12/01/2025

Để chọi trâu thành sản phẩm du lịch văn hoá

Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng có thể biến lễ hội chọi trâu Đồ Sơn (TP.Hải Phòng) thành một sản phẩm du lịch nếu biết cách tổ chức.

Để chọi trâu thành sản phẩm du lịch văn hoá

Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng có thể biến lễ hội chọi trâu Đồ Sơn (TP.Hải Phòng) thành một sản phẩm du lịch nếu biết cách tổ chức.



Chọi trâu ở Đồ Sơn có thể thành sản phẩm du lịch nếu tổ chức tốt /// Ảnh: Lưu Quang Phổ

 

Chọi trâu ở Đồ Sơn có thể thành sản phẩm du lịch nếu tổ chức tốtẢNH: LƯU QUANG PHỔ

Không đồng ý cấm chọi trâu
Bất chấp việc trâu chọi húc chết chủ hồi tháng 7 tại lễ hội chọi trâu Đồ Sơn, GS Tô Ngọc Thanh, Chủ tịch Hội Văn hóa văn nghệ dân gian, cho rằng không thể căn cứ vào đó để cấm chọi trâu được vì chỉ là một tai nạn. Càng không thể căn cứ vào ý kiến của những người bảo vệ động vật để cấm tổ chức thực hành di sản văn hoá phi vật thể này. “Hội Bảo vệ động vật can thiệp vào đời sống văn h hơi nhiều. Chúng ta đừng nghĩ đó là quốc tế, trong khi đó chỉ là một nhóm người”, ông Thanh nói tại toạ đàm Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và tổ chức lễ hội chọi trâu Đồ Sơn, Hải Phòng do Bộ VH-TT-DL tổ chức tại Hà Nội ngày 7.9.
“Cũng từng có quan điểm rằng nên cấm một số lễ hội từ cuối thế kỷ 19, nhưng các nhà nhân học đã bác bỏ quan điểm này lâu rồi. Chúng ta cũng đừng nghĩ văn hóa theo kiểu văn hoá này mới hay, phong tục kia là lạc hậu, văn hóa nọ mới cấp tiến. Thứ nữa, người dân mới là người quyết định giữ hay không giữ di sản này. Quan điểm cấm, dừng lễ hội là quan điểm quan phương cũ kỹ cần bỏ đi”, TS Trần Hữu Sơn, Phó chủ tịch Hội Văn hoá văn nghệ dân gian, phát biểu.
GS Nguyễn Chí Bền, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu văn hoá nghệ thuật quốc gia, cho biết chúng ta từng cấm lễ hội Phủ Dầy, nhưng sau đó nó đã trở thành di sản phi vật thể quốc gia. Thậm chí lễ hội đâm trâu ở Tây nguyên cũng từng bị thành kiến. “Năm 2004 đến đầu 2005, tôi được giao chủ trì xây dựng hồ sơ Không gian văn h cồng chiêng. Khi làm băng để nộp cho UNESCO, có người bảo tôi bỏ đoạn đâm trâu ra khỏi băng. Nhưng tôi vẫn giữ hình ảnh đó trong phim, vì tôi nghĩ đến nhà dân tộc học Condominas. Ông ấy rất hiểu Tây nguyên và cho rằng nếu làm về Tây nguyên mà không có đâm trâu là đang lừa dối”, ông Bền nói.
Còn PGS-TS Từ Thị Loan, Viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia, cho rằng ở nhiều nước, người ta vẫn giữ nguyên các phong tục hiến sinh như giết dê trong các lễ của người Hồi giáo, Ấn Độ. Thậm chí còn có thể biến thành môn thể thao hoặc thu hút khách du lịch như đấu bò tót ở Tây Ban Nha.
Xây dựng sản phẩm du lịch chọi trâu
Tuy nhiên, GS Bền cho rằng xây hàng rào các loại chỉ là giải pháp tình thế. “Tôi ủng hộ người dân Đồ Sơn cũng như chính quyền tiếp tục lễ hội, nhưng duy trì như cũ thì không được. Dứt khoát phải đổi mới mô hình tổ chức. Phải xây dựng một đề án tổ chức lễ hội chọi trâu Đồ Sơn”, ông Bền nói.
Mô hình tổ chức, quản lý này nếu có, theo GS Lê Hồng Lý, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu văn h, phải tính đến yếu tố dịch vụ và thương mại. Một phần vì hàng vạn người đổ đến thì việc làm dịch vụ là đương nhiên phải có. Phần nữa vì đây chính là một tài nguyên du lịch mà không phải địa phương nào cũng may mắn sở hữu. “Làm du lịch, dịch vụ phải giao cho người có nghề mới làm được”, ông Lý nói.
PGS-TS Lương Hồng Quang, Phó viện trưởng Viện Văn h nghệ thuật quốc gia, cho rằng không nên lập lờ giữa việc chọi trâu tại sân vận động như vừa qua với chọi trâu truyền thống. Theo ông, lễ hội chọi trâu Đồ Sơn có hai phần tách biệt. Phần nghi lễ truyền thống tại các làng, do làng tự tổ chức tế tự. Phần tổ chức chọi trâu ở sân vận động như một sự kiện tiếp nối truyền thống. Đây là phần kế thừa truyền thống và nâng cao, nên được tổ chức bằng công nghệ tổ chức sự kiện.
Theo TS Trần Hữu Sơn, có thể xây dựng sản phẩm du lịch lễ hội chọi trâu Đồ Sơn gồm ba bộ phận. Bộ phận hạt nhân là lễ hội chọi trâu, từ nghi lễ khai hội đến các kháp đấu trâu hấp dẫn. Dịch vụ bán vé là chủ đạo, là nguồn thu quan trọng nhất, nhưng vẫn có các dịch vụ khác như dâng lễ, mua sắm đồ lễ cúng thần. Bộ phận bổ trợ là ăn uống, đi lại, ngủ nghỉ. Nếu làm dịch vụ bổ trợ tốt, nguồn thu thậm chí còn hơn bộ phận hạt nhân. Bộ phận dịch vụ hoàn thiện là chăm sóc khách hàng, khuyến mãi, mời chào khách du lịch.
Về vai trò của quản lý nhà nước với chọi trâu Đồ Sơn, các nhà nghiên cứu cho rằng dù là lễ hội của nhân dân cũng không thể phủ nhận vai trò quản lý nhà nước. Chẳng hạn, việc quản lý sẽ tránh được chuyện tráo trâu thường vào trâu chọi để bán thịt với giá cao, thậm chí lên đến 6 triệu đồng/kg. Quản lý nhà nước cũng sẽ rà soát để giới hạn quy mô cặp đấu trâu, hay điều gì không phải như trong hồ sơ di sản. “Chúng ta phải giảm số lượng trâu tham gia chọi, chỉ để mỗi phường một trâu tham gia chọi, hay giới hạn quy mô có 8 cặp đấu. Cũng cần có lộ trình thực hiện cho các năm kế tiếp theo hướng thu gọn lại, vì ý nghĩa giá trị lễ hội không phụ thuộc vào quy mô tổ chức lớn hay nhỏ. Việc tổ chức đấu loại không đúng như hồ sơ được công nhận nên cũng sẽ chỉ tổ chức một trận đấu duy nhất vào ngày 9.8 âm lịch”, Thứ trưởng VH-TT-DL Trịnh Thị Thủy nói.
Giải pháp của Hải Phòng
TP.Hải Phòng mang tới buổi toạ đàm phương án tổ chức chọi trâu tới đây nếu được tổ chức lại. Theo đó, các trại trâu dưới gầm khán đài đều được gia cố. Các hàng rào cũng được thu nhỏ, cố định hàng rào mắt cáo vào cọc bê tông. Đường thoát trâu được tổ chức theo hình zích zắc. Trong đó, có cọc bê tông, hàn sắt ngang để buộc lốp ô tô cũ nhằm tránh va đập. Độ rộng cuối đường thoát trâu chỉ rộng bằng chiều ngang của trâu để tránh trâu quay đầu và dễ bắt trâu. Những người dắt trâu vào sân, vị trí trọng tài, vị trí chủ trâu cũng được quy định. Các chủ trâu phải làm dây khuyên mũi cho trâu để thuận lợi khi bắt trâu. Lực lượng bảo vệ có tổ bắt trâu. “Kinh phí thực hiện các công việc trên dự kiến là 700 triệu đồng, được trích từ nguồn thu của lễ hội hằng năm”, ông Đinh Xuân Nguyên, Giám đốc Trung tâm văn hoá thông tin và thể thao Q.Đồ Sơn, cho biết.

 

Trinh Nguyễn