20/01/2025

Vì sao giáo viên tiểu học Phần Lan đều là thạc sĩ?

Tất cả giáo viên tiểu học Phần Lan đều có trình độ thạc sĩ. Tại Việt Nam, giáo viên tiểu học ngày trước chỉ có trình độ trung cấp, sau được nâng lên cao đẳng tiểu học, gần đây là đại học tiểu học?

 

Vì sao giáo viên tiểu học Phần Lan đều là thạc sĩ?

Tất cả giáo viên tiểu học Phần Lan đều có trình độ thạc sĩ. Tại Việt Nam, giáo viên tiểu học ngày trước chỉ có trình độ trung cấp, sau được nâng lên cao đẳng tiểu học, gần đây là đại học tiểu học? 

 

 

 

 

Vì sao giáo viên tiểu học Phần Lan đều là thạc sĩ?
Một tiết học tại Trường sư phạm Viikki ở thủ đô Helsinki, Phần Lan. Trường này dạy các em học sinh từ lớp 1 đến lớp 9 (ảnh chụp tháng 5-2015) – Ảnh: QUỲNH TRUNG
Nếu như giáo sư đại học là người thầy giúp tạo ra những con người biết “làm việc” và tư duy, thì giáo viên phổ thông tạo ra những cá nhân biết “làm người” và biết cách học
Bùi Khánh Nguyên

Tiếp tục câu chuyện về điểm chuẩn ngành sư phạm ở Việt Nam, chuyên gia tư vấn giáo dục quốc tế Bùi Khánh Nguyên đóng góp thêm một ý kiến khác về việc điểm chuẩn quá thấp của ngành sư phạm. Xin giới thiệu đến bạn đọc.

Trong câu chuyện về điểm chuẩn ngành sư phạm ở Việt Nam, nhiều ý kiến đồng ý rằng chất lượng giáo viên là rất quan trọng.

Điều này đã được UNESCO xác nhận: “Trình độ một nền giáo dục không thể vượt qua trình độ của người thầy trong nền giáo dục đó”, tức không có giáo viên giỏi thì không thể có nền giáo dục tốt.

Chọn giáo viên từ top 10 học sinh giỏi nhất

 

Phần Lan là một quốc gia không có tên trên bản đồ giáo dục thế giới, cho đến khi bất ngờ đứng đầu bảng xếp hạng của PISA (Chương trình đánh giá học sinh phổ thông quốc tế) của OECD (Tổ chức Hợp tác phát triển kinh tế châu Á – Thái Bình Dương) lần đầu khảo sát vào năm 2000 và liên tục nằm trong vị trí top đầu những kỳ khảo sát sau đó.

Bài học Phần Lan trong giáo dục được nghiên cứu rất sâu, và một trong những nguyên nhân thành công được xác định chính là chất lượng đội ngũ giáo viên, đặc biệt giáo viên tiểu học (từ lớp 1 đến lớp 9).

Giáo viên ở Phần Lan được tuyển chọn từ top 10% những học sinh trung học giỏi nhất cùng quy trình xét tuyển hai giai đoạn rất chặt chẽ, được đào tạo rất kỹ lưỡng trong trường sư phạm. Riêng giáo viên tiểu học tất cả đều có trình độ thạc sĩ.

Việc này có ngược đời không, trong khi Việt Nam có lịch sử là giáo viên tiểu học ngày trước chỉ có trình độ trung cấp, sau được nâng lên cao đẳng tiểu học, gần đây mới có đại học tiểu học? Còn thạc sĩ chủ yếu dạy đại học.

Nhưng giáo dục Phần Lan có triết lý riêng của mình. Giáo viên phổ thông không thể kém quan trọng hơn giáo sư đại học. Nếu như giáo sư đại học là người thầy giúp tạo ra những con người biết “làm việc” và tư duy, thì giáo viên phổ thông tạo ra những cá nhân biết “làm người” và biết cách học.

Giáo viên tiểu học phải là chuyên gia giáo dục

Giáo dục tiểu học cả thế giới chủ yếu tập trung vào học tiếng mẹ đẻ và các phép toán cộng, trừ, nhân, chia, cần gì tới giáo viên trình độ thạc sĩ?

Quan điểm của giáo dục Phần Lan là: giáo viên tiểu học phải là những chuyên gia giáo dục, những nhà sư phạm am hiểu công việc của mình làm; có khả năng nghiên cứu trên chính những đứa trẻ mình đang dạy dỗ để có thể khai tâm cho các em; giúp đỡ các em học lấy cách học, cách sống chung, cách trưởng thành. Chứ giáo viên không hẳn có mặt ở trường chỉ để truyền thụ kiến thức.

Chính vì vai trò to lớn đó mà họ cần chuyên gia giáo dục cho bậc tiểu học, những nhà khoa học về tâm lý và sư phạm giỏi nhất, tận tụy nhất.

Khi đã trao công việc dạy dỗ trẻ em cho những chuyên gia thực thụ, cả xã hội và gia đình đều rất tin tưởng và tôn trọng công việc của giáo viên, và giáo viên có sự tự chủ cao để thực hiện công việc chuyên môn của mình mà cần rất ít sự giám sát của các cấp quản lý hoặc cộng đồng.

Từ câu chuyện của cường quốc giáo dục phổ thông là Phần Lan, chúng ta có thêm một ví dụ rõ ràng về việc không thể có nền giáo dục chất lượng cao nếu giáo viên yếu kém, mà rõ thấy nhất là từ việc tuyển học sinh với học lực quá yếu vào trường sư phạm.

Giáo dục quốc tế cùng dòng chảy

Giáo dục quốc tế cũng đi cùng một dòng chảy như vậy. Khi những nền giáo dục xuất sắc đều tập trung vào việc thu hút những học sinh ưu tú trở thành nhà sư phạm như ở Singapore, Hàn Quốc…

Ngay tại các trường quốc tế hàng đầu ở Việt Nam, thông lệ trong quản lý là dành 60-80% ngân sách hoạt động cho quỹ lương của giáo viên, tập huấn chuyên môn cho giáo viên thường niên để có được chất lượng giáo dục tốt nhất.

BÙI KHÁNH NGUYÊN