28/11/2024

‘Chuyển’ sân trường từ sân thượng xuống đất

Việc “chuyển” sân trường từ sân thượng xuống đất mất tới 30 năm mới làm được. Sự kiện khánh thành Trường tiểu học Huỳnh Mẫn Đạt (Q.5, TP.HCM) dịp khai giảng này là như thế. Nhiều phụ huynh và thầy trò mừng đến… cay mắt.

 

‘Chuyển’ sân trường từ sân thượng xuống đất

Việc “chuyển” sân trường từ sân thượng xuống đất mất tới 30 năm mới làm được. Sự kiện khánh thành Trường tiểu học Huỳnh Mẫn Đạt (Q.5, TP.HCM) dịp khai giảng này là như thế. Nhiều phụ huynh và thầy trò mừng đến… cay mắt.




Trước đây, vì ở dưới không có sân nên giờ ra chơi học sinh phải lên sân thượng vui đùa /// Ảnh: Ph.Anh

Trước đây, vì ở dưới không có sân nên giờ ra chơi học sinh phải lên sân thượng vui đùaẢNH: PH.ANH

“Con yêu trường của con”
Trường được xây dựng tại số 5 Huỳnh Mẫn Đạt trên khu đất có diện tích gần 1.200 m2 với quy mô 1 trệt, 4 lầu bao gồm 20 phòng học và các phòng chức năng.
Chị Huỳnh Thảo Nhiên, phụ huynh lớp 3, nghẹn ngào: “Sau 2 năm, bé được chuyển sang học trường mới, tôi mới thấy bớt cảm giác có lỗi với con vì không đủ điều kiện tìm cho con một chỗ học tốt hơn, khang trang hơn. Từ nay tôi đã phần nào yên tâm vì con được học, được chơi trong môi trường mà bất cứ học sinh (HS) nào cũng có quyền được thụ hưởng”. Còn bé Mẫn Nhi, trước khi chia tay mẹ để bước vào trường, nói: “Con yêu trường của con”!


 
 
'Chuyển' sân trường từ sân thượng xuống đất - ảnh 2
Là người lớn, mình có thể vượt qua khó khăn, thiếu thốn nhưng với trẻ, hằng ngày phải học tập trong một cơ sở thiếu thốn trăm bề, thấy tình thương dành cho các con vẫn chưa đủ

'Chuyển' sân trường từ sân thượng xuống đất - ảnh 3
 
Cô giáo Bùi Thị Trâm

 

Vui không thể tả xiết là cô Bùi Thị Trâm, một giáo viên bám trụ ở trường từ những ngày đầu thành lập. Cô Trâm tâm sự: “Là người lớn, mình có thể vượt qua khó khăn, thiếu thốn nhưng với trẻ, hằng ngày phải học tập trong một cơ sở thiếu thốn trăm bề, thấy tình thương dành cho các con vẫn chưa đủ”. Cô nói thêm: “Nhiều gia đình có điều kiện, khi biết con được phân tuyến vào học trường này đều xin sang trường khác. Vì vậy những bé ở lại học với các cô khiến chúng tôi thấy càng phải bù đắp nhiều hơn. Các con thật sự xứng đáng được hưởng nhiều điều tốt đẹp hơn nữa”.

Bắt đầu từ hôm nay, cô Hiệu trưởng Huỳnh Thị Bực sẽ tự tin mỗi sáng đứng ở một góc khuất để dõi theo từng ánh mắt vui mừng của phụ huynh, nụ cười của HS khi bước chân vào trường. Điều tưởng chừng đơn giản ấy nhưng nhiều năm qua cô cảm thấy khó khăn, không dám chứng kiến vì lo sợ HS có cảm giác mỗi ngày đến trường không là ngày vui.
Giã từ biệt danh “1-0-2”
Không vui mừng, hạnh phúc sao được nếu nhớ về hình ảnh bao năm qua của ngôi trường cũ với rất nhiều biệt danh không giống ai như “trường học trên không”, “trường học đóng hộp”, “trường 1-0-2” (trường có một không hai)…
Ngôi trường cũ nằm ở số 40 Huỳnh Mẫn Đạt, gồm 19 phòng học bít bùng được cải tạo từ 2 căn nhà phố, xây dựng trước năm 1975. Để vào lớp, hằng ngày HS phải leo cầu thang chật hẹp, tăm tối. HS hoàn toàn không có sân chơi. Nơi diễn ra các hoạt động như chào cờ, sinh hoạt tập thể… là sân thượng của ngôi nhà. Nhưng các hoạt động cũng phải luân phiên giữa các khối lớp chứ không đủ để tập trung toàn trường với vài trăm HS. Do đó, tổ chức lễ khai giảng cho tất cả HS của trường là điều không tưởng trong bao năm qua.
'Chuyển' sân trường từ sân thượng xuống đất - ảnh 4

Giờ đây các em học sinh được vui chơi trên sân trường mới ở dưới đất.ẢNH: NGỌC DƯƠNG

Trong bài viết Thiếu sân chơi, thừa dự án “treo” trên Báo Thanh Niên ngày 12.10.2009, Trường tiểu học Huỳnh Mẫn đạt được mô tả với hình ảnh: “Từ nhiều năm nay, trời nắng cũng như trời mưa, đến giờ ra chơi bác bảo vệ cứ phải đứng ngoài trời canh chừng HS nào chạy ra vỉa hè. Chỉ cần dừng xe 5 phút trước cổng trường nằm ngay mặt tiền trên đường Huỳnh Mẫn Đạt là thấy sự thiệt thòi của HS nơi đây. Những trò chơi như nhảy dây, đá cầu… quá “xa xỉ” với các em vì chỉ có hành lang và gầm cầu thang là những khoảng trống mà các em có thể sử dụng”.
Vui mừng là từ nay những hình ảnh vui chơi trên sân thượng bé nhỏ trở thành quá khứ.

 

Bích Thanh