19/01/2025

‘Tráng’ lại đường để thu phí

Chiều 15.8, Bộ GTVT có cuộc gặp nhà đầu tư dự án BOT Cai Lậy để bàn cách tháo gỡ vấn đề nóng liên quan dự án này. Địa phương đề xuất giảm từ 35.000 đồng xuống 25.000 đồng.

 

‘Tráng’ lại đường để thu phí

Chiều 15.8, Bộ GTVT có cuộc gặp nhà đầu tư dự án BOT Cai Lậy để bàn cách tháo gỡ vấn đề nóng liên quan dự án này. Địa phương đề xuất giảm từ 35.000 đồng xuống 25.000 đồng.




Tình trạng kẹt xe kéo dài ở trạm thu phí tuyến tránh Cai Lậy ngày 14.8 và cảnh vắng vẻ sau khi trạm thu phí tạm ngưng hoạt động trong ngày hôm qua (ảnh nhỏ)ẢNH: PHẠM HỮU

Nhà đầu tư đồng tình nhưng thời gian thu phí sẽ phải kéo dài từ 7 năm lên 12 – 13 năm vì tổng mức đầu tư không thay đổi.
‘Tráng’ lại đường để thu phí - ảnh 1

TIN LIÊN QUAN

Giới tài xế lại trả tiền lẻ tại trạm thu phí Cai Lậy

Khoảng 16 giờ 30 ngày 13.8, giới tài xế xe tải và xe khách tiếp tục tập hợp thành đoàn qua trạm thu phí Cai Lậy (hướng miền Tây về TP.HCM) thể hiện sự phản đối bằng cách dùng tiền lẻ có mệnh giá thấp để mua vé, gây kẹt xe khoảng 6 km kéo dài từ cầu An Cư (chợ Bà Đắc, H.Cái Bè, Tiền Giang) đến trạm thu phí.
 

Đây là thông tin được Bộ trưởng Bộ GTVT Trương Quang Nghĩa cho hay tại phiên họp chiều 15.8 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về giám sát chuyên đề thực hiện chính sách, pháp luật về đầu tư và khai thác các công trình giao thông theo hình thức hợp đồng xây dựng – kinh doanh – chuyển giao (BOT). 



‘Tráng’ lại đường để thu phí - ảnh 2
Có những tuyến đường đã được đầu tư bằng ngân sách, tức là đã dùng tiền thuế của người dân để làm đường, sau đó nhà đầu tư chỉ tráng một lớp lên trên rồi lập trạm thu phí khiến người dân phản ứng
‘Tráng’ lại đường để thu phí - ảnh 3

Ông Nguyễn Hạnh Phúc, Tổng thư ký QH


BOT Cai Lậy làm “nóng” phiên họp giám sát
Trả lời hàng loạt câu hỏi liên quan đến “điểm nóng” trạm thu phí Cai Lậy, ông Nghĩa cho rằng nếu nói đây là “tuyến tránh Cai Lậy” thì chưa đầy đủ mà đây là dự án (DA) hơn 26 km trên QL1 cộng thêm 12 km tuyến tránh với 14 cây cầu phải xử lý. Trong quá trình lập DA Bộ GTVT và địa phương đã tham vấn ý kiến từ HĐND, các ĐBQH, hiệp hội vận tải và người dân địa phương.
Trước đó, trong báo cáo giám sát chuyên đề do Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế của QH Vũ Hồng Thanh trình bày, đã chỉ ra việc thu phí sử dụng dịch vụ BOT còn nhiều bất cập. Theo đó, vị trí đặt trạm thu phí và khoảng cách giữa các trạm chưa hợp lý dẫn đến thực tế xảy ra 2 tình trạng. Thứ nhất, trạm thu phí được đặt ngoài phạm vi DA, bổ sung một số hạng mục nằm ngoài phạm vi DA hay cho phép nhà đầu tư thu phí cả tuyến đường song song với tuyến đường thực hiện theo BOT để đảm bảo phương án tài chính DA. Thứ hai, yêu cầu khoảng cách giữa 2 trạm thu phí là 70 km, khung giá dịch vụ rộng dễ dẫn đến tiêu cực…
‘Tráng’ lại đường để thu phí - ảnh 4

TIN LIÊN QUAN

Nhập nhằng lợi ích đằng sau?

Theo TS Cao Sĩ Kiêm, chuyên gia kinh tế, lỗ hổng của các DA BOT cho thấy trình độ quản lý, giám sát và chế tài của các bộ ngành liên quan rất hạn chế…
Chủ nhiệm Uỷ ban Đối ngoại Nguyễn Văn Giàu phản ánh tình trạng nhiều dự án BOT thực tế chỉ “tráng lại”, có DA mở thêm mỗi bên được vài chục cen ti mét gần như không thay đổi rồi thu tiền dẫn đến việc người dân bức xúc. 



Trạm thu phí Cai Lậy tạm ngưng hoạt động
Chiều 15.8, ông Trần Văn Bon, Giám đốc Sở GTVT tỉnh Tiền Giang, cho biết trạm thu phí Cai Lậy sẽ tạm ngưng hoạt động cho đến khi có quyết định của Bộ GTVT. Cũng theo ông Bon, trong hôm nay 16.8, Bộ GTVT sẽ có cuộc họp tại Hà Nội để giải quyết vấn đề trạm thu phí Cai Lậy.
Theo ghi nhận của PV, trong ngày 15.8, không khí ở trạm khá trầm lắng do các nhân viên thu phí không có mặt tại cabin, chỉ có vài nhân viên bảo vệ ở lại canh giữ trạm. Các phương tiện di chuyển qua đây khá thoải mái.
Lê Lang – Phạm Hữu



Theo Tổng thư ký QH Nguyễn Hạnh Phúc, có những tuyến đường đã được đầu tư bằng ngân sách, tức là đã dùng tiền thuế của người dân để làm đường, sau đó nhà đầu tư chỉ tráng một lớp lên trên rồi lập trạm thu phí khiến người dân phản ứng. Lại có nhà đầu tư do thời hạn thu phí đường chính hết rồi nên nghĩ ra việc mở đường tránh cho nhanh hồi vốn làm dân bức xúc, phản ứng với BOT. Theo ông Phúc, giám sát phải chỉ rõ địa chỉ, “không bắn chỉ thiên” và đề nghị bổ sung giám sát DA BOT Cai Lậy.
Chỉ 10% trạm thu phí đặt đúng quy định
Trưởng ban Dân nguyện Nguyễn Thanh Hải nhấn mạnh, khoảng cách đặt trạm thu phí cũng cần xem xét lại. Bởi theo quy định hiện tại cứ 70 km đặt một trạm thu phí nhưng số liệu của Bộ GTVT cho thấy trong tổng số 88 trạm thu phí thì chỉ 9 trạm có khoảng cách từ 60 – 70 km, tức chỉ có 10% được đặt đúng quy định. “Với những trạm không đảm bảo khoảng cách, đang ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người dân như hiện nay thì phương án giải quyết như thế nào?”, Trưởng ban Dân nguyện đặt câu hỏi.
‘Tráng’ lại đường để thu phí - ảnh 5

Tài xế dùng tiền lẻ để mua vé nhằm phản đối trạm thu phí đặt không đúng chỗ từng xảy ra ở BOT Bến Thủy (Vinh, Nghệ An)ẢNH: PHAN NGỌC

Phó chủ tịch QH Đỗ Bá Tỵ cho rằng hai vấn đề chính đối với các DA BOT hiện nay là khoảng cách đặt trạm BOT và mức thu phí. “Mọi phản ứng của người dân, tích cực hay tiêu cực đều liên quan đến vấn đề này”, ông Đỗ Bá Tỵ nhận định.
Tại phiên họp, Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng cho biết trong thời gian tới, Chính phủ sẽ tập trung thực hiện hàng loạt giải pháp nhằm khắc phục hạn chế, phát huy hiệu quả của hình thức hợp đồng BOT. Theo đó, sẽ rà soát lại kế hoạch phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông của từng lĩnh vực trong phạm vi quốc gia, khu vực, kể cả địa phương để điều chỉnh cho phù hợp. Theo Phó thủ tướng, từ nay đến 2020, các tuyến cao tốc quan trọng từ Lạng Sơn đến Cà Mau sẽ được hoàn thành và từ 2020 – 2025 sẽ triển khai một số đoạn ưu tiên của đường sắt tốc độ cao, DA Cảng hàng không quốc tế Long Thành.
Phát biểu tại phiên thảo luận, Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân khẳng định, chủ trương huy động vốn ngoài ngân sách để đầu tư kết cấu hạ tầng nói chung, trong đó kết cấu hạ tầng giao thông nói riêng là hoàn toàn đúng đắn và thời gian qua đã triển khai khá tốt. Nhiều công trình trọng điểm quốc gia, nhiều tuyến đường quan trọng đã được đầu tư xây dựng, thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của vùng cũng như của cả nước.
Theo Chủ tịch QH, nguyên nhân của những hạn chế, bất cập trong triển khai, tổ chức thực hiện các DA BOT vừa qua là do hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan chưa hoàn thiện, đồng bộ, việc triển khai quy hoạch giữa các ngành, lĩnh vực chưa nhất quán, thiếu quy hoạch hệ thống giao thông đồng bộ. Ngoài ra, quá trình lập, thẩm tra, phê duyệt DA BOT còn bất cập, dẫn tới nhiều DA điều chỉnh tăng mức đầu tư, việc lựa chọn nhà đầu tư còn nhiều hạn chế. Chủ tịch QH đề nghị, trong thời gian tới các cơ quan nhà nước cần tiếp tục rà soát, hoàn thiện quy định pháp luật về đầu tư BOT; nghiên cứu trình QH ban hành luật Đối tác công tư để tạo cơ sở pháp lý thống nhất, đồng bộ; tạo hành lang pháp lý đủ mạnh để bảo đảm nhà nước và tư nhân thực hiện đúng nghĩa vụ hợp đồng.

 

Trường Sơn