Trong khi người ngồi trên ô tô có thắt dây an toàn, người đi xe máy có nón bảo hiểm thì người đi xe đạp, phần lớn là trẻ em hầu như chẳng có dụng cụ bảo hộ nào.
Bảo vệ an toàn cho trẻ khi đi xe đạp
Trong khi người ngồi trên ô tô có thắt dây an toàn, người đi xe máy có nón bảo hiểm thì người đi xe đạp, phần lớn là trẻ em hầu như chẳng có dụng cụ bảo hộ nào.
Sáng 28.7, trước cổng Trường THCS Đức Trí, Q.1, TP.HCM, chúng tôi hỏi Nguyễn Anh Vũ, học sinh lớp 9 về việc đội nón bảo hiểm và các dụng cụ bảo vệ khác khi đi xe đạp, Vũ tỏ vẻ ngạc nhiên: “Đi xe đạp mà đội nón bảo hiểm gì chú, còn mấy cái dụng cụ bảo hộ mà chú nói con nghe lạ quá”.
Bà Trương Thị Mỹ Lan (38 tuổi, ở Q.1, TP.HCM) có con trai học lớp 5 Trường tiểu học Lương Thế Vinh, Q.1 tỏ vẻ ngạc nhiên khi được hỏi việc trang bị nón bảo hiểm, bao đệm tay chân cho con khi đi xe đạp. Bà Lan nói: “Từ nhà tôi đến trường có 1,5 km, cũng vắng xe nên tôi nghĩ chắc không sao đâu. Mà nói thật, nếu cho con đội nón, đeo linh tinh trên người thì đến trường cháu bỏ nón, dụng cụ bảo hộ đó ở đâu, lỡ mất thì sao?”.
Nhiều phụ huynh khác khi được hỏi, cũng đều cho rằng xe đạp đi với tốc độ chậm, các em lại không muốn đội nón bảo hiểm hay sử dụng các thiết bị bảo hộ, vì vậy chuyện này là không cần thiết.
Đứng trên chiếc bàn học sinh, từng đứa trẻ thay nhau ngã xuống “hàng rào tay” của một số trại viên khác đang quỳ hứng trên nền xi măng. Có em bị té đau, phải đưa đi bệnh viện.
Có thuyết phục nhưng chẳng ăn thua
Thầy Nguyễn Minh Trí, Hiệu trưởng Trường THCS Thăng Long (Q.3, TP.HCM) cho biết: “Trong các buổi chào cờ hay các giờ sinh hoạt tại lớp, nhà trường, giáo viên chủ nhiệm đều tuyên truyền, vận động các em đi xe đạp nên đội nón bảo hiểm cũng như trang bị các dụng cụ bảo hộ. Bên cạnh đó, các buổi họp phụ huynh, nhà trường cũng vận động phụ huynh quan tâm. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn không mấy học sinh thực hiện”.
Ông Nguyễn Đức Thắng, Trưởng phòng Kế hoạch Công ty TNHH thời trang và xe đạp Martin 107 cho biết: “Trong số 10 người mua xe đạp thể thao thì chỉ có vài người quan tâm, hỏi nón bảo hiểm đi kèm cho xe đạp. Còn bao đệm khuỷu tay chân hay bao tay thì chẳng ai hỏi đến, giá một nón bảo hiểm cho xe đạp có giá khá mềm, từ 250.000 đồng trở lên nhưng lượng mua rất ít, hàng trưng bày là chủ yếu”. Còn chị Dương Phụng Linh, nhân viên tại một cửa hàng cung cấp xe đạp thể thao nhập khẩu cũng cho biết, chỉ 1 trong số 10 người mua xe đạp quan tâm đến nón bảo hiểm, bao đệm tay chân. Nón bảo hiểm giá từ 700.000 đồng trở lên, bộ 6 cái gồm bao đệm khuỷu tay chân và bao tay cũng tầm 700.000 đồng trở lên. Nhưng theo chị Linh thì “khách không mua không phải vì giá mà bởi họ không quan tâm đến việc bảo hộ”.
Trẻ em rất cần sự giúp đỡ của bố mẹ để phát triển hoàn thiện khả năng nhận thức và các tố chất cần thiết để thành công trong tương lai. Muốn làm được điều này, bố mẹ cần có phương pháp đúng.
Tâm lý chủ quan
Thạc sĩ tâm lý Đào Lê Hoà An, Hội Tâm lý học xã hội VN chia sẻ: Nếu ở các nước phát triển, khi trẻ em bắt đầu tập đứng, tập đi hay chơi các môn thể thao thì phụ huynh đều trang bị cho trẻ từ nón bảo hiểm cho đến các dụng cụ bảo hộ khác. Khi đó, trẻ dù có té ngã cũng ít ảnh hưởng đến não hoặc tay chân, từ đó tạo nên thói quen tự bảo vệ bản thân cho trẻ, giúp trẻ yên tâm hơn khi chơi thể thao, đi lại. Tiến sĩ tâm lý Nguyễn Hữu Long – Phó giám đốc phân viện miền Nam, Học viện Thanh thiếu niên VN nói: “Cho con đi học bằng xe đạp khi còn nhỏ có nhiều cái lợi, con sẽ tự lập, tự quản lý bản thân. Tuy nhiên, phụ huynh lại quên trang bị đầy đủ kiến thức về an toàn giao thông cho trẻ cũng như dụng cụ bảo hộ như nón bảo hiểm, bao đệm tay chân… Có lẽ do phụ huynh thấy điều đó là không cần thiết nên làm ngơ”.
Có nhiều người đã và đang vô tình lạm dụng tình dục trẻ em mà không hề hay biết. Bởi họ chỉ nghĩ đơn giản ‘chỉ là cưng nựng trẻ thôi mà’.
Đi xe đạp phải tuân thủ luật như xe máy
Nhiều nước quy định rõ người đi xe đạp phải tuân thủ luật đường bộ tương tự xe máy. Tại bang Queensland (Úc), người đi xe đạp phải đội mũ bảo hiểm đạt chuẩn. Trẻ cũng phải đội mũ bảo hiểm, người ngồi sau phải được thắt dây an toàn. Người đi xe đạp vi phạm luật giao thông sẽ chịu mức phạt tương đương người đi xe máy và không giới hạn độ tuổi tối thiểu. Tại bang Ontario (Canada), luật quy định mọi đối tượng đi xe đạp khi chưa đủ 18 tuổi phải đội mũ bảo hiểm, trên 18 tuổi thì không bắt buộc.
Tại Mỹ, tùy mỗi bang mà quy định người đi xe đạp dưới 18 hoặc 16 tuổi phải đội mũ bảo hiểm. Đức, Thuỵ Sĩ, Anh không buộc người đi xe đạp phải đội mũ bảo hiểm song đa số người dân đều đội mũ bảo hiểm. Tại Thụy Điển, Slovenia, CH Czech, trẻ em dưới 16 tuổi phải đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp. Độ tuổi bắt buộc này ở Áo là dưới 12, ở Nhật Bản và Hàn Quốc là dưới 13 tuổi…
Ngọc Mai – Huỳnh Thiềm
Xem xét ban hành quy định đội nón bảo hiểm khi đi xe đạp
Ông Khuất Việt Hùng, Phó chủ tịch Uỷ ban An toàn giao thông quốc gia cho biết: “Hiện chưa có quy định bắt buộc người đi xe đạp phải đội nón bảo hiểm hay các thiết bị bảo hộ như găng tay, bao đệm đầu gối, khuỷu tay… Chính phủ đang giao Bộ GTVT tổng kết và đánh giá 10 năm luật Giao thông đường bộ để đến năm 2018 sẽ xem xét sửa đổi, bổ sung cập nhật quy định mới, trong đó có quy định đảm bảo an toàn giao thông cho xe đạp và phương tiện thô sơ. Chúng tôi sẽ lấy ý kiến để xem xét có ban hành quy định bắt buộc người ngồi trên xe đạp phải đội nón bảo hiểm hay không”.