10/01/2025

Áp lực thi cử là rào cản đổi mới giáo dục

Sáng 19.9, tại Hà Nội, Bộ GD-ĐT phối hợp với Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên Hiệp Quốc (UNESCO) công bố báo cáo phân tích giáo dục phổ thông VN giai đoạn 2011 – 2015.

 

Áp lực thi cử là rào cản đổi mới giáo dục

Sáng 19.9, tại Hà Nội, Bộ GD-ĐT phối hợp với Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên Hiệp Quốc (UNESCO) công bố báo cáo phân tích giáo dục phổ thông VN giai đoạn 2011 – 2015.

 

 

 

Theo đánh giá, thời gian dành cho hoạt động nhóm ở trường học quá ít 

 /// Ảnh: Ngọc Thắng

Theo đánh giá, thời gian dành cho hoạt động nhóm ở trường học quá ítẢNH: NGỌC THẮNG

Đây là giai đoạn đầu tiên thực hiện chiến lược phát triển giáo dục VN 2011 – 2020. Cũng là giai đoạn T.Ư có nhiều chính sách quan trọng gắn với phát triển giáo dục phổ thông và chuẩn bị cho đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục sau năm 2015.

Khó phát triển năng lực
Chiến lược phát triển giáo dục 2011 – 2020 nêu rõ, tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá kết quả học tập, rèn luyện theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo và năng lực tự học của người học. Do chưa có đánh giá kết quả dạy học theo hướng phát triển năng lực cho học sinh (HS) trên phạm vi toàn quốc, một nghiên cứu chuyên đề tại 3 tỉnh, thành phố là Gia Lai, Long An và Hà Nội về nội dung này đã được thực hiện.
Theo báo cáo, qua trao đổi, dự giờ, nhóm nghiên cứu chỉ ra rằng việc giáo viên (GV) sử dụng các kỹ thuật dạy học cụ thể nhằm phát triển từng năng lực của HS còn nhiều hạn chế. Ví dụ, việc dạy học theo nhóm nhỏ còn tồn tại một số vấn đề như: số lượng HS trong nhóm quá đông, thời gian dành cho hoạt động nhóm quá ít, nhiệm vụ không thực sự thích hợp với yêu cầu hoạt động nhóm, chưa có những yêu cầu, hướng dẫn hợp lý kịp thời… Điều này có thể dẫn tới việc học nhóm còn hình thức, chưa thực sự hiệu quả, thậm chí ảnh hưởng không tốt tới kết quả HS. Việc hướng dẫn HS về cách học cũng chưa thực sự được chú trọng, mà chủ yếu quan tâm tới việc lĩnh hội kiến thức môn học, kết quả làm bài của HS.
Báo cáo cũng cho hay GV còn những ý kiến băn khoăn về việc đảm bảo đồng thời thực hiện các mục tiêu phát triển năng lực với việc thực hiện mục tiêu về các kỹ năng cơ bản như đọc, viết, tính toán hay đáp ứng thi cử.
Áp lực thi cử, đặc biệt ở THPT, là một rào cản trong việc đổi mới phương pháp dạy học ở các trường THPT. GV vẫn tập trung nhiều vào việc cung cấp kiến thức cho HS, chưa quan tâm thỏa đáng đến việc phát triển năng lực và phẩm chất cho HS. Mặt khác, tâm lý và nhận thức của nhiều cha mẹ HS vẫn nặng về thành tích điểm số.
Ngoài ra, cơ sở vật chất, điều kiện đảm bảo cho việc thực hiện dạy và học phát triển năng lực như phòng học, trang thiết bị và đặc biệt là tài liệu sách hướng dẫn còn thiếu, số HS trên lớp còn đông… chưa tương thích với phương pháp dạy và học mới.

Nâng chuẩn giáo viên để đáp ứng chương trình mới
Với khoảng 900.000 GV phổ thông, mục tiêu có đủ GV thực hiện giáo dục toàn diện theo chương trình giáo dục phổ thông, dạy học 2 buổi/ngày… là khả thi căn cứ vào tỷ lệ GV/lớp. Tuy nhiên, báo cáo này chỉ ra rằng số lượng GV ngày càng tăng, nhưng không đồng đều theo vùng miền và theo môn học là thách thức đặt ra khi thực hiện mục tiêu đảm bảo đầy đủ đội ngũ GV ngoại ngữ, tư vấn học đường và hướng nghiệp, GV giáo dục đặc biệt, GV âm nhạc…
Về chất lượng, cơ bản GV các cấp đã đạt chuẩn. Tuy nhiên, để đáp ứng những yêu cầu như đổi mới phương pháp giáo dục, đánh giá đáp ứng nhu cầu đổi mới toàn diện giáo dục theo hướng dạy học phát triển năng lực cho HS thì đòi hỏi chất lượng GV phải được nâng lên.
Áp lực thi cử là rào cản đổi mới giáo dục  - ảnh 2

TIN LIÊN QUAN

Dốc sức đổi mới giáo dục

2017 là năm bản lề cho việc thực hiện đổi mới giáo dục phổ thông (dự kiến bắt đầu từ năm 2018).
Về chính sách với GV, theo báo cáo, so với nhiệm vụ dạy học ngày càng đòi hỏi cao về năng lực, tâm huyết, chuyên môn cũng như những áp lực về kiêm nhiệm, về dạy học tích hợp… thì thu nhập cũng như phúc lợi của GV chưa đáp ứng được nhu cầu cuộc sống.
Nhấn mạnh tới vai trò của đội ngũ nhà giáo trong việc thực hiện chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2016 – 2020, báo cáo nêu khuyến nghị: Nên xem xét việc điều chỉnh mục tiêu về GV trên chuẩn ở các cấp học, thay vào đó cần nâng chuẩn đào tạo GV. Ví dụ chuẩn GV tiểu học cần tối thiểu từ trình độ cao đẳng chứ không chỉ là trung cấp như hiện nay mới đáp ứng được yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới về dạy học tích hợp và phân hoá.

Ngoại ngữ vẫn là điểm yếu

Kết quả đánh giá định kỳ ở cấp quốc gia với một số lớp đầu và cuối cấp học như lớp 5, 6, 9, 11 nhằm theo dõi sự thay đổi về kết quả học tập của HS cho thấy, về tổng thể, tính trung bình, HS đều đạt các chuẩn kiến thức, kỹ năng ở mức trên 50% ở các môn học. Tuy nhiên, có sự khác biệt khá lớn giữa các vùng miền trong cả nước và giữa các môn học, so sánh kết quả giữa các môn học thì ngoại ngữ vẫn là điểm yếu đối với HS VN. Đây chính là rào cản đối với HS VN khi tiếp tục học lên hoặc tham gia thị trường lao động…


Tuệ Nguyễn