11/01/2025

Không để ngư dân đánh bắt trái phép ở vùng biển nước ngoài

Ngày 23.8, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Vũ Văn Tám, Trưởng đoàn công tác liên ngành của Bộ NN-PTNT, đã làm việc tại tỉnh Quảng Ngãi liên quan tình hình triển khai thực hiện Công điện 732CĐ/-TTg ngày 28.5.2017 của Thủ tướng Chính phủ về ngăn chặn, giảm thiểu và chấm dứt tàu cá vàngư dân VN khai thác hải sản trái phép ở vùng biển nước ngoài.

 

Không để ngư dân đánh bắt trái phép ở vùng biển nước ngoài

 

Ngày 23.8, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Vũ Văn Tám, Trưởng đoàn công tác liên ngành của Bộ NN-PTNT, đã làm việc tại tỉnh Quảng Ngãi liên quan tình hình triển khai thực hiện Công điện 732CĐ/-TTg ngày 28.5.2017 của Thủ tướng Chính phủ về ngăn chặn, giảm thiểu và chấm dứt tàu cá vàngư dân VN khai thác hải sản trái phép ở vùng biển nước ngoài.

 

 

 

 

Một tàu cá của ngư dân Lý Sơn bị nước ngoài bắt giữ thả về địa phươngẢNH: HIỂN CỪ

Theo ông Tám, tuy số ngư dân Quảng Ngãi vi phạm vùng biển các nước để đánh bắt hải sản chỉ là thiểu số, tập trung chủ yếu ngư dân xã Bình Châu (H.Bình Sơn), xã An Hải (H.Lý Sơn), nhưng đây là một trong 7 tỉnh trên cả nước có số lượng tàu cá và ngư dân vi phạm ngư trường nước ngoài nhiều nhất cả nước.
Đại diện Sở NN-PTNT Quảng Ngãi cho biết từ đầu năm 2017 đến nay, có 98 lượt tàu cá Quảng Ngãi bị các nước bắt giữ, xử lý, trong đó có một số ngư dân xâm phạm vùng biển các nước.
 

Hiện nay, còn 12 ngư dân Quảng Ngãi bị các nước giam giữ. Trước tình hình trên, ngoài việc các cơ quan chức năng từ tỉnh đến xã thường xuyên tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật của nhà nước ta và luật pháp các nước liên quan đến hoạt động khai thác thuỷ, hải sản cho ngư dân, tỉnh Quảng Ngãi còn thực hiện các biện pháp mạnh như: không cấp giấy phép khai thác thủy sản; không cho đóng mới, chuyển nhượng trong 12 tháng đối với các tàu cá tái phạm; tạm dừng chuyển quyền sở hữu và tước giấy phép khai thác thủy sản trong vòng 6 tháng đối với các tàu vi phạm; không cho hưởng các chính sách hỗ trợ của nhà nước trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày vi phạm và không cho hưởng vĩnh viễn đối với các tàu tái phạm; tước quyền sử dụng bằng thuyền trưởng, máy trưởng trong 5 tháng… Dù vậy, một số ngư dân vẫn đưa tàu cá ra vùng biển nước ngoài đánh bắt trái phép.
Ông Nguyễn Quang Trung, Phó chủ tịch UBND H.Bình Sơn, cho biết việc xử lý các trường hợp vi phạm lãnh hải các nước mới chỉ dừng ở mức xử lý hành chính, mức xử phạt từ 50 – 70 triệu đồng là quá thấp, trong khi một chuyến khai thác hải sản tại vùng biển ở nước ngoài nếu trót lọt sẽ thu lợi từ 3 – 5 tỉ đồng nên ngư dân “nhờn thuốc”.
Để thực hiện tốt Công điện 732, tỉnh Quảng Ngãi kiến nghị Bộ NN-PTNT tham mưu trình Chính phủ đưa hải sâm vào danh mục các loài thủy sản cấm khai thác; có chế tài đủ mạnh đối với các trường hợp vi phạm như xử lý hình sự đối với các trường hợp cố tình tái phạm, nhất là đối tượng cầm đầu, môi giới; tiếp tục đàm phán, ký kết hiệp định hợp tác nghề cá với các nước.
“Chính phủ cần có những phản ứng, đấu tranh ngoại giao đối với hành động của Trung Quốc trong việc rượt đuổi, tấn công đối với tàu cá của ngư dân VN hành nghề hợp pháp ở Hoàng Sa, đồng thời các lực lượng chấp pháp trên biển của VN cần đẩy mạnh công tác tuần tra, bảo vệ chủ quyền để ngư dân yên tâm bám biển”, ông Nguyễn Quang Trung kiến nghị thêm.
Liên quan vấn đề này, theo lãnh đạo Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng Quảng Ngãi, trong thời gian gần đây, phía Trung Quốc gia tăng việc rượt đuổi, tấn công ngư dân Quảng Ngãi khi hành nghề trên ngư trường truyền thống vùng biển Hoàng Sa. Trong vòng chưa đầy 3 tháng qua, có 21 tàu cá với 136 ngư dân VN bị Trung Quốc tấn công ở Hoàng Sa, trong đó có 3 tàu cá bị tông va, đập phá làm chìm tàu.
Ngày 23.8, đại tá Nguyễn Văn Tiến, Phó chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, cho biết đã chỉ đạo các đội nghiệp vụ điều tra vụ 4 tàu cá Kiên Giang có hành vi khai thác hải sản trái phép trên vùng biển nước ngoài.
Trước đó, ngày 18.8, Ban Chỉ huy biên phòng cửa khẩu cảng Bà Rịa-Vũng Tàu nhận tin một tàu cá có dấu hiệu nghi vấn xâm phạm vùng biển nước ngoài để khai thác hải sản trái phép đang trên đường cập cảng cá Cát Lở (TP.Vũng Tàu).
Đến 18 giờ 30 cùng ngày, trong khi tuần tra, lực lượng biên phòng phát hiện tàu cá mang biển kiểm soát KG 93204 TS có dấu hiệu đáng ngờ và qua làm việc thì trưởng tàu là ông Trần Kháng Chiến (38 tuổi, quê Kiên Giang) đã khai nhận hành vi đưa tàu xâm phạm sang vùng biển Malaysia để khai thác hải sản trái phép.
Mở rộng điều tra, lực lượng biên phòng đã làm việc với 3 tàu cá KG 93794 TS, KG 93925 TS và KG 94052 TS cũng cập cảng cá Cát Lở. Thuyền trưởng các tàu cá này đều thừa nhận hành vi đưa tàu cá xâm phạm vùng biển Malaysia để đánh bắt hải sản trái phép.
Nguyễn Long – Quang Anh – Văn Danh


 

Hiển Cừ