Thập giá: Mầu nhiệm tình yêu
Khi đứng trước Thập Giá Chúa Kitô, có hai loại cám dỗ tâm linh. Cám dỗ thứ nhất là nghĩ về một Đấng Kitô mà vắng bóng thập giá, nghĩa là chỉ coi Chúa Kitô là bậc thầy tâm linh chứ không trải qua thập giá, và khi ấy thập giá chỉ hiểu theo một nghĩa tinh thần chứ không thực sự là thế. Cám dỗ thứ hai là nghĩ về thập giá mà vắng bóng Chúa Kitô, nghĩa là đi vào sự vô vọng. Đức Thánh Cha chia sẻ như thế trong Thánh lễ sáng nay tại Nhà nguyện Marta, Thánh lễ Suy tôn Thánh Giá Chúa Kitô.
Thập giá: Mầu nhiệm tình yêu
Khi đứng trước Thập Giá Chúa Kitô, có hai loại cám dỗ tâm linh. Cám dỗ thứ nhất là nghĩ về một Đấng Kitô mà vắng bóng thập giá, nghĩa là chỉ coi Chúa Kitô là bậc thầy tâm linh chứ không trải qua thập giá, và khi ấy thập giá chỉ hiểu theo một nghĩa tinh thần chứ không thực sự là thế. Cám dỗ thứ hai là nghĩ về thập giá mà vắng bóng Chúa Kitô, nghĩa là đi vào sự vô vọng. Đức Thánh Cha chia sẻ như thế trong Thánh lễ sáng nay tại Nhà nguyện Marta, Thánh lễ Suy tôn Thánh Giá Chúa Kitô.
Đi xuống và nâng lên
Thập Giá Chúa chính là mầu nhiệm tình yêu. Cây Thánh Giá thật cao quý và diễn tả sự trung thành. Chẳng phải lúc nào cũng dễ dàng yêu mến thập giá. Để có thể yêu mến, chúng ta cần liên tục suy niệm và chiêm ngắm mầu nhiệm tình yêu này. Chúa Giêsu nói với ông Nicôđêmô hai động từ: lên và xuống. Chúa Giêsu từ trời đi xuống, để dẫn chúng ta lên trời. Đây là mầu nhiệm của thập giá, như thánh Phaolô nói: Chúa Giêsu tự hạ đến nỗi vâng lời chịu chết và chết trên thập giá.
Chúa Giêsu đã tự khiêm tự hạ, tự trở nên thấp hèn, chịu sự sỉ nhục, trung thành trọn vẹn trong tình yêu mến dành cho Chúa Cha, và vì thế Thiên Chúa đã tôn vinh Người, đã nâng Người lên. Chỉ khi nào chúng ta hiểu được điều này, chúng ta mới có thể hiểu được ơn cứu rỗi bí ẩn mà tình yêu ấy mang lại cho chúng ta.
Hai loại cám dỗ tâm linh
Tuy nhiên, chẳng hề dễ dàng để hiểu điều ấy, vì có luôn có hai loại cám dỗ: hoặc là Đức Kitô vắng bóng thập giá, hoặc là thập giá vắng bóng Đức Kitô.
Nếu một Đức Kitô mà không có thập giá, thì Đức Kitô ấy là một bậc thầy tâm linh, một bậc thầy tôn giáo, và không có gì hơn. Có lẽ đó cũng là điều mà ông Nicôđêmô đang tìm kiếm. Đó là một loại cám dỗ. Thánh Phaolô đã giận dữ với những người trình bày một Đức Kitô như thế. Vì họ nói về Đức Kitô, nhưng không nói về Đức Kitô chịu đóng đinh. Còn nếu chỉ nói về thập giá mà không nói về Đức Kitô, thì đó chỉ là thập giá của vô vọng. Khi ấy, thập giá chỉ còn là khổ giá, chỉ còn là một trong những thảm kịch của nhân loại.
Phản tỉnh và xin ơn
Thánh Giá Chúa Kitô là mầu nhiệm tình yêu, một tình yêu trung thành và cao quý. Hôm nay chúng ta có thể dành vài phút để tự hỏi lòng mình: Đức Kitô chịu đóng đinh vì tôi, điều này có phải là mầu nhiệm tình yêu chăng? Tôi có đang đi theo một Đức Kitô vắng bóng thập giá, một bậc thầy tinh thần với đầy an ủi và lời khuyên khôn ngoan? Hay tôi có đang đi theo một cây thập tự vắng bóng Chúa Kitô, nghĩa là đi trong than thở vô vọng? Tôi có đi vào mầu nhiệm tình yêu của Chúa, mầu nhiệm tự khiêm tự hạ, trở thành bé nhỏ đến độ hoàn toàn như không, và rồi được Chúa nâng dậy nâng lên?
Nguyện xin Chúa ban ân sủng, để chúng ta có thể hiểu được mầu nhiệm tình yêu này, với trọn tâm hồn, trí khôn, sức lực, với trọn con người mình.
Thập Giá Chúa chính là mầu nhiệm tình yêu. Cây Thánh Giá thật cao quý và diễn tả sự trung thành. Chẳng phải lúc nào cũng dễ dàng yêu mến thập giá. Để có thể yêu mến, chúng ta cần liên tục suy niệm và chiêm ngắm mầu nhiệm tình yêu này. Chúa Giêsu nói với ông Nicôđêmô hai động từ: lên và xuống. Chúa Giêsu từ trời đi xuống, để dẫn chúng ta lên trời. Đây là mầu nhiệm của thập giá, như thánh Phaolô nói: Chúa Giêsu tự hạ đến nỗi vâng lời chịu chết và chết trên thập giá.
Chúa Giêsu đã tự khiêm tự hạ, tự trở nên thấp hèn, chịu sự sỉ nhục, trung thành trọn vẹn trong tình yêu mến dành cho Chúa Cha, và vì thế Thiên Chúa đã tôn vinh Người, đã nâng Người lên. Chỉ khi nào chúng ta hiểu được điều này, chúng ta mới có thể hiểu được ơn cứu rỗi bí ẩn mà tình yêu ấy mang lại cho chúng ta.
Hai loại cám dỗ tâm linh
Tuy nhiên, chẳng hề dễ dàng để hiểu điều ấy, vì có luôn có hai loại cám dỗ: hoặc là Đức Kitô vắng bóng thập giá, hoặc là thập giá vắng bóng Đức Kitô.
Nếu một Đức Kitô mà không có thập giá, thì Đức Kitô ấy là một bậc thầy tâm linh, một bậc thầy tôn giáo, và không có gì hơn. Có lẽ đó cũng là điều mà ông Nicôđêmô đang tìm kiếm. Đó là một loại cám dỗ. Thánh Phaolô đã giận dữ với những người trình bày một Đức Kitô như thế. Vì họ nói về Đức Kitô, nhưng không nói về Đức Kitô chịu đóng đinh. Còn nếu chỉ nói về thập giá mà không nói về Đức Kitô, thì đó chỉ là thập giá của vô vọng. Khi ấy, thập giá chỉ còn là khổ giá, chỉ còn là một trong những thảm kịch của nhân loại.
Phản tỉnh và xin ơn
Thánh Giá Chúa Kitô là mầu nhiệm tình yêu, một tình yêu trung thành và cao quý. Hôm nay chúng ta có thể dành vài phút để tự hỏi lòng mình: Đức Kitô chịu đóng đinh vì tôi, điều này có phải là mầu nhiệm tình yêu chăng? Tôi có đang đi theo một Đức Kitô vắng bóng thập giá, một bậc thầy tinh thần với đầy an ủi và lời khuyên khôn ngoan? Hay tôi có đang đi theo một cây thập tự vắng bóng Chúa Kitô, nghĩa là đi trong than thở vô vọng? Tôi có đi vào mầu nhiệm tình yêu của Chúa, mầu nhiệm tự khiêm tự hạ, trở thành bé nhỏ đến độ hoàn toàn như không, và rồi được Chúa nâng dậy nâng lên?
Nguyện xin Chúa ban ân sủng, để chúng ta có thể hiểu được mầu nhiệm tình yêu này, với trọn tâm hồn, trí khôn, sức lực, với trọn con người mình.
Tứ Quyết SJ