11/01/2025

Dân lợi gì từ thành phố thông minh?

Thông tin TP.HCM trình đề án đô thị thông minh thu hút sự quan tâm của rất nhiều bạn đọc, trong đó câu hỏi được đặt ra nhiều nhất là người dân sẽ được lợi gì khi thành phố thông minh được xây dựng?

 

Dân lợi gì từ thành phố thông minh?

Thông tin TP.HCM trình đề án đô thị thông minh thu hút sự quan tâm của rất nhiều bạn đọc, trong đó câu hỏi được đặt ra nhiều nhất là người dân sẽ được lợi gì khi thành phố thông minh được xây dựng?



Người dân đánh giá 
cán bộ công chức qua phần mềm điện tử được ứng dụng tại UBND Q.1 
 /// Ảnh: Gia Khiêm

 

 

Người dân đánh giá cán bộ công chức qua phần mềm điện tử được ứng dụng tại UBND Q.1ẢNH: GIA KHIÊM.

 

 

Thanh Niên đã có cuộc phỏng vấn ông Trần Vĩnh Tuyến, Phó chủ tịch UBND TP.HCM, Phó trưởng ban điều hành đề án đô thị thông minh giai đoạn 2017 – 2020, tầm nhìn đến năm 2025, xung quanh vấn đề này.
Dân lợi gì từ thành phố thông minh? - ảnh 1

        Ông Trần Vĩnh Tuyến, Phó chủ tịch UBND TP.HCM

Chuyển từ thụ động xử lý sang chủ động quản trị

Thưa ông, vì sao TP.HCM đề xuất thực hiện đề án “đô thị thông minh”?
Trên cơ sở phân tích các thách thức mà TP.HCM đang đối mặt, nhu cầu dự báo và quản trị đô thị, hiện trạng ứng dụng công nghệ thông tin của TP.HCM…, chúng tôi xác định cần thiết phải xây dựng đề án, sớm tổ chức thực hiện để khắc phục những hạn chế, bất cập hiện nay, giúp TP.HCM phát triển nhanh, bền vững, đặc biệt cung cấp ngày càng nhiều dịch vụ tiện ích cho đời sống xã hội, người dân.
TP.HCM chưa nâng cao được vị trí xếp hạng so với các TP khác là do việc gia tăng dân số nhanh, dẫn đến quá tải về cơ sở hạ tầng, kéo theo nhiều hệ luỵ như ùn tắc giao thông, ngập nước, ô nhiễm môi trường, tội phạm phức tạp, thiếu nhà ở, dịch vụ y tế, an toàn thực phẩm suy giảm… Nhiều thách thức phải đối mặt, nhưng việc quản trị đô thị bao gồm công tác dự báo, quy hoạch và điều hành của TP.HCM hiện còn bất cập. Giải quyết được những thách thức này mang ý nghĩa rất quan trọng với sự phát triển của TP.HCM.
Chính vì vậy yêu cầu, ưu tiên hàng đầu với TP là làm thế nào để nâng cao hiệu quả, độ chính xác của công tác dự báo, để có thể đảm bảo ban hành được các chiến lược, chính sách hợp lý nhằm giải quyết được tận gốc các vấn đề và thúc đẩy TP.HCM phát triển kinh tế – xã hội bền vững.
Có thể hiểu ngắn gọn đô thị thông minh như thế nào?
Đô thị thông minh mà TP xây dựng là ứng dụng triệt để công nghệ thông tin không chỉ với bộ máy hành chính để nâng cao công tác quản lý, điều hành, mà còn đối với mọi lĩnh vực đời sống, xã hội liên quan trực tiếp người dân. Tiện ích tạo ra sẽ giúp người dân thuận lợi hơn trong cuộc sống, tương tác với cơ quan nhà nước…
Cụ thể, khi thực hiện đề án thì hiệu quả quản trị đô thị sẽ cải thiện ra sao?
Việc quản trị đô thị sẽ dần chuyển từ trạng thái “bị động” sang trạng thái “chủ động”. Thay vì chỉ phản ứng khi xảy ra sự cố, bức xúc của người dân, chính quyền có thể sử dụng công cụ thu thập dữ liệu từ nhiều nguồn, cùng các công cụ phân tích dữ liệu với những khả năng phân tích thông minh để chiết xuất thông tin, tiên lượng các vấn đề có thể xảy ra, xây dựng các chiến lược phát triển và kịch bản ứng phó phù hợp.
Năm 2018 triển khai 4 trung tâm “thông minh”
 
 
Dân lợi gì từ thành phố thông minh? - ảnh 2
Khi hoàn chỉnh đề án đô thị thông minh, có thể nói chỉ cần với thiết bị điện tử cầm tay, người dân có thể dễ dàng lựa chọn dịch vụ y tế, giáo dục, vui chơi giải trí, biết được khu vực nào kẹt xe, ngập nước… để chủ động về mặt thời gian, có hướng di chuyển phù hợp
Dân lợi gì từ thành phố thông minh? - ảnh 3
 
 
 

Bao giờ người dân “thấy” được diện mạo của đô thị thông minh?

Vận hành một đô thị lớn như TP.HCM đòi hỏi phải có đầy đủ các thông tin đa chiều để điều phối xử lý, dự báo, hoạch định chiến lược… Do đó ưu tiên hàng đầu là xây dựng trung tâm dữ liệu dùng chung về hạ tầng đô thị, dân cư, quản lý đầu tư công, quản lý đất đai… Đây là điều kiện tiên quyết để triển khai thành công trung tâm điều hành đô thị thông minh, nơi sẽ khai thác các nguồn thông tin, dữ liệu hằng ngày của TP.HCM trên các lĩnh vực, qua đó giúp ứng cứu, xử lý tình huống và giúp lãnh đạo các cấp điều hành một cách tổng thể.
Tiếp đó là xây dựng trung tâm nghiên cứu mô phỏng dự báo xây dựng chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của TP.HCM. Để đảm bảo an toàn hoạt động cho các trung tâm này, cũng như các hoạt động khác của TP khi đô thị thông minh hình thành, không thể thiếu việc đảm bảo an toàn bảo mật thông tin. Do đó, việc thành lập trung tâm an toàn thông tin là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng, đặc biệt là trong tình hình hết sức phức tạp hiện nay.
Hiện nay, mỗi quận, huyện, sở ngành đều có ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành, giải quyết thủ tục hành chính cho người dân theo hướng đô thị thông minh. Tuy nhiên, tính liên thông và đồng bộ chưa cao, dữ liệu dùng chung chưa có cũng dẫn đến nhiều bất cập. Do đó, TP.HCM lên kế hoạch trong năm 2018 sẽ chọn được nhà đầu tư để triển khai xây dựng 4 trung tâm này. Kế hoạch đến năm 2025 cơ bản xây dựng được đô thị thông minh.
Phạm vi đề án rất rộng, có nơi người ta tài trợ cho mình, có nơi làm theo hình thức BT (xây dựng – chuyển giao), có nơi mình thuê dịch vụ công… Một phần cũng do đề án liên tục được cập nhật nên kinh phí chưa xác định cụ thể, nhưng tinh thần là xã hội ho, tiết kiệm ngân sách ở mức tối đa. Ví dụ như trung tâm an toàn thông tin thì mình lập công ty cổ phần để làm chứ không bỏ vốn ngân sách. Trung tâm dữ liệu thì khi người dân, doanh nghiệp tham gia truy xuất thông tin tiện ích cũng phải đóng góp tiền, chứ không phải miễn phí. TP.HCM cũng đã làm việc với Ngân hàng Thế giới và bước đầu đã có cam kết tài trợ kinh phí để thực hiện.
Dân lợi gì từ thành phố thông minh? - ảnh 4

 Lực lượng trật tự đô thị Q.Bình Thạnh (TP.HCM) tiếp nhận và xử lý vi phạm thông qua thiết bị điện tử cầm tayẢNH: ĐÀO NGỌC THẠCH

Vấn đề người dân quan tâm nhất là họ được lợi gì từ đề án này?
Tầm nhìn của đề án đặt người dân là trung tâm của đô thị, theo đó người dân sẽ có chất lượng sống và môi trường làm việc tốt, được phục vụ tốt và có thể tham gia vào quá trình giám sát, quản lý, xây dựng TP.
Với lĩnh vực giải quyết thủ tục hành chính, việc liên thông điện tử trong đô thị thông minh sẽ giúp người dân, doanh nghiệp có thể ở nhà nộp hồ sơ, thanh toán chi phí thủ tục qua mạng và cũng ở nhà nhận kết quả thông qua bưu điện. Mỗi một sở ngành là đầu mối tiếp nhận dịch vụ công nào thì phải chủ động liên thông với các sở ngành, đơn vị khác có liên quan để giải quyết, đồng thời trả kết quả cuối cùng, không để người dân phải lo vác hồ sơ chạy lòng vòng. Những công cụ kiểm soát hiện đại sẽ kiểm soát được quy trình giải quyết hồ sơ, chặn đứng việc cán bộ thụ lý ngâm hồ sơ, sách nhiễu, gây phiền hà người dân.
Hay như việc khám chữa bệnh ở các bệnh viện công sẽ được đăng ký giờ khám, dịch vụ, lựa chọn bác sĩ qua mạng, thay vì phải đến chầu chực xếp hàng mất nhiều thời gian như hiện nay; thậm chí ở trong nước có thể đăng ký khám, hội chẩn với bác sĩ, chuyên gia y tế nước ngoài…
Bên cạnh đó, các dịch vụ tích hợp xuyên suốt giúp nâng cao tiện ích cho người dân như vé điện tử liên thông các hệ thống giao thông công cộng. Việc thí điểm xây dựng hồ điều tiết theo công nghệ mới của Nhật Bản ở Q.Thủ Đức, hệ thống máy bơm thông minh ở Q.Bình Thạnh… đã thực hiện, sẽ được nhân rộng trong tương lai, giúp người dân giảm thiểu rủi ro trước tình trạng ngập nước.
Thông tin quy hoạch đô thị, thị trường, các ngành nghề… được tích hợp vào trung tâm dữ liệu dùng chung, giúp doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc tiếp cận thị trường, thủ tục, đề ra kế hoạch, chiến lược kinh doanh của mình có tính khả thi hơn. Khi hoàn chỉnh đô thị thông minh, có thể nói chỉ cần với thiết bị điện tử cầm tay, người dân có thể dễ dàng lựa chọn dịch vụ y tế, giáo dục, vui chơi giải trí, biết được khu vực nào kẹt xe, ngập nước… để chủ động về mặt thời gian, có hướng di chuyển phù hợp.
Có thể theo dõi tội phạm di chuyển trên đường
Dân lợi gì từ thành phố thông minh? - ảnh 5

Theo dõi đường phố qua camera tại Trung tâm giám sát an ninh công cộng Q.5ẢNH: ĐỘC LẬP


“Mới đây, TP.HCM kết hợp với 1 doanh nghiệp nước ngoài để đầu tư hệ thống camera an ninh, có thể kiểm soát tình hình và quản lý giao thông, an ninh trật tự một cách thông minh nhất. Hệ thống camera này không chỉ ghi nhận và chiếu hình ảnh đơn thuần, mà trên cơ sở dữ liệu nhập vào hệ thống, hệ thống này còn có thể giúp nhận diện, phân tích, chọn lọc những đối tượng phạm pháp hình sự nếu có di chuyển trên địa bàn TP. Tất cả các ứng dụng đều dựa trên một khung nền tảng công nghệ chung, để khi mình hoàn thiện các trung tâm chính thì đều kết nối được, dễ dàng điều hành, tiết kiệm chi phí đầu tư”, ông Trần Vĩnh Tuyến cho biết.
Ý KIẾN
Giải quyết triệt để hồ sơ trễ hẹn
Dân lợi gì từ thành phố thông minh? - ảnh 6

       

Cá nhân, tổ chức luôn đặt ra yêu cầu đối với cơ quan hành chính nhà nước trong việc giải quyết hồ sơ hành chính phải công khai, minh bạch, đơn giản, đúng hẹn, không phải chạy chọt… Thực tế, do hiện nay việc liên thông “một cửa điện tử” chưa thật sự “thông” nên những văn bản đi từ sở này qua sở khác có lúc mất đến cả chục ngày, dẫn đến hệ luỵ phiền toái mà người dân phải chịu là hồ sơ trễ hẹn.

Đô thị thông minh phải giải quyết triệt để hồ sơ trễ hẹn, xem đây là một trong những trọng tâm cải cách hành chính của TP.HCM, đảm bảo phải tăng tỷ lệ đúng hẹn gần đến con số tuyệt đối. Đó là cơ sở đánh giá trách nhiệm người đứng đầu, nếu anh không làm tròn thì anh phải bị thay. Nói gì thì nói, đô thị thông minh cũng do con người xây dựng, vận hành, quản lý… Do đó, đội ngũ cán bộ, công chức trong đô thị thông minh cũng cần phải được nâng chất, nâng tầm, những trường hợp “sáng cắp ô đi, chiều cắp ô về” phải bị loại khỏi bộ máy hành chính.
Ông Lê Hoài Trung (Phó giám đốc thường trực Sở Nội vụ TP.HCM)
Không nên quá dàn trải
Dân lợi gì từ thành phố thông minh? - ảnh 7

       

Với một đô thị 13 triệu dân và đang đối mặt với nhiều áp lực về quá tải hạ tầng như TP.HCM hiện nay, thì việc có đề án để xây dựng được đô thị thông minh là cần thiết, nhưng không nên quá dàn trải.

Một vấn đề chúng ta phải đặc biệt chú ý, là áp lực nào lớn nhất mà TP.HCM đối mặt thì ưu tiên giải quyết trước. Việc tin học hoá đến tận xã, phường là cần thiết, nhưng tôi cho rằng cấp thiết hơn là việc có ứng dụng công nghệ phù hợp vào lĩnh vực giao thông, hạ tầng để làm sao người dân biết được chỗ nào bị tai nạn, chỗ nào sửa đường, kẹt xe, ngập nước… để “né”. Cần có ngay một trung tâm giao thông thông minh vì lĩnh vực này ảnh hưởng trực tiếp, hằng ngày đến đời sống người dân. Đề án “Đô thị thông minh” phải có những hạng mục công trình “giải” ngay được những bất cập dân sinh, để người dân cảm nhận ngay được, thụ hưởng ngay được các tiện ích, nếu không sẽ dễ rơi vào chuyện xa vời.
TP.HCM cũng cần phải tạo điều kiện cho người dân tham gia tích cực vào quá trình giám sát, xây dựng và phát triển đô thị, để qua đó biến tiếng nói của người dân thành các sản phẩm, giá trị cụ thể. Đồng thời doanh nghiệp có thể tận dụng nguồn dữ liệu mở để phát huy tinh thần sáng tạo, khởi nghiệp nhằm xây dựng ngày càng nhiều các dịch vụ tiện ích.
Ông Lâm Thiếu Quân (Giám đốc Công ty CP công nghệ Tiên Phong)
Đình Phú (ghi)



Đình Phú 
(thực hiện)