Mệt mỏi các kiểu ‘đồng phục’ đầu năm học
Cứ vào năm học mới, chuyện đồng phục, sách, vở, bút, mực… cho học sinh lại khiến phụ huynh mệt mỏi vì những quy định không đáng của các trường, đặc biệt ở các thành phố lớn như TP.HCM.
Mệt mỏi các kiểu ‘đồng phục’ đầu năm học
Cứ vào năm học mới, chuyện đồng phục, sách, vở, bút, mực… cho học sinh lại khiến phụ huynh mệt mỏi vì những quy định không đáng của các trường, đặc biệt ở các thành phố lớn như TP.HCM.
TIN LIÊN QUAN
TIN LIÊN QUAN
Con em công nhân được học trường chuẩn quốc tế
TIN LIÊN QUAN
Chàng trai vàng Olympic giành học bổng 3 trường đại học danh tiếng
Triệt tiêu sự sáng tạo
Bà Hoàng Thục Nhi, nghiên cứu sinh về giáo dục tại Phần Lan, cho biết các hoạt động và quy định trong nhà trường là để HS cùng phụ huynh thấy thoải mái nhất chứ không đặt nặng việc thuận tiện cho GV. Thật ra, chuyện đồng phục từ trang phục cho đến đồ dùng học tập, bao bìa, nhãn vở… chỉ giải quyết tính hình thức; còn HS học tốt hay không là do cách dạy của GV và sự tiếp thu của HS.
Mặt khác, “đồng phục” trong việc bao bìa sách vở sẽ làm giảm hoặc triệt tiêu một phần sự sáng tạo của HS. Khi HS tự chuẩn bị đồ dùng hay bao bìa tập sách, các em có thể thể hiện cá tính, sự sáng tạo của mình thông qua đồ dùng học tập. Khi ở trường cái gì cũng giống nhau, từ cái nhỏ nhất là bao bìa sách vở, HS sẽ dần quen với việc phải đồng bộ và giống nhau mới đẹp, mới đúng và dần dần sẽ ngại việc thể hiện cá tính hay sự khác biệt của mình. Đến khi lớn hơn sẽ ngại thể hiện quan điểm, chính kiến và đó sẽ là bất lợi trong quá trình phát triển bản thân và xã hội.
|
“Hoa hồng, chiết khấu là chuyện đương nhiên”
Nguyên hiệu trưởng một trường THCS tại Q.Tân Bình cho hay, hiện nay trong nhà trường chỉ bảo hiểm y tế là có hướng dẫn tiền trích lại để sắm sửa cơ sở vật chất, thuốc thang cho khám chữa bệnh ban đầu. Còn lại các khoản thu từ đồng phục, văn phòng phẩm… đều là sự thỏa thuận giữa ban giám hiệu và nhà cung cấp.
Vị này phân tích mỗi trường trung bình có 1.000 HS, mỗi HS mua ít nhất cũng phải 2 hoặc 3 bộ đồng phục. Vì vậy, trở thành nhà cung cấp cho trường học là cuộc đua của các doanh nghiệp may mặc, cũng chính là cuộc đua hoa hồng của các đơn vị sản xuất. “Hoa hồng, chiết khấu là chuyện đương nhiên và việc sử dụng khoản thu này như thế nào là tùy từng trường. Có trường, người thụ hưởng chỉ có ban giám hiệu và bộ phận văn phòng trực tiếp bán đồng phục cho HS. Có trường ngoài bồi dưỡng cho các nhân viên phụ trách thì đưa vào quỹ phúc lợi để chia thưởng tết, cuối năm cho GV, công nhân viên”, nguyên hiệu trưởng này cho biết.
Còn bà Hoàng Thục Nhi cũng đặt vấn đề rằng việc “đồng phục” mọi thứ nếu để phụ huynh tự mua ở ngoài thì nặng tính hình thức. Còn yêu cầu phụ huynh mua trong trường hoặc một địa chỉ cụ thể tức là có khả năng trường liên kết với bên cung cấp.
|
Bích Thanh – Lam Ngọc