11/01/2025

Kiểm soát flycam

Thiết bị bay tích hợp máy chụp hình quay phim, hay còn gọi là flycam, đang được nhiều người sử dụng nhưng không phải ai cũng quan tâm đến việc xin giấy phép của Bộ Quốc phòng mới được bay trên bầu trời.

 

Kiểm soát flycam

Thiết bị bay tích hợp máy chụp hình quay phim, hay còn gọi là flycam, đang được nhiều người sử dụng nhưng không phải ai cũng quan tâm đến việc xin giấy phép của Bộ Quốc phòng mới được bay trên bầu trời.



Người điều khiển flycam trên đường Hoàng Sa (Q.Phú Nhuận, TP.HCM) /// Ảnh: Ngọc Dương

 

Người điều khiển flycam trên đường Hoàng Sa (Q.Phú Nhuận, TP.HCM)ẢNH: NGỌC DƯƠNG

Mua dễ dàng
 
 
Kiểm soát flycam - ảnh 1
Do mình thường chụp ảnh, quay phim bằng flycam ở đồi núi, biển hoặc những nơi tương đối vắng vẻ nên cũng không xin giấy phép bay và cũng chưa thấy ai hỏi chuyện này
Kiểm soát flycam - ảnh 2
 
Anh R. (chủ một studio áo cưới ở TP.HCM)
 

Thời gian qua, việc kinh doanh flycam trở nên nở rộ với hàng loạt cửa hàng ở các thành phố lớn và cả bán hàng qua mạng.

 

Đến một cửa hàng bán flycam trên đường Quang Trung (Q.Gò Vấp, TP.HCM) PV Thanh Niên được nhân viên bán hàng mời chào nhiều loại flycam khác nhau với giá từ vài triệu đồng đến hàng chục triệu đồng. Tại một cửa hàng khác ở đường Rạch Bùng Binh (Q.3, TP.HCM), người bán đưa ra sản phẩm duy nhất là DJI Mavic Pro và ra giá hơn 28 triệu đồng/bộ. “Loại này bao gồm cả combo cho anh luôn”, người bán hàng nói. Còn tại cửa hàng ở đường Sư Vạn Hạnh (Q.10), người bán hàng hồ hởi: “Ở đây mua loại nào, mua bao nhiêu cái cũng có. Giá mỗi cái từ 2 triệu đến vài chục triệu đồng đều có. Đảm bảo chất lượng luôn”. Theo người này, hiện nay dân “phượt”, giới trẻ, các tiệm chụp ảnh cưới thường mua flycam sử dụng vì có thể vừa chụp ảnh vừa quay phim ở những góc mà máy ảnh thông thường khó chụp được.
“Các studio áo cưới hay dùng flycam gắn máy ảnh vào đó bay lên cao để chụp xuống tạo ra những khung hình ở góc rộng nhìn đẹp lắm. Nếu muốn mua mấy loại ổn ổn thì mua con full HD, có GPS với giá tầm 17 – 18 triệu”, người bán hàng tư vấn thêm và căn dặn: “Nếu mua loại đắt tiền thì cần phải có giấy phép đấy chứ bay lung tung ở khu dân cư hay các cơ quan công quyền thì “mệt lắm”. Chủ một cửa hàng trên đường Vườn Chuối (Q.3) cũng chia sẻ: “Khi mua flycam, anh sẽ hướng dẫn hết cho em khi nào bay được khi nào không bay được. Nếu mua mấy dòng hiện đại giá cao thì bay cao và xa lắm. Ví như em đứng ở cầu Thủ Thiêm có thể điều khiển flycam bay đến quay ở phố đi bộ Nguyễn Huệ. Nhưng tốt nhất khi sử dụng em nên cẩn thận thì vẫn tốt hơn. Không nên bay ở khu dân cư và những nơi nhạy cảm”.
Kiểm soát flycam - ảnh 3

Người điều khiển flycam ở Q.Phú Nhuận (TP.HCM) và nhiều mẫu flycam có thể gấp gọn (ảnh nhỏ)ẢNH: NGỌC DƯƠNG – M.T.N

Kiểm soát flycam - ảnh 4

TIN LIÊN QUAN

Giới chơi flycam rúng động trước lệnh cấm

(TNO) Trước thông tin Bộ Quốc phòng siết chặt quản lý thiết bị bay siêu nhỏ (flycam,drone), giới “thợ bay” đang tìm cách bay chui; cửa hàng bán xóa các bài viết, rao bán trên mạng.

90% là bay lậu ?!
 
 
Kiểm soát flycam - ảnh 5

Về nguyên tắc, việc khai thác tàu bay không người lái và các phương tiện bay siêu nhẹ bắt buộc phải xin phép, không ai có quyền “bay” tự do 

Kiểm soát flycam - ảnh 6
 

Đại tá Nguyễn Xuân Tuyến, Phó chính ủy Sư đoàn Không quân 370

 

Anh P.N.S (ngụ Q.Gò Vấp, TP.HCM), một tay chơi flycam, chia sẻ: “Việc sử dụng flycam thì không khó lắm, nhưng tốt nhất là bay thử vài ngày và tìm nơi thoáng mà bay, lúc bay ổn rồi thì kiểu gì cũng chơi được. Chỗ nào đẹp đẹp, ngứa tay là mang ra bay thôi. Nếu anh có dùng thì đừng quay phim mấy chỗ nhạy cảm nhé, bị tịch thu và phạt nặng lắm đấy”.

Khi chúng tôi hỏi về việc giấy phép và bị hạn chế chỗ quay hay không, anh S. chắc nịch: “Bay, quay flycam 90% là lậu, quay mà bị hỏi thì mệt lắm. Nếu theo quy định, muốn quay thì phải xin phép, mà xin phép ở ngoài Hà Nội ấy. Nhưng mà đừng sợ, đừng quay mấy chỗ nhạy cảm như gần quân đội và công an thôi, còn lại đều ổn cả, người ta ít hỏi mình lắm, yên tâm đi!”.
Anh R. (chủ một studio áo cưới ở TP.HCM) cho biết hầu hết các album cưới (ảnh và video) mà anh R. đang làm đều có sử dụng thiết bị flycam. “Do mình thường chụp ảnh, quay phim bằng flycam ở đồi núi, biển hoặc những nơi tương đối vắng vẻ nên cũng không xin giấy phép bay và cũng chưa thấy ai hỏi chuyện này”, anh R. thừa nhận.
Trong khi đó, trao đổi với chúng tôi, một PV đang sử dụng thiết bị flycam cho biết trong các sự kiện thời sự nóng, anh cũng hay sử dụng flycam để có được những góc chụp, góc quay lạ hơn, toàn cảnh hơn so với sử dụng máy ảnh. “Ví như một vụ cháy lớn, thay vì mình dùng máy ảnh thông thường thì mình sử dụng flycam lấy góc toàn cảnh từ trên xuống để bạn đọc dễ hình dung tính chất của vụ việc”, PV này kể và cho biết thêm: “Hiện flycam đang được rất nhiều bạn trẻ ưa dùng, nhưng đa phần đều không xin giấy phép. Họ đi tới đâu thấy chỗ nào đẹp thì dừng lại dùng flycam quay chứ không quay ở khu dân cư”.
Bắt buộc phải xin phép
 
 
Mỹ cảnh báo về flycam của DJI
Lục quân Mỹ đầu tháng 8 đã ra lệnh toàn bộ đơn vị ngưng sử dụng thiết bị bay không người lái do Công ty DJI (trụ sở Thâm Quyến, Trung Quốc) sản xuất bởi những lỗ hổng về an ninh mạng. Thông báo của lục quân Mỹ được công bố hồi đầu tháng 8 còn yêu cầu các đơn vị xóa dữ liệu lưu trữ trên mạng và hủy cài đặt những ứng dụng liên quan đến sản phẩm của DJI. Thông báo này được đưa ra sau những thông tin cho thấy dữ liệu ghi lại được từ thiết bị bay của DJI như âm thanh, hình ảnh, vị trí… có thể bị người ngoài truy cập dễ dàng. Flycam của DJI hiện rất phổ biến tại VN.    
Bảo Vinh
 

Đại tá Nguyễn Xuân Tuyến, Phó chính ủy Sư đoàn Không quân 370, cho biết việc quản lý tàu bay không người lái và các phương tiện bay siêu nhẹ được quy định rất chặt chẽ. Theo đó, Cục Tác chiến, Bộ Tổng tham mưu (số 1 Nguyễn Tri Phương, Q.Ba Đình, TP.Hà Nội) là nơi tiếp nhận hồ sơ, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan, thẩm định cấp giấy phép cho cơ sở thiết kế, sản xuất, sửa chữa, bảo dưỡng, thử nghiệm tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay, các trang bị, thiết bị của tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ và cấp phép bay cho hoạt động bay thử nghiệm, khai thác tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ. Trường hợp không cấp giấy phép, Cục Tác chiến phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

Về phân chia khu vực, trách nhiệm quản lý, đối với quản lý các hoạt động bay có độ cao bay dưới 50 m giao ban chỉ huy quân sự cấp huyện trực tiếp quản lý; đối với việc quản lý các hoạt động bay có độ cao bay từ 50 m đến dưới 200 m giao bộ chỉ huy quân sự cấp tỉnh trực tiếp quản lý; đối với việc quản lý các hoạt động bay có độ cao bay từ 200 m đến dưới 500 m giao cơ quan phòng không của quân khu trực tiếp quản lý; đối với việc quản lý các hoạt động bay có độ cao bay trên 500 m giao các trung tâm quản lý điều hành bay khu vực thuộc các sư đoàn không quân, Quân chủng Phòng không – Không quân trực tiếp quản lý.
“Về nguyên tắc, việc khai thác tàu bay không người lái và các phương tiện bay siêu nhẹ (cho bay lên khỏi mặt đất – PV) bắt buộc phải xin phép, không ai có quyền “bay” tự do”, đại tá Tuyến nói. Theo đại tá Tuyến, nếu công dân có sở thích khai thác tàu bay không người lái và các phương tiện bay siêu nhẹ ở khu vực công cộng, thì có thể tham gia vào các câu lạc bộ hàng không chuyên sử dụng các thiết bị này.
Ông Đặng Ngọc Ngự, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Hàng không phía nam, cho biết câu lạc bộ có khoảng 100 thành viên, quy tụ những người có nhu cầu “bay” vào sinh hoạt để thuận lợi cho việc quản lý, hoạt động.Hiện trên địa bàn TP.HCM, câu lạc bộ xin phép cục tác chiến được bay ở 4 khu vực: xã Tân Kiên (H.Bình Chánh), xã Phong Phú (H.Bình Chánh), Cát Lái (Q.2) và khu vực đường TA13 (Q.12). “Thành viên CLB khi tham gia sinh hoạt bay không cần phải lo đi xin giấy phép, vì câu lạc bộ đã xin rồi”, ông Ngự nói.
Bay flycam không phép trên đèo Hải Vân
Gần đây, du khách nước ngoài khi du lịch tại đèo Hải Vân (nối TP.Đà Nẵng và tỉnh Thừa Thiên-Huế) thường xuyên sử dụng flycam để ghi hình và quay phim. Khi được hỏi giấy phép bay do ngành chức năng cấp, nhóm du khách Mỹ đang dùng flycam ngơ ngác và cho rằng, khi đi từ dưới chân đèo lên đến đỉnh đèo, cả nhóm không thấy bất kỳ biển thông báo hay biển cấm bay thiết bị flycam.
Kiểm soát flycam

Nhóm du khách Mỹ đang dùng flycam trên đèo Hải VânẢNH: HUY ĐẠT

Nhiều người lo ngại các hoạt động bay tự phát của du khách nước ngoài diễn ra tràn lan trên đèo Hải Vân tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn như: thiết bị mất kiểm soát va chạm vào dây điện, kho chứa xăng dầu trên đèo hoặc rơi xuống rừng vào mùa hè nắng nóng… Đặc biệt, với vị trí quốc phòng như đèo Hải Vân, việc buông lỏng hoạt động quản lý bay flycam đối với du khách nước ngoài có thể còn gây ảnh hưởng đến tình hình an ninh…
Ông Trần Chí Cường, Phó giám đốc Sở Du lịch TP.Đà Nẵng, cho biết ngày 19.4.2017, Bộ Chỉ huy quân sự TP đã có văn bản về việc tăng cường quản lý tàu bay không người lái và các phương tiện bay siêu nhẹ.
Huy Đạt – Hoàng Sơn


 

Đức Tiến – Trần Tiến – Đình Phú