Xử lý nghiêm, không bao che Cảnh sát giao thông ‘ làm luật’.
Bộ Công an đã chỉ đạo cho Công an TP.HCM căn cứ vào thông tin mà báo nêu và chủ động làm việc với báo, với phóng viên có thông tin, tài liệu để làm rõ vụ việc.
Xử lý nghiêm, không bao che Cảnh sát giao thông ‘ làm luật’.
Bộ Công an đã chỉ đạo cho Công an TP.HCM căn cứ vào thông tin mà báo nêu và chủ động làm việc với báo, với phóng viên có thông tin, tài liệu để làm rõ vụ việc.
Trung tướng Nguyễn Văn Sơn – Ảnh: VĂN VIỆT
Bộ Công an đã chỉ đạo cho Công an TP.HCM căn cứ vào thông tin mà báo nêu và chủ động làm việc với báo, với phóng viên có thông tin, tài liệu để làm rõ vụ việc.
“Bộ cũng đề nghị phóng viên có thông tin phản ánh về vụ việc cung cấp để Công an TP.HCM điều tra, kết luận rõ bản chất vấn đề.
Cơ quan công an sẽ làm việc công minh, xác định rõ các cá nhân có liên quan và có hình thức xử lý theo đúng hành vi, mức độ, tính chất vi phạm, không có trường hợp ngoại lệ nào. Đó là chỉ đạo của lãnh đạo bộ với Công an TP.HCM, nếu có vi phạm tiêu cực thì sẽ không có bao che ở đây” – ông Sơn khẳng định.
Liên quan đến thông tin bạn đọc gửi email tới báo Tuổi Trẻ phản ảnh ở rất nhiều nơi cũng xảy ra những câu chuyện tương tự, ông Sơn cho biết lãnh đạo Bộ Công an và lãnh đạo công an các địa phương luôn sẵn sàng tiếp nhận các thông tin đó để xác minh và xử lý.
“Với trách nhiệm chung, báo chí hay người dân có thông tin có thể chuyển đến lãnh đạo công an địa phương đó. Nếu xác minh có vi phạm phải xử lý mạnh để làm trong sạch nội bộ” – ông Sơn khẳng định.
Thứ trưởng Bộ Công an khẳng định thời gian qua lực lượng công an đã có những biện pháp xử lý nghiêm đối với những vụ việc, những cán bộ có hành vi tiêu cực, vi phạm quy định, điều lệ ngành cũng như quy định pháp luật.
Bộ Công an có cơ quan thanh tra, những trường hợp cán bộ chiến sĩ bị tố cáo có tiêu cực đều được cơ quan thanh tra kiểm tra và xử lý nghiêm.
“Tùy mức độ, tính chất hành vi vi phạm sẽ có hình thức xử lý phù hợp. Đã có trường hợp vi phạm bị kỷ luật chuyển khỏi lực lượng hoặc bị xử lý trước pháp luật” – ông Sơn nói.
Về những biện pháp để chấn chỉnh những tiêu cực của CSGT như báo chí phản ánh, trung tướng Sơn cho rằng thời gian qua Bộ Công an đã có nhiều biện pháp và triển khai rộng rãi đến lực lượng trên cả nước.
Đánh giá chung hoạt động của CSGT đã có những chuyển biến tốt, tuy nhiên một số nơi vẫn xảy ra những vi phạm.
“Báo chí là một lực lượng giám sát rất tốt. Nếu có thông tin từ báo chí cung cấp, lãnh đạo bộ sẽ chỉ đạo xử lý nghiêm minh.
Thanh tra Bộ Công an sẽ tăng cường nhiều biện pháp kiểm tra, lãnh đạo công an địa phương cũng cần tăng cường kiểm tra để làm tốt công tác cán bộ và không để sai phạm xảy ra” – ông Sơn nói.
Thiếu tướng Trần Sơn Hà – cục trưởng Cục CSGT, Bộ Công an – cũng cho biết đã yêu cầu CSGT TP.HCM xác minh thông tin báo nêu, làm rõ trách nhiệm những cá nhân liên quan và báo cáo toàn bộ vụ việc về cục.
“Trách nhiệm xử lý vụ việc là của Công an TP.HCM. Quan điểm chung là nếu có vi phạm phải xử lý nghiêm, không bao che” – ông Hà nói.
Tình trạng “mãi lộ” đã được công luận đề cập từ nhiều năm nay khiến dư luận hết sức bức xúc.
Bức xúc trước nhất là đối với những người thực thi công vụ thoái hóa, biến chất, bị đồng tiền làm mờ mắt, cố ý và sẵn sàng “cưa đôi” với người vi phạm.
Lẽ ra ở những tuyến đường trọng điểm, những khúc cua nguy hiểm thì lực lượng CSGT phải hoạt động rất công khai, chú trọng đến điều tiết, hướng dẫn giao thông thay vì có những hành vi mà người ta thường gọi là “anh hùng núp” nhằm bắt người vi phạm để kiếm chác.
Qua những vụ việc được báo chí đề cập như thế này, rất mong Bộ Công an vào cuộc xử lý thật nghiêm, đồng thời tăng cường thanh tra, giám sát hoạt động của lực lượng CSGT để chấn chỉnh, xử lý các sai phạm.
Nhưng về phía người tham gia giao thông vi phạm pháp luật, khi bị dừng xe là móc ví hối lộ để được “giải quyết”, cho qua, cũng cần phải xử lý rất nghiêm.
Chúng ta rất đau lòng khi mỗi năm có đến hàng chục ngàn người chết và bị thương do tai nạn giao thông, trong đó lỗi chủ quan chiếm tỉ lệ rất lớn.
Chính bộ trưởng Bộ Công an cũng nhiều lần đề cập trước Quốc hội về tình trạng coi thường luật lệ, khi ở những ngã ba, ngã tư nếu không thấy bóng dáng CSGT thì người đi đường hay vượt đèn vàng, đèn đỏ.
Để chấn chỉnh tình trạng này, trước mắt vẫn phải xử lý mạnh tay, đảm bảo tính răn đe đối với cả người thực thi công vụ và người dân vi phạm pháp luật.
Phải loại ra khỏi ngành những trường hợp có đủ bằng chứng về hành vi nhận tiền mãi lộ, đồng thời thực hiện xử lý nghiêm trách nhiệm người đứng đầu các đơn vị có cán bộ, chiến sĩ vi phạm.
Nên phát động báo chí, nhân dân giám sát, đấu tranh phát hiện các biểu hiện, hành vi tiêu cực trong thực thi pháp luật về giao thông.
Nguyên nhân của tình trạng này, không phải chúng ta thiếu pháp luật, thiếu chế tài, mà do thực thi pháp luật không nghiêm, để những con sâu mọt trong ngành làm vô hiệu hóa pháp luật, trục lợi cá nhân.
Nhưng sâu xa nhất là phải mạnh mẽ xây dựng văn hóa giao thông trong cộng đồng, cho mọi người dân, đặc biệt là giáo dục thế hệ trẻ.
Nếu mỗi người ra đường tự ý thức rằng vi phạm luật giao thông là coi thường tính mạng của mình, không vi phạm luật thì làm gì có “mãi lộ”.
Cái gốc vẫn là quyết tâm của ngành trong việc đấu tranh với tiêu cực. Quyết tâm đó phải thể hiện trong việc xử lý nghiêm với cán bộ chiến sĩ vi phạm.
Phải sửa đổi, bổ sung quy định pháp luật để tạo cơ chế kiểm soát, giám sát chặt chẽ, ngăn ngừa tiêu cực.
Về công tác kiểm tra, phát hiện vi phạm phải đồng bộ bằng lực lượng giám sát trong ngành công an với lực lượng thi hành công vụ ngoài mặt đường.
Biện pháp kỹ thuật đáng chú ý là hệ thống camera gắn liền với mũ của CSGT làm nhiệm vụ giống như nhiều nước trên thế giới áp dụng.
Camera này vừa ghi lại hình ảnh vi phạm của người vi phạm mà còn kết nối với hệ thống để giúp ngành giám sát luôn hành vi của CSGT.
Bên cạnh đó, hệ thống camera giao thông cũng phải được trang bị tốt để hỗ trợ giám sát lực lượng CSGT.
Mỗi lần bị CSGT nhũng nhiễu thì người dân tỏ thái độ bức xúc, thế nhưng phải thấy rằng người dân khi bị vi phạm thì hay xin xỏ, giảm càng nhẹ càng tốt.
Chính việc xin xỏ đã tạo điều kiện cho người thi hành công vụ tiêu cực và tiêu cực nhiều hơn. Vì vậy, về phía người dân cần được tuyên truyền để chấp hành luật lệ, kể cả việc chấp hành nghiêm việc bị xử phạt khi có vi phạm.
“Đề cao trách nhiệm của người chỉ huy”
Tạm đình chỉ công tác 3 CSGT
Trao đổi với Tuổi Trẻ tối 8-9, trung tướng Lê Đông Phong, giám đốc Công an TP.HCM, nói: “Khi đánh giá, xem xét sai phạm của bất cứ cán bộ, chiến sĩ nào thì cần phải quy cả trách nhiệm cho cấp chỉ huy, người đứng đầu.
Ban giám đốc đã, đang và sẽ tiếp tục chỉ đạo thực hiện việc kiểm tra, chấn chỉnh, xử lý các trường hợp có sai phạm và quy trách nhiệm liên đới của người chỉ huy”.
Tướng Phong cho biết: “Trong thời gian tới, việc đề cao trách nhiệm của người đứng đầu, chỉ huy các cấp sẽ được chú trọng hơn, quy định chi tiết, cụ thể hơn nữa.
Chính người chỉ huy từ cấp cơ sở mà thực hiện nghiêm, gương mẫu, thường xuyên đôn đốc, kiểm tra, giám sát và chấn chỉnh cán bộ chiến sĩ kịp thời thì việc sai phạm, tiêu cực chắc chắn được giảm thiểu”.
Theo trung tướng Lê Đông Phong, hiện đã tạm đình chỉ công tác 3 cán bộ của đội CSGT Tân Sơn Nhất mà báo Tuổi Trẻ phản ánh để xác minh, xử lý.
Liên quan tới các vấn đề mà người dân phản ảnh về tình trạng “người tiếp thị sữa” hỗ trợ CSGT khi làm nhiệm vụ, trung tướng Lê Đông Phong nói: “Lực lượng CSGT làm nhiệm vụ phải luôn tuân thủ quy định pháp luật, quy trình của ngành. Hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát có rất nhiều hình thức và thường xuyên thực hiện.
Qua đó đã phát hiện một số sai phạm và đều được xử lý nghiêm. Có trường hợp đã tước danh hiệu Công an nhân dân, khởi tố, truy tố trước pháp luật.
Quan điểm của Đảng ủy, ban giám đốc Công an TP rất thống nhất và cương quyết trong xử lý sai phạm, không bao che, dung túng cho bất cứ trường hợp nào”.