Sống bám trên trẻ khuyết tật – Kỳ 2: Bị đánh đập và bỏ đói
Thoả thuận xong giá cả và người thân nhận đặt cọc vài triệu đồng là trẻ khuyết tật phải rời nhà, theo chủ đi bán hàng ở bất cứ đâu, từ Sài Gòn, Bà Rịa tới Tiền Giang, Phú Quốc… Dù bị đánh đập, bỏ đói, trẻ cũng phải chấp nhận.
Sống bám trên trẻ khuyết tật – Kỳ 2: Bị đánh đập và bỏ đói
Thoả thuận xong giá cả và người thân nhận đặt cọc vài triệu đồng là trẻ khuyết tật phải rời nhà, theo chủ đi bán hàng ở bất cứ đâu, từ Sài Gòn, Bà Rịa tới Tiền Giang, Phú Quốc… Dù bị đánh đập, bỏ đói, trẻ cũng phải chấp nhận.
TIN LIÊN QUAN
Sống bám trên trẻ khuyết tật: Ngồi không kiếm 5 – 7 triệu đồng/ngày
Tuy nhiên, một người đàn ông cùng khu trọ bức xúc: “Sức người khuyết tật có hạn nhưng chủ lại tham. Sáng kiếm được 1 triệu đồng rồi, chiều còn muốn kiếm thêm 2 – 3 triệu đồng nữa nên bắt con bé đi tới khuya. Có ngày về tới xóm trọ tôi thấy mặt con bé bơ phờ nhưng sáng hôm sau vẫn bị đẩy đi sớm. Làm như vậy người khoẻ còn đổ bệnh, huống gì người khuyết tật. Họ sợ con bé đuối sức không theo được nên mới bắt ăn nhiều, không tiêu hoá được nên phải vào bệnh viện”.
|
Còn ông Lê N.N (hành nghề bán mắt kính dạo ở khu trọ Thắng Lợi) cho biết: “Những ngày bán được nhiều thì đỡ chứ những ngày bán ế là bọn trẻ được chủ đưa về rất muộn. Có khi quá 0 giờ họ mới về”.
TIN LIÊN QUAN
‘Bà mẹ ngoại quốc’ và những đứa con bất hạnh
Trong vai bán máy may dạo, thu nhập bấp bênh, chúng tôi liên lạc với ông Tô Văn Chiến (chuyên thuê người khuyết tật đã 10 năm) đang “hành nghề” ở khu vực chợ Long Khánh (TX.Long Khánh, Đồng Nai) thì được chỉ dẫn: “Muốn làm “nghề” này, trước tiên phải tìm được người khuyết tật theo cùng. Để gia đình người ta giao con cho mình thì phải biết cách mà hứa hẹn. Thông thường nhà càng nghèo, càng khó khăn thì càng dễ thoả thuận”.
|
Ông Chiến nói thêm: “Tìm được người khuyết tật phù hợp thì tới nhà đặt thẳng vấn đề với cha mẹ hoặc người thân của họ để thuê. Lúc này, để gia đình họ yên tâm thì mình cứ hứa hẹn là sẽ chăm sóc con họ tử tế, cho ăn no và tới tháng gửi tiền thuê đầy đủ. Họ có bắt viết giấy thì mình viện cớ giấy tờ lằng nhằng để không phải ký kết gì”.
“Chăn dắt” người khuyết tật là có thật
Một lãnh đạo Sở LĐ-TB-XH TP.HCM xác nhận việc “chăn dắt”, thuê mướn người khuyết tật là có thật và cho biết thêm: “Trong một chuyến công tác ra miền Trung, tôi và một đồng nghiệp đến tìm hiểu một số trường hợp người lang thang tại TP.HCM để đưa họ về địa phương tiếp nhận thì phát hiện thêm là cứ tới mùa hè, có những nhóm người tập hợp học sinh nghỉ hè đưa vào TP.HCM thuê chỗ ở để đi bán vé số”.
Theo vị lãnh đạo này, trước đây vào các đợt lễ, tết, Sở thường phối hợp với địa phương tập trung người lang thang về các cơ sở xã hội. Tuy nhiên, theo quy định mới hiện nay thì địa phương chủ động thống kê số lượng người lang thang, căn cứ vào đó để đề xuất và Sở sẽ phối hợp rà soát chứ không chủ động làm như trước đây.
Ông nhận định: “Bằng cảm quan nhìn từ đường phố, tôi thấy tiến độ xử lý việc này hơi chậm. Yêu cầu cấp thiết hiện nay là các tỉnh thành phải kết hợp chặt chẽ với nhau để khi phát hiện vụ việc thì có cách giải quyết hợp lý. Địa phương cần đứng ra nhìn nhận và đề xuất biện pháp giúp đỡ để họ có việc làm, học tập được ở địa phương, thay đổi cuộc sống. TP.HCM sẽ phối hợp một cách chặt chẽ”.
|
Lam Ngọc