18/11/2024

Đưa đón con đi học: Phụ huynh sẽ thành người thiếu kỷ luật!

Đã thực hiện 10 năm nhưng theo các chuyên gia, đề án lệch ca, lệch giờ của ngành giáo dục TP.HCM còn gây nhiều tranh cãi khi không mang lại hiệu quả thực sự mà còn gây ra nhiều hậu quả.

 

Đưa đón con đi học: Phụ huynh sẽ thành người thiếu kỷ luật!

 

Đã thực hiện 10 năm nhưng theo các chuyên gia, đề án lệch ca, lệch giờ của ngành giáo dục TP.HCM còn gây nhiều tranh cãi khi không mang lại hiệu quả thực sự mà còn gây ra nhiều hậu quả.




Kẹt xe trước cổng trường giờ tan học tại TP.HCM chiều 5.10  /// Ảnh: Đào Ngọc Thạch

Kẹt xe trước cổng trường giờ tan học tại TP.HCM chiều 5.10ẢNH: ĐÀO NGỌC THẠCH.

Theo nhiều chuyên gia trong buổi tổng kết, đánh giá tình hình thực hiện đề án lệch ca, lệch giờ của ngành giáo dục trên địa bàn TP.HCM từ năm học 2006 – 2007 đến nay, ý thức của phụ huynh khi đưa đón con tại trường còn kém, sự phối hợp của các lực lượng địa phương chưa thường xuyên kèm theo sự thiếu đồng bộ trong các giải pháp là nguyên nhân khiến đề án này không hiệu quả.
Vẫn liên tục kẹt xe trước cổng trường
 
 
Đưa đón con đi học: Phụ huynh sẽ thành người thiếu kỷ luật! - ảnh 1
Công chức, viên chức tan tầm 17 giờ, nhưng giờ tan học của học sinh lại là 16 giờ 45. Như vậy, để kịp đón con thì không lẽ hôm nào phụ huynh cũng phải xin về sớm?… Rõ ràng vấn đề này kéo dài sẽ không ổn
Đưa đón con đi học: Phụ huynh sẽ thành người thiếu kỷ luật! - ảnh 2
 
LÊ HOÀI TRUNG, Phó giám đốc Sở Nội vụ TP.HCM
 

Với mục tiêu giảm ùn tắc giao thông, từ năm 2007, Sở GD-ĐT cùng Sở Giao thông vận tải TP.HCM và các đơn vị liên quan đã thống nhất lùi giờ học chính khóa của học sinh trên địa bàn muộn hơn khoảng 15 phút so với giờ học trước đó.

Cụ thể, bậc tiểu học giữ nguyên giờ học buổi sáng nhưng điều chỉnh buổi chiều là 13 giờ 15 vào học và 16 giờ 45 tan học. Tương tự, bậc THCS và THPT cũng điều chỉnh giờ vào học và ra về muộn hơn
15 phút. Việc điều chỉnh này để giờ học của học sinh các cấp có sự chênh nhau khoảng 15 phút nhằm tránh kẹt xe khi di chuyển tới trường.
Tuy nhiên, trên thực tế việc điều chỉnh này cũng chưa mang lại hiệu quả thực sự. Việc kẹt xe vẫn thường xuyên tiếp diễn, một số điểm ùn ứ từ cổng trường nay chuyển sang gần trường. Nguyên nhân được xác định là do thói quen sinh hoạt của phụ huynh đã có từ trước đó. Sáng sớm khi đi làm phụ huynh tiện thể đưa con tới trường rồi đến nơi làm việc. Vì vậy dù có điều chỉnh giờ vào học nhưng không nhiều phụ huynh điều chỉnh giờ đưa con đi học.
Bên cạnh đó, số lượng phụ huynh đưa đón con đi học bằng ô tô ngày càng đông. Phần lớn số phụ huynh này không tuân thủ quy định phải đậu xe cách cổng trường 50 m để đưa đón con nên dễ gây ùn tắc. Một số nguyên nhân khác cũng được nêu ra như: Trường gần các nút giao thông, gần chợ, mặt đường chật hẹp, dễ gây ùn tắc trước cổng trường. Nhiều trường chưa mở các cổng phụ để phân luồng học sinh tan học theo từng khối. Đặc biệt, có những trường không đủ sân bãi để phụ huynh vào trường chờ, đón con… Phụ huynh buộc phải đứng trên vỉa hè, lòng đường để đợi con nên tình trạng ùn ứ tại các điểm trường vẫn diễn ra.
Phụ huynh phải xin về sớm để đón con !
Theo ông Lê Hoài Trung, Phó giám đốc Sở Nội vụ TP.HCM, đề án đến nay là đã được 10 năm, nếu không đạt hiệu quả thì đây là thời điểm nên chấm dứt. Tuy nhiên, hầu hết các ý kiến vẫn cho rằng nên tiếp tục kéo dài đề án này. Vậy cần phải nghiêm khắc xem xét nếu kéo dài thì hiệu quả sẽ tới đâu. Ông Trung cho rằng đề án có thể đạt được yêu cầu giảm ùn tắc giao thông trước cổng trường nhưng sẽ ùn tắc ở những địa điểm khác. Điều đó cần được đánh giá lại. Hay giờ giấc lệch giờ, lệch ca cần phải được đánh giá ở từng cấp học, từng trường, từng địa phương phù hợp với điều kiện làm việc của từng đối tượng như công nhân, nhân viên văn phòng, cán bộ công chức, viên chức.
Ông Trung nói: “Như hiện tại, quy định nhân viên văn phòng, công chức, viên chức tan tầm 17 giờ nhưng giờ tan học của học sinh lại là 16 giờ 45. Như vậy, để kịp đón con thì không lẽ hôm nào phụ huynh cũng phải xin về sớm? Nếu làm như vậy thường xuyên phụ huynh sẽ bị đánh giá là làm việc không nghiêm túc và không chấp hành giờ giấc, kỷ luật của cơ quan. Rõ ràng vấn đề này kéo dài sẽ không ổn”.
Ông Trung đề xuất lệch ca, lệch giờ phải gắn với giờ làm việc. Hiện tại giờ làm hành chính của công chức, viên chức làm việc tại các cơ quan, bệnh viện, xí nghiệp… là rất nhiều, không thể nào bắt điều chỉnh giờ làm của phụ huynh theo giờ điều chỉnh của ngành giáo dục. Nếu không điều chỉnh lại giờ của đề án thì hậu quả với phụ huynh là rất nghiêm trọng. “Mãi mãi họ sẽ trở thành người thiếu kỷ luật trong công việc tại cơ quan của mình. Đặc biệt, sắp tới các cơ quan quản lý bằng thẻ công chức, phụ huynh phải quẹt thẻ khi tới giờ làm và trước khi ra về thì việc đưa đón con sẽ càng gặp khó khăn hơn nữa”, ông Trung nhấn mạnh.
Giải pháp hạn chế “du học sinh” từ nơi này sang nơi khác

Theo ông Lê Hoài Trung, giải pháp căn bản nhất để đề án này đạt được hiệu quả là phải đồng bộ nâng chất giáo dục tại các quận, huyện để chất lượng giáo dục giữa các trường đồng đều hơn. Nếu các quận, huyện đều chú trọng xây dựng cơ sở vật chất nâng cao chất lượng đào tạo thì phụ huynh sẽ lựa chọn để con em mình học gần nhà. Hạn chế các trường hợp “du học sinh” từ phường này sang phường khác, từ quận này sang quận khác để tìm một cơ hội giáo dục tốt hơn. Việc di chuyển qua các quận, huyện xa để học như vậy cũng là một trong những nguyên nhân gây ùn tắc giao thông.
Đại diện nhiều quận, huyện cũng cho rằng xung quanh các trường học vẫn tồn tại nhiều hộ dân tổ chức giữ xe mô tô mà trường đã cấm học sinh sử dụng. Vì vậy rất cần sự phối hợp thường xuyên của các lực lượng chức năng tại địa phương để kiểm soát việc sử dụng phương tiện đúng quy định. Mặt khác, các đơn vị liên quan cần tạo lòng tin để phụ huynh lựa chọn xe đưa rước học sinh có trợ giá. Đây được xem là một giải pháp tốt để đạt mục tiêu giảm ùn tắc giao thông giờ cao điểm.



Lam Ngọc