Điểm chuẩn sư phạm giảm sút: Nỗi lo chất lượng giáo viên
Năm học mới bắt đầu, trong rất nhiều nỗi lo thường trực vào mỗi mùa tựu trường, năm nay trỗi lên sự bất an về chất lượng nhà giáo khi dư luận đang sôi sục về điểm chuẩn của ngành sư phạm, nhất là ở các trường cao đẳng sư phạm địa phương, thí sinh chỉ cần 3 điểm mỗi môn đã trúng tuyển.
Điểm chuẩn sư phạm giảm sút: Nỗi lo chất lượng giáo viên
Năm học mới bắt đầu, trong rất nhiều nỗi lo thường trực vào mỗi mùa tựu trường, năm nay trỗi lên sự bất an về chất lượng nhà giáo khi dư luận đang sôi sục về điểm chuẩn của ngành sư phạm, nhất là ở các trường cao đẳng sư phạm địa phương, thí sinh chỉ cần 3 điểm mỗi môn đã trúng tuyển.
TIN LIÊN QUAN
Nhìn từ điểm trúng tuyển các trường sư phạm
|
Theo số tiết quy định cho GV hiện nay: tiểu học 23 tiết/tuần, THCS 19 tiết/tuần, THPT 17 tiết/tuần. Nghe qua có vẻ… nhàn nhàn. Sự thật số giờ lên lớp chỉ là một chuyện, trong trường học còn rất nhiều công việc khác mà GV phải lo, nhất là các cuộc họp, thanh tra, hồ sơ sổ sách, dự giờ thăm lớp, thao giảng, giáo án, chấm bài.
TIN LIÊN QUAN
Đầu vào trường sư phạm phải trên 20 điểm
TIN LIÊN QUAN
Tại sao không đóng cửa các ngành sư phạm?
Đầu vào thấp, khó có khả năng được tuyển dụng làm thầy
Điểm chuẩn ngành sư phạm thấp, dư luận đang rất lo lắng rằng khi ra trường với chất lượng GV kém sẽ làm cho nguồn nhân lực đất nước kém theo. Nhưng hãy đặt ngược lại vấn đề rằng, những người được vào học hôm nay rất khó có khả năng được tuyển dụng làm thầy. Bởi trong mặt bằng điểm thi THPT theo lối trắc nghiệm vừa qua, nếu chỉ đạt 9 – 10 điểm/3 môn, xin khẳng định đó là học sinh năng lực trung bình hoặc dưới trung bình. Ở góc độ quản lý và đào tạo, chắc chắn không một lãnh đạo trường sư phạm nào dám khẳng định sau 3 – 4 năm nữa, từ đầu vào như vậy mà đầu ra lại là các GV tốt có đủ kiến thức và năng lực để đảm đương sứ mệnh trồng người.
Trước thực trạng này, cũng đã có ý kiến Bộ cần xây dựng cơ chế kiểm định GV trước khi hành nghề và phải thực hiện có hiệu quả đích thực, không hình thức.
Trong khi đó, theo lãnh đạo Bộ GD-ĐT, nhiều GV hiện chưa đạt yêu cầu theo chuẩn mới. Tại hội nghị triển khai nhiệm vụ năm học 2017 – 2018 với cấp tiểu học diễn ra gần đây, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nhận định: “Thời gian qua, công tác bồi dưỡng GV và cán bộ quản lý giáo dục đã được các địa phương tích cực triển khai, số GV được đánh giá đạt chuẩn (theo chuẩn cũ) khá cao, nhưng nếu so với bộ chuẩn GV mới Bộ đang xây dựng cũng còn nhiều người chưa đáp ứng được yêu cầu”.
Quốc Lịch – Tuệ Nguyễn
|
Tuyển sinh vào sư phạm phải có đặc thù
GS Đinh Quang Báo, nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, gọi hiện tượng 3 điểm/môn trúng tuyển ngành sư phạm là “thảm họa của ngành giáo dục”, với lý lẽ để có nền giáo dục phát triển thì GV chính là yếu tố quyết định chất lượng giáo dục của một quốc gia. Trong khi đó, chất lượng GV phụ thuộc rất lớn vào chất lượng đầu vào cũng như quá trình đào tạo, bồi dưỡng. Để đào tạo một GV có năng lực và phẩm chất tốt thì chất lượng đầu vào phải tốt. “Khi chúng ta lấy điểm đầu vào quá thấp thì chắc chắn sẽ không một cơ sở đào tạo nào có thể đào tạo được những GV có chất lượng”, ông Báo khẳng định.
Tuy nhiên, PGS Chu Cẩm Thơ, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu đánh giá kết quả giáo dục thuộc Viện Khoa học giáo dục VN, nguyên cán bộ của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, cho rằng điểm đầu vào cao không phải là yếu tố quyết định duy nhất. Đưa ra nhiều dẫn chứng về những trường hợp dù đỗ thủ khoa nhưng ra trường hoặc đi thực tập lại không có những giờ dạy đạt yêu cầu, bà Thơ cho rằng đó là do thiếu động lực yêu nghề, hiểu nghề và nỗ lực phấn đấu vì nghề.
Hiệu trưởng một trường THPT danh tiếng ở Hà Nội thì lập luận, điểm số thấp là điều rất đáng lo ngại, nhưng cũng phải đặt vấn đề là nếu kỳ thi và đề thi không kiểm tra được năng lực tư duy và nhất là lòng yêu nghề, các khát vọng cá nhân… rất đặc thù của nghề GV, thì điểm số chưa phản ánh được chất lượng đội ngũ sau này.
Tuệ Nguyễn
|
Vũ Quốc Lịch