10/01/2025

TP.HCM mở thêm cầu, đường có hết kẹt xe?

TP.HCM đã và đang chủ trương triển khai nhiều dự án mở đường, xây cầu vượt tại các điểm nóng giao thông. Tuy nhiên theo ý kiến một số chuyên gia, nếu chỉ mở đường, xây cầu, giao thông không vì thế mà bớt tắc nghẽn.

 

TP.HCM mở thêm cầu, đường có hết kẹt xe?

TP.HCM đã và đang chủ trương triển khai nhiều dự án mở đường, xây cầu vượt tại các điểm nóng giao thông. Tuy nhiên theo ý kiến một số chuyên gia, nếu chỉ mở đường, xây cầu, giao thông không vì thế mà bớt tắc nghẽn.




Dù đã được xây cầu vượt tại khu vực sân bay Tân Sơn Nhất nhưng tình trạng kẹt xe vẫn không giảm /// Ảnh: Ngọc Dương

Dù đã được xây cầu vượt tại khu vực sân bay Tân Sơn Nhất nhưng tình trạng kẹt xe vẫn không giảmẢNH: NGỌC DƯƠNG

80 dự án trong năm 2017
Thông tin từ Sở GTVT TP.HCM, trong năm 2017 sẽ triển khai 80 dự án xây dựng công trình giao thông trên địa bàn, trong đó có hàng loạt công trình chống kẹt xe được triển khai cấp bách. Cụ thể, chuẩn bị mở rộng đường Trường Chinh (Q.Tân Bình) và Tân Kỳ Tân Quý để xóa kẹt xe ở điểm giao giữa 2 tuyến đường này.
Đường Tân Kỳ Tân Quý (đoạn từ Cộng Hòa đến Lê Trọng Tấn) sẽ được mở rộng từ 8 m lên 30 m để đáp ứng 6 làn xe chạy. Đường Trường Chinh (đoạn từ Cộng Hoà đến Âu Cơ) sẽ được mở rộng từ 10 m lên 30 m đáp ứng 6 làn xe chạy. 

 
 
TP.HCM mở thêm cầu, đường có hết kẹt xe? - ảnh 2
Mở đường, xây cầu chỉ xử lý được tắc nghẽn tức thời mà không giải quyết được bản chất vấn đề. Ý thức người dân và vấn đề xử lý vi phạm phải được đặc biệt chú ý
TP.HCM mở thêm cầu, đường có hết kẹt xe? - ảnh 3
 
PGS-TS Nguyễn Trọng Hoà, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu và phát triển TP.HCM
 


Dự án cải tạo, mở rộng đường Hoàng Minh Giám, đoạn từ ranh công viên Gia Định đến đường Đào Duy Anh có tổng mức đầu tư 166,2 tỉ đồng được triển khai thi công. Một dự án khác là mở rộng đường Hoàng Hoa Thám từ cổng doanh trại quân đội (giáp sân bay) đến đường Cộng Hoà, tổng mức đầu tư là 255 tỉ đồng.
Tại buổi làm việc với UBND TP.HCM chiều 15.8 vừa qua, Phó giám đốc Sở GTVT Nguyễn Văn Tám cho biết đơn vị đã phê duyệt dự án mở rộng đường Trần Quốc Hoàn (Q.Tân Bình) từ hẻm số 2 đến đường Thăng Long (nhánh rẽ phải từ Trần Quốc Hoàn về Cộng Hoà), tăng mặt đường từ 5 m lên 15 m nhằm xoá ùn tắc ở nút giao Lăng Cha Cả.
Song song đó, một loạt cầu vượt cũng đã được khởi công xây dựng tại các nút ùn tắc giao thông, như cầu vượt dẫn vào sân bay Tân Sơn Nhất và cầu vượt nhánh Hoàng Minh Giám – Nguyễn Thái Sơn (Q.Gò Vấp, TP.HCM) chính thức đưa vào sử dụng từ ngày 3.7. Hai nhánh cầu còn lại là Nguyễn Kiệm – Hoàng Minh Giám và Nguyễn Kiệm – Nguyễn Thái Sơn sẽ tiếp tục được thi công và dự kiến hoàn thành cuối 2017.
TP.HCM mở thêm cầu, đường có hết kẹt xe? - ảnh 4

TIN LIÊN QUAN

Ngàn tỉ làm hầm chui chống kẹt xe

UBND TP.HCM đưa ra phương án xây hàng loạt hầm chui, cầu vượt tại các nút giao thông trọng điểm để chống kẹt xe, với vốn đầu tư hàng ngàn tỉ đồng.

Kẹt đâu, gỡ đó: khó hết!

Kiến trúc sư Ngô Viết Nam Sơn cho rằng xây cầu vượt không thể được gọi là giải pháp cho giao thông, mà chỉ là một trong những thành phần của dự án. Tại các ngã tư, khi xảy ra kẹt xe, TP cho xây cầu vượt. Khi đó, ngã tư này được giải quyết nhưng điểm kẹt sẽ dời đến ngã tư kế tiếp. “Điểm kẹt không hết mà chỉ “chạy qua chạy lại”, không lẽ ngã tư nào cũng cho xây cầu vượt? Cuối cùng TP chỉ càng tốn thêm nhiều chi phí để chạy theo đuôi xử lý vấn đề do tầm nhìn quy hoạch ngắn, hạn hẹp”, ông Sơn nêu vấn đề.
PGS-TS Nguyễn Trọng Hoà, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu và phát triển TP.HCM, nhận xét: TP đang làm giao thông theo kiểu “ngứa chỗ nào gãi chỗ đấy”, thấy thắt ở đâu thì lo gỡ ở đó, vô hình trung khiến các mối rối ngày càng lớn hơn và tình trạng thêm nặng nề.
“Mở đường, xây cầu chỉ xử lý được tắc nghẽn tức thời mà không giải quyết được bản chất vấn đề. Ý thức người dân và vấn đề xử lý vi phạm phải được đặc biệt chú ý. Phí đỗ xe, công tác kiểm tra, kiểm soát, chế tài xử phạt đối với các phương tiện vi phạm, cảnh sát giao thông làm hết trách nhiệm của mình, xử phạt công khai minh bạch, làm sao cho hành vi điều khiển giao thông của người dân tốt lên thì còn hơn mở rộng đường rất nhiều”, ông Hoà đề xuất.
Nguy cơ thành bãi đậu xe khổng lồ
Theo ông Huỳnh Thế Du, giảng viên ĐH Fulbright VN, nguồn lực của TP có hạn, nếu tiếp tục sử dụng để cơi nới đường, xây thêm cầu vượt thì sẽ không còn đủ để làm giao thông công cộng (GTCC).
Nếu không xem phát triển GTCC là một ưu tiên và giải pháp căn cơ thì khả năng trong 5 – 10 năm tới, TP.HCM sẽ trở thành một “bãi đậu xe khổng lồ” như Manila, Jakarta hiện nay. Từ những phân tích trên, ông đề xuất: Đối với những trục đang triển khai những tuyến vận tải hành khách công cộng, cần hạn chế việc mở rộng và sửa đường cho các phương tiện cá nhân. Phương tiện công cộng phải được phát triển thành một hệ thống công suất lớn. Chỉ xây xong vài đoạn rồi ngưng, không đủ tiện lợi, người dân không những không đi mà còn tăng thêm cái nhìn tiêu cực về loại hình vận tải này.
Kiến trúc sư Ngô Viết Nam Sơn cho rằng một trong những giải pháp có thể và nên làm hiện nay là kiểm soát chỗ đậu xe và tăng giá gửi xe lên gấp 2 – 3 lần hiện nay trong khu vực trung tâm, khu vực nào càng kẹt xe thì giá đậu, gửi xe càng cao. Cùng với đó, tạo bãi xe miễn phí để gửi khi sử dụng phương tiện GTCC. Như Los Angeles của Mỹ, giá đậu xe trong khu trung tâm cực kỳ cao, họ tạo một vành đai xung quanh TP, nếu người dân gửi xe bên ngoài và đi xe buýt vào TP sẽ hoàn toàn miễn phí. Như vậy người dân vẫn được quyền lựa chọn, một là sử dụng xe cá nhân, chấp nhận các loại phí cao, hai là sử dụng miễn phí phương tiện GTCC. “Tất cả phải được công khai, minh bạch, tạo lòng tin, để dân đồng lòng cùng xây dựng một đô thị văn minh, hiện đại”, ông Sơn nhấn mạnh.
Cho rằng giải pháp mở đường – xây cầu không thể tạo đột phá trong việc chống kẹt xe, ông Huỳnh Thế Du phân tích: Trên thế giới chưa có một siêu đô thị nào với 10 triệu dân mà lại không có hệ thống giao thông công cộng công suất lớn, đảm đương ít nhất một nửa nhu cầu đi lại của người dân như TP.HCM. Cũng chưa có một siêu đô thị nào có thể xây đủ đường để người dân sử dụng phương tiện cá nhân. Thực tế ở nhiều nước cho thấy, càng xây nhiều đường thì trong tương lai, tình trạng tắc đường càng trở nên nghiêm trọng hơn. Nguyên nhân là khi xây thêm đường, nhiều người sẽ có xu hướng mua sắm thêm phương tiện cá nhân và sử dụng thường xuyên hơn. Khi đường thường xuyên ách tắc tại một số khung giờ hay cung đường nhất định, người sử dụng phương tiện cá nhân sẽ tự điều chỉnh quãng đường, thời gian đi lại. Nhưng nếu đường được xây thêm, thoáng ra, người dân lại có xu hướng quay về tham gia giao thông kiểu cũ. Kết quả là tình trạng giao thông lại tiếp tục tắc nghẽn.



Hà Mai