13/01/2025

Chuyện hướng nghiệp, phân luồng ở Thanh Hoá

Sau nhiều năm làm công tác phân luồng, hiện có khoảng 75% học sinh tốt nghiệp THCS ở Thanh Hoá vào lớp 10, số còn lại theo học nghề hoặc làm việc trong các nhà máy, xí nghiệp trong và ngoài tỉnh.

 

Chuyện hướng nghiệp, phân luồng ở Thanh Hoá

 

Sau nhiều năm làm công tác phân luồng, hiện có khoảng 75% học sinh tốt nghiệp THCS ở Thanh Hoá vào lớp 10, số còn lại theo học nghề hoặc làm việc trong các nhà máy, xí nghiệp trong và ngoài tỉnh.

 

 

 

Chuyện hướng nghiệp, phân luồng ở Thanh Hóa
Sau khi tốt nghiệp THCS, nhiều học sinh vào Trung tâm dạy nghề huyện Như Xuân (Thanh Hoá) để vừa học nghề, vừa học bổ túc THPT – Ảnh: HÀ ĐỒNG

Vẫn còn tình trạng học sinh sau khi tốt nghiệp THPT cứ “thẳng tiến” dự thi ĐH, CĐ; nếu không đỗ các trường này mới quay sang học trung cấp chuyên nghiệp, học nghề, hoặc làm nghề tự do. Điều này gây lãng phí cho gia đình và cả xã hội

Sở GD-ĐT Thanh Hóa

“Tại địa phương, trong những năm qua công tác phân luồng học sinh phổ thông đã có chuyển biến rõ rệt”, lãnh đạo Sở GD-ĐT Thanh Hoá nhận định.

Nhiều con đường 
vào đời

Học xong lớp 9, thay vì vào lớp 10, em Nguyễn Thị Nụ (xã Cát Vân, huyện Như Xuân, Thanh Hoá) chọn cho mình một hướng đi khác: vào Trung tâm dạy nghề huyện Như Xuân để vừa học nghề, vừa học bổ túc THPT.

“Sau một thời gian học nghề, đến nay em đã có thể may được sản phẩm. Bên cạnh việc dạy nghề, trung tâm còn tạo việc làm cho học sinh. Hiện em đang làm việc tại xưởng may của một doanh nghiệp…” – Nụ nói.

Cũng như Nụ, nhiều học sinh ở Thanh Hóa chọn nhiều con đường vào đời sau khi tốt nghiệp THCS. Theo thống kê của Sở GD-ĐT Thanh Hoá, ở các huyện miền núi có 75% học sinh lớp 9 sau khi tốt nghiệp THCS vào lớp 10 THPT. Còn lại 25% thực hiện chính sách phân luồng – đi học nghề hoặc làm công nhân trong các xí nghiệp. Tỉ lệ nói trên ở các trường khu vực miền xuôi là 70% và 30%.

Phần lớn học sinh Thanh H không vào lớp 10 sẽ theo học trong các trường nghề trong tỉnh. Những học sinh không học trường nghề, sau khi được đào tạo nghề ngắn hạn sẽ vào làm công nhân tại các nhà máy, xí nghiệp trong và ngoài tỉnh, hoặc trở thành lao động tự do tại Thanh H, Hà Nội, TP.HCM…

Ông Lê Văn Hoa – phó giám đốc Sở GD-ĐT Thanh H - cho biết hiện địa phương này đang tăng cường xã hội hóa hoạt động giáo dục hướng nghiệp và phân luồng sau THCS, THPT.

“Ngành GD-ĐT Thanh H phấn đấu đến năm 2020 có 30% học sinh THCS toàn tỉnh được phân luồng sau khi tốt nghiệp THCS. Ngành đang tập trung bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng tham vấn cho giáo viên thực hiện hướng nghiệp, dạy nghề học sinh phổ thông; hỗ trợ cơ sở vật chất, tài liệu cho hoạt động dạy nghề.

Đồng thời, tăng cường hợp tác với các cơ sở sản xuất, các công ty, xí nghiệp, các làng nghề truyền thống, tạo điều kiện cho học sinh sau khi học nghề ra có việc làm” – ông Hoa nói.

Chuyện hướng nghiệp, phân luồng ở Thanh Hóa
Phân luồng học sinh năm học 2015-2016 tại Thanh Hoá – Nguồn: Sở GD-ĐT Thanh Hoá – Đồ hoạ: TẤN ĐẠT

Còn nhiều cái khó

Tuy nhiên, Sở GD-ĐT Thanh H cũng nhìn nhận việc phân luồng học sinh sau THPT còn gặp nhiều khó khăn. Do thiếu đội ngũ chuyên gia am hiểu về tâm lý học nghề nghiệp, thông tin thị trường lao động… nên công tác giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường phổ thông còn hạn chế.

Bên cạnh đó là việc thiết kế chương trình giáo dục hướng nghiệp dạy nghề phổ thông thiếu kết cấu liền mạch…

Ông Đinh Văn Phương – giám đốc Trung tâm dạy nghề huyện Như Xuân – cho biết: “Cái khó của việc vận động các em học sinh sau khi tốt nghiệp THCS đến học nghề tại trung tâm là nhận thức của phụ huynh. Họ rất “dị ứng” với học nghề.

Phần lớn các em ở miền núi sau khi học xong THCS, THPT đều ở nhà làm nương rẫy với bố mẹ, rồi lập gia đình sớm. Không ít em rời quê hương đi làm ăn xa với nghề tự do đã vấp phải những cạm bẫy đầu đời, sa ngã…”.

Ông Phương nói thêm: “Do vậy, cán bộ của trung tâm phải gần dân, sát với dân để tuyên truyền cho phụ huynh học sinh biết về chính sách dạy nghề của Nhà nước, định hướng đúng nghề nghiệp cho con em mình”.

“Đặc biệt quan tâm tiết hướng nghiệp”

Thầy Trần Anh Văn – hiệu trưởng Trường THPT Mường Lát, huyện vùng cao Mường Lát (Thanh Hoá) – cho biết: “Những năm qua, nhà trường đặc biệt quan tâm đến các tiết học hướng nghiệp cho học sinh.

Từ lớp 10 đến lớp 12, mỗi tháng các em đều được học 3 tiết học hướng nghiệp. Riêng năm lớp 12, các thầy cô giáo tập trung hướng nghiệp cho học sinh một cách cụ thể, thiết thực hơn, để các em lựa chọn nghề nghiệp đúng với sở trường, năng lực của mình.

Từ năm 2017 nhà trường có 192 học sinh lớp 12 dự thi THPT quốc gia, nhưng chỉ có 30 em đăng ký xét tuyển vào ĐH, CĐ. Số học sinh còn lại sau khi có bằng tốt nghiệp THPT đã đăng ký đi học nghề tại các trường trung cấp nghề, hoặc học nghề ngắn hạn để đi làm công nhân, lao động tự do”.

HÀ ĐỒNG