ năng, theo thông tin trên trang facebook của Bệnh viện KTPH.
Bé Emily Dover ở Úc mắc một căn bệnh lạ gọi là Addison. Bệnh khiến Emily dậy thì sớm khi mới lên 4 và nay khi đã lên 5, em bắt đầu xuất hiện những dấu hiệu của mãn kinh.
Những trò chơi gồm các tờ giấy có chữ được sắp xếp lộn xộn cho họ tìm. Ngoài ra, họ cũng chơi các trò như giải ô chữ, các khối đầy đủ màu sắc và thẻ tranh ảnh.
Những trò chơi này có vẻ đơn giản nhưng chúng có nhiều lợi ích, chẳng hạn giúp cải thiện khả năng nhớ, tập luyện khả năng điều khiển bàn tay và ngón tay, và kỹ năng xã hội.
Những trò chơi này được phát triển bởi một tổ chức tư vấn thiết kế và tạo ra các trò chơi, Alexandra Health and Noble Education.com.
Những buổi đấu trí như thế này tại Bệnh viện KTPH đã bắt đầu cách đây 11 năm. Chúng là sáng kiến của phó giáo sư Philip Yap, Giám đốc Trung tâm lão khoa tại bệnh viện, và chuyên viên Chionh Hui Ling.
Bà Chionh cho biết những chương trình chăm sóc này dùng để phục vụ đặc biệt cho những bệnh nhân ngoại trú bị chứng mất trí nhớ nhẹ. Chương trình này được thực hiện vào buổi sáng và buổi chiều thứ tư hằng tuần, kéo dài khoảng ba giờ.
Buổi sáng, các bệnh nhân ngoại trú chơi những trò chơi đơn giản. Buổi chiều, chương trình được tổ chức cho bệnh nhân ngoại trú suy giảm nhận thức nhẹ, một giai đoạn trước khi chứng mất trí nhớ xảy ra. Để thích hợp với khả năng của những bệnh nhân, trò chơi trong chương trình buổi chiều phức tạp hơn.
“Những trò chơi này luyện cho các bệnh nhân nhớ. Trí nhớ của chúng ta hoạt động một cách phức tạp, thỉnh thoảng thậm chí kỳ lạ. Thông qua những hoạt động như phân loại, trang trí bằng mẫu vẽ, phối hợp, và liên kết, những trò chơi giúp cải thiện trí nhớ”, bà Chionh nói với The StraitsTimes.
Những siêu thảo dược như hương nhu, rễ vàng, tầm ma… có thể cải thiện đáng kể sức khoẻ con người.
Làm chậm suy giảm trí tuệ
Chứng mất trí nhớ có các triệu chứng suy giảm nhận thức, không thể thay đổi được. Chơi trò chơi sẽ không chữa khỏi chứng mất trí nhớ được, nhưng chúng có thể làm chậm sự phát triển của bệnh.
“Một vài bệnh nhân đã được tham gia chương trình này hơn 10 năm qua, căn bệnh của họ ổn định”, bà Chionh cho biết.
Những bệnh nhân được chia thành nhiều nhóm phù hợp với khả năng của họ để họ có thể thi đấu với nhau.
“Chúng tôi không muốn làm giảm lòng tự trọng của họ. Chúng tôi tôn trọng họ. Thỉnh thoảng họ hỗ trợ nhau và chơi cùng với nhau. Đây cũng là một cơ hội cho các bệnh nhân hòa nhập xã hội và kết bạn với nhau”, bà Chionh cho biết thêm.
Bệnh nhân Leng Boon Gek (65 tuổi) hằng tuần đều đến bệnh viện để tham gia chương trình khoảng vài tháng qua. Trước đây, bà là một thư ký. Hiện giờ, bà đã về hưu và được chuẩn đoán bị chứng mất trí nhớ cách đây vài năm.
Cánh tay phải to đùng và sần sùi như vỏ cây đã khiến cô bé 12 tuổi đau đớn và khổ sở, theo The Independent.
Gek nói với The StraitsTimes: “Tôi luôn thích chơi giải ô chữ. Các chị gái tôi mua các trò chơi và ô chữ về cho tôi chơi khi họ biết tôi đang mất trí nhớ”.
Chồng bà Goh Hoo Chin (79 tuổi) cũng đã về hưu, thường đi với bà đến tham dự chương trình. Ông cảm thấy chương trình này rất có ích không chỉ cho trí nhớ của vợ ông, mà còn giúp bà cảm thấy thoải mái tinh thần và khỏe khoắn.
“Các bác sĩ cho biết những người bị chứng mất trí mỗi năm có thể quên ngày càng nhiều vì vậy những chương trình như thế này rất quan trọng cho họ. Khi ở nhà, họ cảm thấy rất cô đơn và bị cô lập, những chương trình này còn giúp họ quên đi bệnh và vui với các bạn”, bà Goh cho biết thêm.
Quan trọng là người bệnh thích và cảm thấy thú vị khi chơi.
Một bác sĩ trị liệu bằng nghệ thuật Lee Wai Ying cho biết ban đầu nhiều bệnh nhân có thể không đồng ý chơi vì họ nghĩ rằng chỉ có trẻ con mới chơi các trò chơi này.
“Chúng tôi phải giải thích mục đích của những trò chơi này để họ hiểu. Những bệnh nhân đều lớn tuổi và có nhiều kinh nghiệm nên chúng ta phải tôn trọng họ. Chúng tôi không đối xử họ như trẻ con”, Lee nói.
Khi họ chơi những trò chơi, họ bắt đầu tương tác và chuyện trò với nhau, vì thế tăng kỹ năng xã hội, bác sĩ Lee cho biết.
Giáo sư Yap, người có sáng kiến tổ chức chương trình này, cảm thấy rằng những trò chơi này cho người lớn tuổi rất quan trọng, có thể mở rộng ra cho các đối tượng bệnh nhân khác cần phục hồi chức năng.
“Các trò chơi này khuyến khích bệnh nhân hoạt động cả người, trí tuệ và tình cảm, chẳng hạn như đá một trái banh hay ném những cú đánh trong trò chơi ảo”, Giáo sư Yap cho biết.
Những bệnh viện khác như Bệnh viện đa khoa Ng Teng Fong cũng tổ chức chương trình trò chơi này cho những bệnh nhân bị mắc chứng trí nhớ.
Các nhà khoa học công bố bằng chứng rõ ràng nhất từ trước đến nay về mối liên hệ truyền thuyết ma cà rồng với một đột biến gien di truyền hiếm gặp.
Gợi lại ký ức
Theo The StraitsTimes, Bệnh viện KTPH đã kết hợp với bộ ba sinh viên của Khoa nghệ thuật, thiết kế và báo chí tại Đại học Bách khoa Nanyang (Singapore) thiết kế những trò chơi cho các bệnh nhân mất trí nhớ nội trú.
Từ tháng 10.2016, các sinh viên đã tạo ra các trò chơi nhắm đến gợi lại ký ức trước kia.
Những trò chơi này làm cho người chơi sử dụng hết các giác quan như nhìn, chạm, ngửi và nghe.
Ví dụ, Cassandra Seah (23 tuổi) sáng chế ra một trò chơi mà các bệnh nhân phải đoán được vật liệu tạo nên kết cấu bên trong những hộp đầy màu sắc khác nhau. Chẳng hạn, cô sinh viên này sử dụng gỗ để tạo ra một sự bề mặt phẳng phiu hay sử dụng cao su tạo ra một vật nhiều lỗ.
Bạn cùng trường của cô ta Grace Goh (24 tuổi) tạo ra các bột nhào không độc với nhiều mùi thơm chẳng hạn mùi của hoa hồng và xoài để kích thích khứu giác của bệnh nhân và giúp họ nhớ mùi hương họ ngửi trong quá khứ.
Khaw June Ming (22 tuổi) yêu cầu bệnh nhân sử dụng những khối gỗ nhiều hình dạng để tạo nên 12 con giáp.
Sau 10 tháng thiết kế và sáng chế, ba sinh viên này đã đưa những trò chơi này cho các bệnh nhân nội trú chơi.
Chong Cheng Moi (93 tuổi) nói với The StraitsTimes: “Những trò chơi này rất vui. Chúng làm tôi cười và cảm thấy hạnh phúc. Các bạn sinh viên này quá thông minh để tạo ra những trò chơi này”.
Thận là một trong những cơ quan hoạt động nhiều nhất của cơ thể. Nó giúp cơ thể loại bỏ các độc tố mà nếu tích tụ sẽ gây tổn hại khôn lường đến sức khoẻ.