10/01/2025

Giải pháp nào cho các trường sư phạm?

Dư luận đang lo lắng về việc khó tuyển sinh vào các trường sư phạm. Điểm tuyển vào khối sư phạm quá thấp, tất yếu chất lượng giáo viên trong tương lai sẽ giảm sút.

 

Giải pháp nào cho các trường sư phạm?

Dư luận đang lo lắng về việc khó tuyển sinh vào các trường sư phạm. Điểm tuyển vào khối sư phạm quá thấp, tất yếu chất lượng giáo viên trong tương lai sẽ giảm sút.

 

 

 

Giải pháp nào cho các trường sư phạm?
Sinh viên xét tuyển bổ sung vào Trường ĐH Sư phạm TP.HCM – Ảnh: NHƯ HÙNG

Lãnh đạo ngành giáo dục nên xem xét lại ý tưởng mở rộng diện đào tạo của các trường ĐH sư phạm ra cả các ngành ngoài sư phạm và chuyển phần lớn các trường CĐ sư phạm thành CĐ cộng đồng

GS.TSKH Lâm Quang Thiệp

Thật đáng buồn là trong khi điểm tuyển vào các trường công an rất cao thì điểm tuyển sinh vào các trường sư phạm lại rất thấp.

Không nên xây dựng trường sư phạm 
khép kín

Có lẽ không khó tìm ra lý do: Một là nhu cầu số lượng giáo viên rất thấp và hệ thống trường sư phạm có vấn đề. Hai là ngành sư phạm không hấp dẫn vì đời sống giáo viên quá khó khăn.

Bài này chỉ xin bàn đến lý do thứ nhất. Trong quá trình đổi mới giáo dục ĐH, nhằm xây dựng hệ thống các trường ĐH sao cho thích nghi với kinh tế thị trường, đã có ý kiến không nên xây dựng hệ thống trường sư phạm khép kín.

 

Theo đó, ĐH sư phạm nên chuyển thành ĐH đa lĩnh vực. Ngoài đào tạo giáo viên còn đào tạo các ngành khác.

CĐ sư phạm thì nên chuyển thành CĐ cộng đồng đào tạo đa ngành ở cấp thấp và đào tạo các nghề phục vụ địa phương. Hệ thống nhà trường phải mềm dẻo mới thích nghi được biến động của thị trường.

Tuy nhiên, xu hướng xây dựng hệ thống sư phạm khép kín vẫn thắng thế, với lý do đảm bảo đặc thù quan trọng của việc đào tạo nghề dạy học.

Một số trường ĐH sư phạm nhanh nhạy với thị trường hơn đã quyết tâm chuyển đổi thành trường đa lĩnh vực, ví dụ ĐH Vinh, ĐH Hải Phòng, ĐH Quy Nhơn…

Nhưng đa số trường còn lại, đặc biệt là các trường sư phạm lớn, vẫn kiên trì với ý tưởng hệ thống trường sư phạm khép kín.

Giải pháp nào cho các trường sư phạm?
GS.TSKH 
Lâm Quang Thiệp – Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Nhiều nước đã thực hiện

Trên thế giới, nhiều nước đã thực hiện việc chuyển đổi hệ thống trường sư phạm thành trường đa lĩnh vực khi nhu cầu giáo viên giảm.

Chẳng hạn hệ thống 23 trường ĐH bang Califorrnia (CSU) vốn là các trường sư phạm; hệ thống các trường ĐH vùng xa (rural university) của Thái Lan cũng vốn là các trường CĐ sư phạm nâng cấp và đa lĩnh vực hoá.

Những kinh nghiệm này rất đáng cho chúng ta tham khảo ở thời điểm “khủng hoảng” về tuyển sinh vào các trường sư phạm hiện nay.

Chuyển đổi mô hình theo nhu cầu thực tế

Với tình hình tuyển sinh năm nay và việc nhu cầu giáo viên giảm sút mạnh trong những năm tới, cần có giải pháp cho các trường sư phạm, chứ không nên cứ tuyển sinh với điểm vào quá thấp.

Bởi vì như Phó thủ tướng Vũ Đức Đam có nói: không nên vì 8.000 giảng viên các trường sư phạm mà hi sinh chất lượng của đội ngũ giáo viên tương lai.

Lãnh đạo ngành giáo dục nên xem xét lại ý tưởng mở rộng diện đào tạo của các trường ĐH sư phạm ra cả các ngành ngoài sư phạm và chuyển phần lớn trường CĐ sư phạm thành CĐ cộng đồng, như đã được đề xuất từ quá trình đổi mới giáo dục cuối thế kỷ trước.

Giáo viên cũng nên được đào tạo theo mô hình nối tiếp như ở Trường ĐH Giáo dục (ĐHQG Hà Nội). Hai năm đầu sinh viên học chung, sâu về các môn khoa học cơ bản như sinh viên các trường khoa học, hai năm cuối mới đào tạo về sư phạm.

Cách đào tạo này giúp giáo viên có kiến thức về khoa học cơ bản sâu sắc hơn và có thể cơ động ngành nghề trong hai năm sau, tuỳ theo nhu cầu giáo viên.

Khi nhu cầu về giáo viên phổ thông trung học không cao lắm, nên đòi hỏi giáo viên phổ thông trung học có bằng tốt nghiệp ĐH về khoa học cơ bản và bằng thạc sĩ về sư phạm như Thái Lan hiện nay.

Hệ thống sư phạm được xây dựng theo các ý tưởng nói trên cũng phù hợp với tinh thần về nền giáo dục “mở” như nghị quyết số 29-NQ/TW của trung ương đã đề xuất.

GS.TSKH LÂM QUANG THIỆP (nguyên vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH, Bộ GD-ĐT)