Phần đông bố mẹ, ông bà và cả con trẻ chúng ta đã bị “dán nhãn” trong đầu rằng: đồ chơi lắp ráp, ô tô, siêu nhân, game phiêu lưu… là “đồ chơi con trai”; còn búp bê, đồ làm bếp, bộ thời trang, trang điểm, công chúa, đồ thủ công… là “đồ chơi con gái”.
Hãy để trẻ con quyết định.
Phần đông bố mẹ, ông bà và cả con trẻ chúng ta đã bị “dán nhãn” trong đầu rằng: đồ chơi lắp ráp, ô tô, siêu nhân, game phiêu lưu… là “đồ chơi con trai”; còn búp bê, đồ làm bếp, bộ thời trang, trang điểm, công chúa, đồ thủ công… là “đồ chơi con gái”.
Hai vợ chồng đi mua đồ chơi tặng con nhân dịp sinh nhật. Thường khi quan sát con trai lúc vào khu vui chơi, tôi thấy con rất e dè với các trò vận động như leo trèo chui rúc hay nhà bóng… Ngược lại, con lại rất hứng thú mấy đồ chơi nhà bếp, mang nồi niêu xoong chảo ra nấu nấu nướng nướng rồi cầm thìa bón cho mẹ món này món kia…
Tôi định bụng sẽ mua một bộ đồ chơi làm bếp cho chàng. Tuy nhiên chồng tôi lại cản, không đồng ý mua cho con “đồ chơi của con gái”!
Thuyết phục chồng không thành, tôi mò lên Google tìm hiểu và kiếm được khá nhiều đồng minh.
Trên mạng xã hội đang lan truyền câu chuyện cảm động về người mẹ trẻ Đặng Bảo Anh, sẵn sàng quỳ lạy cả thế giới để mong mỏi cứu sống đứa con mới 5 tháng tuổi của mình không may mắc bệnh hiểm nghèo.
Đồ chơi không quyết định giới tính
Trong số những ý kiến chia sẻ trên một diễn đàn của các bà mẹ Mỹ, tôi rất đồng tình với quan điểm của cô Deborah Crawford: “Con trai tôi đã chơi rất nhiều “đồ chơi con gái” bởi vì nó có chị gái. Và con trai tôi cũng có những con búp bê của riêng mình. Sau này khi lớn lên, nó có hứng thú với việc nấu nướng hơn cả cô chị.
Hai cháu trai của tôi cũng thích đồ chơi nhà bếp và búp bê và thường chơi với cả hai thứ này. Ngoài ra, chúng cũng có đồ chơi xếp hình, ghép tranh, ô tô và ti tỉ các thứ khác. Tôi cho rằng vấn đề chính đặt ra ở đây là liệu “đồ chơi con gái” có biến đám con trai thành “gay” hay không? Tôi đã từng bị mỉa mai khi mua búp bê cho con trai, nhưng tôi đã trả lời rằng: “Con trai cũng cần phải học cách nuôi nấng và chăm sóc như con gái vậy!”.
Một số người nghĩ rằng biểu hiện giới tính hay định hướng tính dục đều do học từ môi trường cả. Hay nói cách khác, chơi đồ nhà bếp hay búp bê sẽ biến con trai tôi thành gay. Thật là phi lý! Con trai tôi giờ là một người cha lý tưởng của hai cậu nhóc. Và nó cũng rất nam tính. Nhưng nếu nó là gay, hay có những biểu hiện không bình thường với giới tính của mình, thì “đồ chơi con gái” chắc hẳn không phải là nguyên nhân”.
Nếu bạn đã xem chương trình Junior MasterChef, bạn sẽ thấy trẻ trai gái có đủ, chỉ mới 6 – 7 tuổi đã cầm dao, kéo rất điêu luyện, nấu được nhiều món mà người lớn cũng phải ngả mũ. Một điều chắc chắn là những cuộc thi này sẽ không thể dành cho đối tượng là “trẻ em” mà sẽ chỉ dành cho “con gái” nếu ngăn các cậu trai tiếp xúc với đồ làm bếp “của con gái” từ bé.
Để kích thích trí tưởng tượng, cổ vũ óc sáng tạo
Định kiến nói trên phần nhiều bị ảnh hưởng do các thương hiệu, nhãn mác, danh mục của các nhà sản xuất và cửa hàng bán lẻ. Chiến dịch “Let toys be toys” khởi xướng tại Anh kêu gọi các nhà bán lẻ ngăn chặn việc phân loại đồ chơi theo giới tính. Nó được bắt nguồn bởi một nhóm phụ huynh thông qua một chủ đề thảo luận trên diễn đàn trực tuyến Mumsnet.
Những người khởi xướng đặt ra mục tiêu của họ rằng: “Đồ chơi là để vui chơi, để học, để kích thích trí tưởng tượng, cổ vũ óc sáng tạo. Trẻ con cần hoàn toàn thoải mái chơi với những món đồ chơi hấp dẫn chúng nhất.
Đây phải chăng là thời điểm mà các cửa hàng nên chấm dứt ngay việc hạn chế trí tưởng tượng của con em chúng ta bằng việc đưa ra chỉ dẫn là chúng nên chơi món gì? Câu trả lời rất đơn giản – chúng ta yêu cầu các nhà bán lẻ và các nhà sản xuất phân loại và dán nhãn đồ chơi theo chủ đề hoặc chức năng, thay vì giới tính. Và hãy để trẻ con được quyết định món đồ chơi mà chúng thích nhất”.
Hình ảnh người phụ nữ tuổi trạc ba mươi, giữa đêm khuya “một nách hai con” dần khuất nơi cuối con hẻm làm tôi trăn trở về hôn nhân của các vợ chồng trẻ hiện nay.
Tương tự, chúng ta cũng hay bị đóng khung ngay từ khi chọn quần áo cho đứa bé mới chào đời, là con gái thì màu hồng, con trai màu xanh. Dần dà, “lý thuyết” này cũng định hướng cho việc chọn màu đồ chơi, đồ dùng theo giới tính của con cái chúng ta.
Nên chăng đã đến lúc chúng ta thay đổi quan niệm này? Chơi đồ gì, chọn màu nào… hãy để con trẻ quyết định.