10/01/2025

Dân kiện UBND huyện vì thu hồi đất xây trạm BOT

Người dân kiện UBND huyện vì cho rằng huyện thu hồi đất giao cho doanh nghiệp xây trạm BOT nhưng không có quyết định thu hồi và đền bù.

 

Dân kiện UBND huyện vì thu hồi đất xây trạm BOT

Người dân kiện UBND huyện vì cho rằng huyện thu hồi đất giao cho doanh nghiệp xây trạm BOT nhưng không có quyết định thu hồi và đền bù.





Trạm thu phí Hòa Lạc - Hòa Bình /// Ảnh: Thái Sơn

Trạm thu phí Hoà Lạc – Hòa BìnhẢNH: THÁI SƠN

Cho rằng UBND H.Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình lấy đất và tài sản trên đất của mình giao cho doanh nghiệp xây dựng trạm thu phí BOT nhưng không có quyết định thu hồi và đền bù, ông Hoàng Công Tuần đã khởi kiện UBND huyện ra toà.
Dự kiến ngày 8.9, TAND tỉnh H Bình đưa ra xét xử sơ thẩm vụ án hành chính giữa nguyên đơn là vợ chồng ông Hoàng Công Tuần, Hoàng Thị Lan và vợ chồng con gái ông là bà Hoàng Thị Thu Trang, ông Vũ Tuấn Hưng (cùng ngụ ở tiểu khu 13, TT.Lương Sơn, H.Lương Sơn); bị đơn là UBND H.Lương Sơn, do ông Nguyễn Vũ Chi, Chủ tịch UBND huyện là người đại diện.
Dân kiện UBND huyện vì thu hồi đất xây trạm BOT - ảnh 1

TIN LIÊN QUAN

Giảm giá phí, nhiều trạm BOT vẫn có lãi

Sau khi giảm giá phí, doanh thu của 3 dự án BOT gồm dự án Hoà Lạc – Hoà Bình, dự án QL32 và dự án BOT tuyến tránh TP.Hà Tĩnh vẫn vượt so với phương án tài chính của các dự án.
 

Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trong vụ kiện là Công ty TNHH BOT QL6 Láng – Hoà Lạc – H Bình.
Trước đó, gia đình ông Hoàng Công Tuần khởi kiện UBND H.Lương Sơn có hành vi lấy 2.254,6 m2 đất trong thửa 39; lấy 2.823,7 m2 đất trong thửa 40 tờ bản đồ K9 của gia đình ông Tuần và 3.500 m2 đất hành lang giao thông do gia đình ông Tuần quản lý sử dụng cùng tài sản trên đất để xây dựng trạm thu phí, không có quyết định thu hồi đất, không có phương án đền bù và hỗ trợ đền bù khi nhà nước thu hồi đất.
Theo hồ sơ, các thửa đất nêu trên do gia đình ông Tuần nhận chuyển nhượng từ người khác và đã được UBND H.Lương Sơn cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất từ trước năm 2009. Đến năm 2015, UBND H.Lương Sơn có chủ trương thu hồi để phục vụ dự án xây dựng trạm thu phí QL6 đoạn Xuân Mai – TP.Hòa Bình do Công ty TNHH BOT QL6 Láng – H Lạc – H Bình là nhà đầu tư.
Trao đổi với PV Thanh Niên ngày 26.8, ông Nguyễn Vũ Chi xác nhận đã nhận được thông báo của TAND tỉnh H Bình về sự việc nêu trên và cho rằng vụ việc người dân đang khởi kiện là đặc biệt phức tạp. “Không bao giờ có chuyện chính quyền thu hồi đất của dân mà không có quyết định thu hồi đất hay đền bù. Tuy nhiên, sự việc này có nhiều vấn đề zích zắc lắm”, ông Chi nói.
Dân kiện UBND huyện vì thu hồi đất xây trạm BOT - ảnh 2

TIN LIÊN QUAN

BOT ‘giăng lưới’ lùa xe

Trạm thu phí BOT giống như tấm lưới giăng ra lùa hết xe cộ của người dân để lấy tiền.
Theo ông Chi, các diện tích đất mà ông Tuần nêu trên có tranh chấp với 4 hộ dân khác và đã được chính quyền các cấp nhiều lần giải quyết nhưng chưa được triệt để. Sau đó, khi thu hồi đất để phục vụ dự án xây dựng trạm thu phí, nhà nước đã xác định người được hưởng bồi thường không phải là gia đình ông Tuần mà là người khác. “Việc người dân thỏa thuận, nhận chuyển nhượng và việc xử lý hành chính của chính quyền còn một số vấn đề mà đến giờ chúng tôi nói chúng tôi đúng thì dân không chịu, mà nói sai thì cũng rất khó. Do đó, tốt nhất là chờ phán quyết của t”, ông Chi cho hay.
Dự án nhiều sai phạm
Mới đây, Thanh tra Chính phủ ban hành kết luận thanh tra một số dự án BOT tại Bộ GTVT, trong đó có dự án đầu tư xây dựng đường Hoà Lạc – Hòa Bình và cải tạo nâng cấp QL6 đoạn Xuân Mai – H Bình. Dự án có thời gian thu phí là 24 năm 11 tháng.
Theo Thanh tra Chính phủ, quy hoạch phát triển giao thông đến năm 2020 xác định tuyến QL6 đoạn Xuân Mai – H Bình phải nâng cấp thành đường cấp 2, 4 làn xe.
Tuy nhiên, quyết định của Bộ GTVT phê duyệt dự án đầu tư nâng cấp đường không đạt tiêu chuẩn quy hoạch.
Cụ thể, đoạn Xuân Mai – Hòa Bình là đường cấp 3 (đồng bằng và miền núi), 2 làn xe và đoạn Hòa Lạc – H Bình là đường cấp 3 đồng bằng, 2 làn xe. Thanh tra Chính phủ còn cho biết quyết định đầu tư ghép việc cải tạo nâng cấp QL6 với đầu tư xây dựng mới đường Hoà Lạc – Hòa Bình thành một dự án và đặt trạm thu phí ở cả 2 tuyến là bất hợp lý, bởi việc thu tăng mức phí đối với người sử dụng dịch vụ trên đoạn tuyến QL6 để bù đắp vốn đầu tư đoạn tuyến Hoà Bình – Hoà Lạc trong khi họ không sử dụng dịch vụ trên tuyến đường này là sai nguyên tắc xác định giá, phí hàng hoá, dịch vụ và các khoản thu quy định tại Nghị định 108/2009.
Việc phê duyệt tổng mức đầu tư đã áp dụng đơn giá tiền lương, chi phí dự phòng trượt giá, cự ly đổ thải và cấp đá đào không đúng quy định, không phù hợp thực tế, dẫn đến sai tăng trên 51 tỉ đồng.


Thái Sơn