Năm học mới giải quyết tồn tại cũ
Xây dựng chuẩn giáo viên mới, sửa đổi Đề án ngoại ngữ 2020… là những văn bản quy định mới dự kiến sẽ được hoàn thiện, ban hành trong năm học 2017 – 2018.
Năm học mới giải quyết tồn tại cũ
Xây dựng chuẩn giáo viên mới, sửa đổi Đề án ngoại ngữ 2020… là những văn bản quy định mới dự kiến sẽ được hoàn thiện, ban hành trong năm học 2017 – 2018.
Hôm nay 21.8, Bộ GD-ĐT tổ chức hội nghị tổng kết năm học 2016 – 2017 và triển khai nhiệm vụ năm học 2017 – 2018. Nâng cao chất lượng đội ngũ, khắc phục tình trạng ì ạch của đề án dạy học ngoại ngữ, đánh giá cách thức thi cử… sẽ là những vấn đề được quan tâm thảo luận tại hội nghị này.
TIN LIÊN QUAN
Bộ GD-ĐT: Dừng thi giải toán, tiếng Anh trên mạng
Trả lời PV Thanh Niên, ông Nguyễn Xuân Thành, Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học (Bộ GD-ĐT), cho biết từ năm học 2017 – 2018, Bộ quyết định tạm dừng các cuộc thi giải toán, tiếng Anh trên mạng.
Có biện pháp xử lý giáo viên, cán bộ quản lý chưa đạt chuẩn
Năm học 2017 – 2018, Bộ sẽ ban hành các chuẩn giáo viên (GV) và cán bộ quản lý, giảng viên sư phạm làm cơ sở để các địa phương, các trường sư phạm thực hiện rà soát, quản lý, sắp xếp, đánh giá đội ngũ GV, cán bộ quản lý theo chuẩn; có biện pháp xử lý đối với GV, cán bộ quản lý chưa đạt chuẩn tối thiểu, không đáp ứng yêu cầu công việc theo quy định của luật cán bộ, công chức và luật viên chức.
Về những tồn tại của vấn đề đội ngũ GV và cán bộ quản lý hiện nay, Bộ GD-ĐT nhận định, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý còn chưa đồng bộ, hiệu lực chưa cao, một số văn bản có nội dung không đáp ứng được yêu cầu thực tiễn nhưng chưa được sửa đổi, bổ sung kịp thời.
Vẫn còn tình trạng thừa, thiếu GV cục bộ ở một số địa phương (thừa GV THCS; thiếu GV mầm non, tiểu học, đặc biệt là GV tin học, ngoại ngữ, nhạc, họa…). Việc chuyển GV phổ thông dôi dư dạy mầm non chưa qua đào tạo ở một số địa phương đã gây bức xúc trong ngành và xã hội. Công tác tuyển dụng viên chức ngành giáo dục ở một số địa phương chưa bảo đảm đúng quy định; tình trạng ký hợp đồng và chấm dứt hợp đồng lao động, tuyển dụng, luân chuyển, bổ nhiệm, miễn nhiệm, đánh giá GV chưa đúng quy định… gây nhiều bức xúc cho các thầy cô giáo và xã hội.
Năm học này, Bộ GD-ĐT yêu cầu các trường sư phạm có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch và triển khai công tác đào tạo, bồi dưỡng GV mầm non, phổ thông đáp ứng yêu cầu đổi mới. Các địa phương xây dựng quy hoạch và chính sách tuyển dụng GV các cấp phù hợp, tránh thừa, thiếu cục bộ.
TIN LIÊN QUAN
Cảnh giác trộm cắp trước cổng trường
Chỉ mới qua tuần lễ đầu tiên tựu trường, một số phụ huynh đưa đón con đến trường, mất cảnh giác đã bị kẻ gian lợi dụng sơ hở, trộm tài sản.
Sửa đổi đề án dạy học ngoại ngữ
Nâng cao chất lượng dạy học ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh ở các cấp học và trình độ đào tạo là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong năm học tới.
Theo Bộ GD-ĐT, trong năm học 2017 – 2018 sẽ trình Thủ tướng ban hành Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2017 – 2025 (sửa đổi Đề án 2020).
Theo thống kê của Bộ, năm học 2016 – 2017, số học sinh phổ thông học theo chương trình tiếng Anh 10 năm là 4.918.488, tăng đáng kể so với năm học 2015 – 2016. Trong đó, cấp THPT là 99.855/2.477.175 (chiếm 4,03%), cấp THCS là 1.815.144/5.235.524 (chiếm 34,7%), tiểu học là 2.175.517/4.670.935, học sinh lớp 3, 4 và 5 (chiếm 46,7%). Đến nay, chỉ còn lại một số ít địa phương chưa triển khai do chưa đủ điều kiện về đội ngũ và cơ sở vật chất nhưng đã có kế hoạch thực hiện trong thời gian tới.
Tuy nhiên, Bộ GD-ĐT cũng nhận định việc triển khai chương trình ngoại ngữ mới ở giáo dục phổ thông còn lúng túng, số lượng học sinh được học theo chương trình ngoại ngữ mới còn thấp so với mục tiêu của giai đoạn.
TIN LIÊN QUAN
Bắt đầu rút ngắn thời gian đào tạo đại học
Từ năm học 2017 – 2018, một số trường ĐH bắt đầu rút ngắn thời gian đào tạo ĐH cho sinh viên khóa mới. Song song đó là nhiều thay đổi về chương trình học so với trước đây.
Đặc biệt, do chưa có giải pháp cụ thể trong dạy và học ngoại ngữ ở các vùng miền, địa phương khác nhau dẫn đến việc nâng cao chất lượng GV đạt chuẩn tại tất cả các địa phương trở nên khó khăn. Hoạt động bồi dưỡng cán bộ, giảng viên tại các đơn vị thụ hưởng chưa thực sự đạt hiệu quả.
Trong năm học mới, ngoài việc hoàn thiện đề án ngoại ngữ sửa đổi, Bộ chủ trương đa dạng hóa các chương trình, sách giáo khoa, học liệu và hình thức đào tạo, bồi dưỡng nhằm đáp ứng mục tiêu đào tạo và nhu cầu học tập ngoại ngữ của học sinh, quan tâm xây dựng và phát triển môi trường thực hành ngoại ngữ thông qua phát triển các cộng đồng học tập ngoại ngữ. Tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng chuẩn hoá đội ngũ GV, giảng viên ngoại ngữ, đặc biệt là đội ngũ GV ngoại ngữ phổ thông đáp ứng yêu cầu triển khai chương trình ngoại ngữ hệ 10 năm. Ngoài ra, còn rà soát, thống nhất chương trình, tài liệu, học liệu đào tạo, bồi dưỡng phù hợp với đối tượng, cấp học, thực hiện công tác khảo thí ngoại ngữ đảm bảo minh bạch, khách quan, công bằng.
TIN LIÊN QUAN
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ: Chuyển đổi giáo sinh đã tốt nghiệp làm nghề khác!
Tại cuộc họp với Phó thủ tướng Vũ Đức Đam hôm qua (17.8), Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ cam kết sẽ siết chặt chất lượng đào tạo ngành sư phạm và giải quyết căn cơ tình trạng dôi dư nguồn nhân lực của ngành.
Phổ điểm THPT quốc gia là cơ sở để hoàn thiện ngân hàng đề thi
Nhận định về kết quả thi THPT quốc gia vừa qua, Bộ GD-ĐT cho rằng dù ở một số bài thi, môn thi, có nhiều thí sinh đạt điểm tuyệt đối (10 điểm) nhưng chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn và các tỉnh có truyền thống hiếu học. Tuy nhiên, số lượng thí sinh đạt điểm 0 và điểm nhỏ hơn hoặc bằng 1 (điểm liệt) cũng tương đối lớn và có hầu hết ở các bài thi, môn thi. Điểm trung bình dưới 5 của hầu hết các bài thi, môn thi đều chiếm tỷ lệ khoảng 40 – 60%. Điều này cho thấy phổ điểm được phân tán tương đối rộng, đánh giá đúng năng lực của thí sinh, giảm thiểu đáng kể hiện tượng đoán mò trong các bài thi trắc nghiệm khách quan.
Tuy nhiên, trên cơ sở phân tích sâu hơn về phổ điểm sẽ làm cơ sở để Bộ tiếp tục xây dựng, hoàn thiện ngân hàng câu hỏi thi chuẩn hoá, phục vụ kỳ thi THPT quốc gia những năm tiếp theo ngày càng tốt hơn.
|
Tuệ Nguyễn