12/01/2025

Tân Sơn Nhất khó hết kẹt xe

Dù đã có cầu vượt tại nút giao đường Trường Sơn và nhánh đường Tân Sơn Nhất – Bình Lợi – Vành đai ngoài (Q.Tân Bình, TP.HCM) nối thẳng vào sân bay Tân Sơn Nhất vừa hoạt động, tình trạng kẹt xe ở khu vực cửa ngõ sân bay vẫn liên tục xảy ra.

 

Tân Sơn Nhất khó hết kẹt xe

Dù đã có cầu vượt tại nút giao đường Trường Sơn và nhánh đường Tân Sơn Nhất – Bình Lợi – Vành đai ngoài (Q.Tân Bình, TP.HCM) nối thẳng vào sân bay Tân Sơn Nhất vừa hoạt động, tình trạng kẹt xe ở khu vực cửa ngõ sân bay vẫn liên tục xảy ra.




Nạn kẹt xe kéo dài tại cửa ngõ sân bay Tân Sơn NhấtẢNH: NGỌC DƯƠNG

Mới sáng qua (28.7), các tuyến đường cửa ngõ dẫn từ cổng sân bay lại xảy ra kẹt xe trầm trọng. Hàng ngàn phương tiện ô tô, xe máy đứng bánh tại chỗ hơn 4 giờ đồng hồ trên đoạn đường kéo dài gần 2 km bắt đầu từ cổng ra của sân bay hướng về vòng xoay Lăng Cha Cả (Q.Tân Bình).

 

Khách tăng nhanh, tiến độ dự án chậm
Cùng lúc xảy ra kẹt xe, UBND TP.HCM tổ chức họp báo cáo tình hình kinh tế – văn hóa – xã hội và quốc phòng an ninh tháng 7 và 7 tháng đầu năm. Nhiều vấn đề “nóng” của TP trong đó có kẹt xe được các đại biểu đưa ra thảo luận, đặc biệt là tình trạng kẹt xe ở khu vực sân bay Tân Sơn Nhất. 

 
 
Tân Sơn Nhất khó hết kẹt xe - ảnh 2
Theo quy hoạch được duyệt đến năm 2020, sân bay Tân Sơn Nhất sẽ đạt 25 triệu lượt khách, 1 triệu tấn hàng hoá. Tuy nhiên, trong 6 tháng đầu năm đã có hơn 18 triệu lượt khách qua sân bay, ước tính đến cuối năm sẽ đạt khoảng 36 triệu lượt khách
Tân Sơn Nhất khó hết kẹt xe - ảnh 3
 
Ông Bùi Xuân Cường, Giám đốc Sở GTVT TP
 


Tại cuộc họp, ông Bùi Xuân Cường, Giám đốc Sở GTVT TP, cho biết khu vực sân bay Tân Sơn Nhất có 6 điểm ùn tắc gồm: vòng xoay Lăng Cha Cả, đường Hoàng Minh Giám, giao lộ Phan Thúc Duyện – Trần Quốc Hoàn, đường Trường Chinh (đoạn từ đường Âu Cơ đến đường Tân Kỳ – Tân Quý), giao lộ Cộng Hòa – Hoàng Hoa Thám, vòng xoay Phạm Văn Đồng – Nguyễn Thái Sơn – Bạch Đằng – Nguyễn Kiệm – Hoàng Minh Giám. Để giải quyết ùn tắc giao thông cho khu vực ngoài sân bay Tân Sơn Nhất, TP đã và đang triển khai nhiều giải pháp, từ phân làn, điều tiết, cấm dừng đỗ trên đường Trường Sơn. Các cầu vượt thép cũng đã được đưa vào sử dụng, giải quyết đáng kể tình trạng kẹt xe nhưng đó chỉ là biện pháp tạm thời. Hơn nữa, từ khi mở đường Phạm Văn Đồng và lắp đặt cầu thép tại khu vực sân bay Tân Sơn Nhất, các phương tiện từ phía Q.Gò Vấp dù không đi vào sân bay cũng dồn về gây áp lực lớn hơn cho đường Trường Sơn. Khi xảy ra sự cố, tai nạn tại khu vực các cầu vượt thì rất dễ xảy ra hiệu ứng dây chuyền, gây kẹt xe kéo dài cả tuyến đường.
Ông Cường thừa nhận: “Lượng khách đã vượt xa quy hoạch nhưng hạ tầng thì vẫn rất khó khăn. Vì vậy, để xử lý triệt để tình trạng ùn tắc ở Tân Sơn Nhất, trên lý thuyết là không thể, mà chỉ có thể kéo giảm. Hiện bên trong sân bay được sắp xếp lại, bên ngoài thì đẩy nhanh tiến độ, một số dự án khẩn trương giải phóng mặt bằng – như mở rộng nút giao Lăng Cha Cả”. Nhận định một số công trình giao thông vừa khởi công chưa thể giải quyết được ùn tắc ở sân bay Tân Sơn Nhất, ông phân tích thêm: Theo quy hoạch được duyệt đến năm 2020, sân bay Tân Sơn Nhất sẽ đạt 25 triệu lượt khách, 1 triệu tấn hàng hóa. Tuy nhiên, trong 6 tháng đầu năm đã có hơn 18 triệu lượt khách qua sân bay, ước tính đến cuối năm sẽ đạt khoảng 36 triệu lượt khách. Trong khi đó, tiến độ đầu tư các dự án mở đường mới, cải tạo đường cũ (22 dự án) vẫn chưa triển khai được. Riêng tuyến tàu điện ngầm đi qua sân bay phải hoàn thành vào năm 2020, nhưng dự án chỉ đang ở giai đoạn giải phóng mặt bằng.
Thông đầu vào, tắc đầu ra
Nhận xét về tình trạng bế tắc trong giải quyết vấn đề kẹt xe tại cửa ngõ sân bay Tân Sơn Nhất, chuyên gia giao thông Phạm Sanh cho rằng cầu vượt chỉ làm một nhánh từ đường Trường Sơn vào sân bay, trong khi đường từ sân bay đi ra lại hòa với dòng xe đổ từ đường Bạch Đằng lên. Như vậy mới chỉ giải quyết được một dòng xe vào, còn lại dòng xe từ sân bay ra giao cắt với dòng xe bên ngoài ra sao? Tất cả đều chưa được nghiên cứu kỹ lưỡng để tìm phương án giải quyết hiệu quả. 

 
 
Theo ông Bùi Xuân Cường, cần sớm hoàn thiện các khung pháp lý để quản lý phương tiện giao thông công cộng như taxi công nghệ. Thời gian qua, nhà nước đã cho phép các loại hình taxi công nghệ như Grab, Uber, các hãng taxi truyền thống cũng đã bắt đầu phát triển theo hướng công nghệ nhưng vẫn chưa có khung pháp lý để quản lý chặt chẽ. Sở GTVT đã có đề nghị thiết lập dịch vụ xe đạp dùng chung, xe máy dùng chung… điều kiện cơ sở có thể thực hiện được nhưng vẫn chưa có khung pháp lý để triển khai.
Còn ông Trần Quang Lâm, Phó giám đốc Sở GTVT TP, cho rằng: “Để giải quyết căn cơ tình trạng này cần phải giải quyết được nút giao Lăng Cha Cả, đường song song Cộng Hòa, mở rộng kết nối giao thông từ Q.Gò Vấp vào trung tâm qua đường Ung Văn Khiêm – Nguyễn Xí… Quan trọng là phải có đường sắt đô thị, đồng thời mở rộng đường Nguyễn Kiệm lộ giới 30 m”.
Hải Nam

 


“Đường vào tốt mà đầu ra bị chặn thì cũng sẽ bế tắc luôn cả hai đường. Đây là một thất bại của tư vấn và thẩm định”, ông Sanh nhận xét và cho rằng TP phải có nghiên cứu thực tế, mô phỏng, tính toán lưu lượng xe, dòng xe lưu thông một cách bài bản để có phương án phù hợp. Mọi phương án phải gắn với quy hoạch sân bay, kết nối với giao thông đô thị, không thể làm theo kiểu nghẹt đâu gỡ đó. “Mỗi công trình tốn bao nhiêu tiền như vậy thì phải có nghiên cứu chuẩn xác. Không thể cứ vung tiền ra làm mà không giải quyết được gì, rối càng thêm rối”, ông Sanh nói.
PGS-TS Nguyễn Trọng Hoà, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM, cho rằng bên cạnh cầu vượt vào sân bay, thì cần có đường dẫn ra thẳng Cộng H hoặc Hoàng Văn Thụ thì sẽ giải quyết thêm được rất nhiều về đầu ra. “Bất kỳ sân bay nào cũng phải có đường chuyên dụng. Có thể xem cây cầu vượt này là đường chuyên dụng của Tân Sơn Nhất, nhưng vì TP không đủ kinh phí nên đường chuyên dụng đè ra mạng đường đô thị, chưa thực sự hiệu quả”, ông H phân tích.
Điều cần làm ngay, theo PGS-TS Nguyễn Trọng H, là điều chỉnh luồng, tuyến cho phù hợp. Sở GTVT nên thuê nhóm chuyên gia khảo sát thực tế, nghiên cứu việc phân luồng, điều tiết giao thông, đặt biển báo, ưu tiên nghiên cứu, giải phóng lượng xe từ sân bay ra. Cây cầu sẽ có tác dụng khi có kết hợp điều tiết giao thông hiệu quả.
Chuyên gia hàng không Lương Hoài Nam nhận định cần gấp rút triển khai 6 cổng liên thông bằng cách sớm xây thêm nhà ga mới (nhà ga T3) và mở đường kết nối đủ mạnh với nhà ga mới ở vị trí khác. Trục đường này dự kiến sẽ có từ 6 – 8 làn xe, chạy song song với đường Cộng H, bắt đầu từ nút giao Trần Quốc Hoàn – Phan Thúc Duyện, kết thúc tại khu vực nút giao Cộng H - Trường Chinh, thay thế cho tuyến đường Phan Thúc Duyện nối dài – Nguyễn Hiến Lê – C12 Cộng H. “Trục đường này vừa phục vụ nhà ga T3, vừa phục vụ giao thông đô thị và giảm tải hiệu quả cho đường Cộng H, giải quyết một cách căn bản cả vấn đề quá tải nhà ga và quá tải giao thông ra vào sân bay”, ông Nam khẳng định.
Đề xuất nghiên cứu khả thi dự án tuyến nhánh sân bay Tân Sơn Nhất
Ngày 28.7, UBND TP.HCM có công văn gửi Bộ KH-ĐT đề xuất chủ trương đầu tư dự án hỗ trợ kỹ thuật nghiên cứu khả thi dự án tuyến nhánh sân bay Tân Sơn Nhất sử dụng nguồn ODA viện trợ không hoàn lại của Ngân hàng KEXIM (Hàn Quốc).
Theo UBND TP, dự án hỗ trợ kỹ thuật này sẽ thực hiện công tác lập báo cáo nghiên cứu khả thi dự án tuyến nhánh sân bay Tân Sơn Nhất (tuyến metro số 4b-1) phù hợp với quy định. Sau đó, báo cáo nghiên cứu khả thi sẽ được hoàn chỉnh theo quy định VN trước khi UBND TP trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt. Hạn mức vốn của dự án là 1 triệu USD (khoảng 22,35 tỉ đồng) và thời gian thực hiện dự án trong vòng 18 tháng.
T.Hiếu


Hà Mai