11/01/2025

Thu khoán bản quyền âm nhạc ở karaoke, tivi khách sạn không đúng

Phát biểu tại hội nghị sáng 10-8, Thứ trưởng Vương Duy Biên cho rằng cách thu khoán bản quyền âm nhạc ở quán karaoke, quán cà phê, thu đầu tivi trong khách sạn… là không đúng.

 

Thu khoán bản quyền âm nhạc ở karaoke, tivi  khách sạn không đúng

Phát biểu tại hội nghị sáng 10-8, Thứ trưởng Vương Duy Biên cho rằng cách thu khoán bản quyền âm nhạc ở quán karaoke, quán cà phê, thu đầu tivi trong khách sạn… là không đúng.

 

 

 

Thu khoán bản quyền âm nhạc ở karaoke, tivi  khách sạn không đúng
Thứ trưởng Vương Duy Biên: “Đơn vị thu tác quyền cho các tác giả, mỗi năm thu được bao nhiêu, chi trả cho tác giả bao nhiêu phải công bố” – Ảnh: V.V.TUÂN

Sáng 10-8 tại Hà Nội, Cục Bản quyền tác giả (Bộ VH-TT&DL) tổ chức hội nghị lấy ý kiến khu vực phía Bắc về dự thảo nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật sở hữu trí tuệ về quyền tác giả và quyền liên quan.

Phát biểu mở đầu hội nghị, Thứ trưởng Vương Duy Biên nhấn mạnh tinh thần góp ý dự thảo nghị định này – riêng trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn – phải đảm bảo hài hoà quyền lợi của ba bên: quyền tác giả và quyền liên quan, quyền lợi của công chúng hưởng thụ tác phẩm và nhà tổ chức chương trình.

Về vấn đề thoả thuận giữa các bên để đưa ra mức giá thu tiền tác quyền, ông Biên nói Nhà nước chỉ đưa ra hành lang pháp lý: “Đây là quan hệ dân sự nên Nhà nước không can thiệp. Chúng ta cũng nên dần quen với việc những quan hệ dân sự mà không giải quyết được với nhau thì ra toà. Chứ Nhà nước không can thiệp tiền tác giả phải là bao nhiêu”.

Ông Biên cho biết lâu nay cách “thu khoán” (thu gom tất cả, không phân biệt tác giả đã uỷ quyền cho đơn vị đi thu hay chưa – PV) là cách thu không chính xác.

 

“Như cách thu khoán ở quán karaoke, quán cà phê, thu đầu tivi trong khách sạn… tôi cho rằng không đúng. Có người vào uống cà phê, có thể không có nhu cầu nghe nhạc, hoặc vào khách sạn chỉ để nghỉ, không có nhu cầu xem tivi.

 

Hơn nữa, thu khoán như vậy thì việc chi trả cho các tác giả sẽ thế nào? Đơn vị thu tác quyền cho các tác giả mỗi năm thu được bao nhiêu, chi trả cho tác giả bao nhiêu thì phải công bố để giải toả băn khoăn của dư luận” – ông Biên nói.

“Ở mỗi tỉnh có đến hàng trăm điểm với hàng nghìn phòng karaoke nhưng việc thu tiền bản quyền âm nhạc rất khó, bởi các đơn vị sử dụng đều nói rằng họ không chấp nhận mức biểu phí của Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc VN (VCPMC). Vì vậy, tôi đề nghị cơ quan nhà nước cần có quy định khung giá bản quyền cơ bản để các địa phương áp dụng” – ông Nguyễn Đức Tuấn (Sở VH-TT&DL Hải Dương) đề nghị.

Ông Bùi Nguyên Hùng – cục trưởng Cục Bản quyền tác giả – nói trong những vụ việc lùm xùm thời gian qua, việc thu phí bản quyền âm nhạc có phần mang tính áp đặt từ VCPMC.

Vấn đề này sẽ được giải quyết trong nghị định khi quy định chi tiết trách nhiệm của cả bên sử dụng và bên thu phí bản quyền trong vấn đề đàm phán, thương lượng.

Ông Hùng nhấn mạnh lại phải xác định được rõ những tác phẩm, tác giả nào đã ủy quyền và phải trình uỷ quyền mới được thu phí bản quyền, kể cả trong trường hợp thu trên đầu tivi trong khách sạn.

Để làm được điều này cần áp dụng công nghệ thông tin, chứ không thể duy trì cách làm như hiện nay. Thậm chí việc thu bản quyền ở các quán karaoke cũng phải áp dụng công nghệ thông tin để đo đếm số lần sử dụng bài hát bao nhiêu thì thu tiền bấy nhiêu, nếu không sử dụng thì không thu tiền.

Góp ý tại hội nghị, ông Nguyễn Đức Tuấn cho rằng dự thảo chưa đề cập việc trả tiền bản quyền cho các tác giả bài hát trong các chương trình biểu diễn phục vụ nhiệm vụ chính trị, trong khi các ca sĩ, nhạc công… đều được trả tiền. Trước vấn đề này, ông Bùi Nguyên Hùng đề nghị nếu có trả tiền cho ca sĩ, nhạc công… phải dự toán cả tiền chi trả cho tác giả.

V.V.TUÂN