16/11/2024

Đừng để giáo sư phải ‘đứng dưới’ trưởng bộ môn!

Hôm qua, tại Hà Nội, Bộ GD-ĐT đã tổ chức hội nghị tổng kết việc thực hiện luật Giáo dục ĐH. Tất cả ý kiến tại hội nghị đều chỉ ra những bất cập của luật và đề nghị sửa đổi, bổ sung theo hướng tạo điều kiện cho ĐH VN hội nhập quốc tế.

 

Đừng để giáo sư phải ‘đứng dưới’ trưởng bộ môn!

Hôm qua, tại Hà Nội, Bộ GD-ĐT đã tổ chức hội nghị tổng kết việc thực hiện luật Giáo dục ĐH. Tất cả ý kiến tại hội nghị đều chỉ ra những bất cập của luật và đề nghị sửa đổi, bổ sung theo hướng tạo điều kiện cho ĐH VN hội nhập quốc tế.




Buổi lễ trao chứng nhận giáo sư, phó giáo sư tại ĐH Quốc gia Hà Nội năm 2016ẢNH: BÙI TUẤN

Giáo sư là vị trí chuyên môn cao nhất
Theo nhiều đại biểu, một trong những bất cập của luật Giáo dục ĐH ban hành năm 2012 là không tạo được hành lang pháp lý đề cao vai trò của người làm chuyên môn trong các cơ sở đào tạo.
Ông Hoàng Minh Sơn, Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, nêu ý kiến: “Đối với một trường ĐH thì các vị trí giáo sư (GS), phó GS đóng vai trò hết sức quan trọng, và điều này phải được quy định rõ trong luật. Trên cơ sở đó, Chính phủ quy định tiêu chuẩn cụ thể và quy trình công nhận, bổ nhiệm”.
Định nghĩa GS mà ông Sơn đề xuất bổ sung vào luật là: “GS là vị trí chuyên môn cao nhất của giảng viên trong trường ĐH. Người có chức danh GS là người đứng đầu và được bổ nhiệm phụ trách một lĩnh vực chuyên môn hẹp trong trường ĐH, có uy tín chuyên môn cao trong nước và có công trình khoa học được quốc tế công nhận”.
Ông Sơn còn chỉ ra sự vênh nhau giữa luật Giáo dục ĐH và luật Viên chức, từ đó dẫn đến những vấn đề bất ổn về chức danh giảng viên. Trong thực tế, không ít GS hay PGS vẫn phải “đứng dưới” một trưởng bộ môn ngay cả về “tiếng nói chuyên môn” bởi quan niệm quản lý hành chính. Hệ lụy của điều này là việc thu hút các nhà khoa học trẻ ở nước ngoài hay từ công nghiệp về trường làm việc gặp nhiều trở ngại.
Ông Nguyễn Trọng Hoài, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế TP.HCM, cũng cho rằng cần đảm bảo sự nhất quán giữa luật Viên chức và luật Giáo dục ĐH. Phải sửa đổi, bổ sung các quy định thu hút, tạo động lực làm việc cho giảng viên theo hướng nhà nước quy định các tiêu chuẩn tối thiểu đối với các vị trí việc làm của ngạch giảng viên.
Đừng để giáo sư phải 'đứng dưới' trưởng bộ môn! - ảnh 2

TIN LIÊN QUAN

Cẩn trọng với ‘bẫy’ xếp hạng đại học

Sự kiện một nhóm chuyên gia độc lập công bố bảng xếp hạng đại học VN gây tranh luận mới đây không chỉ vì là bảng xếp hạng đầu tiên trong nước, mà còn thể hiện nhu cầu “khát” xếp hạng đại học trong đời sống xã hội. 
Luật phải phù hợp với quốc tế
Một trong những bất hợp lý của luật Giáo dục ĐH mà nhiều đại biểu chỉ ra là quy định “không giống ai” về phân tầng, xếp hạng ĐH. Theo bà Vũ Thị Lan Anh, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Luật Hà Nội, nhằm phù hợp với thông lệ quốc tế về phân tầng và xếp hạng, nên để các trường ĐH được quyền tự xác định hướng phát triển của mình và có thể thay đổi tùy vào điều kiện và nhu cầu của từng giai đoạn, chứ không nên quy định cứng trong luật. Việc xếp hạng nên để các tổ chức xếp hạng độc lập (chứ không phải là cơ quan nhà nước) thực hiện theo các quy định của pháp luật.
Bà Lê Thị Thu Thủy, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Ngoại thương, cũng nêu một số vấn đề cản trở tiến trình hội nhập của nền ĐH như luật quy định việc đầu tư của trường ĐH ra nước ngoài chưa cụ thể. Ông Nguyễn Khắc Thành, Hiệu trưởng Trường ĐH FPT, thì đề xuất luật cần phải sửa đổi phần về hợp tác quốc tế và chú ý đến sự thay đổi của mô hình tổ chức đào tạo mới.

 

Quý Hiên