11/01/2025

Số ca sốt xuất huyết tăng kỷ lục, báo động muỗi ‘lờn thuốc’

Số mắc sốt xuất huyết tại Hà Nội đã tăng hơn 10 lần so với cùng kỳ 2016, trên toàn quốc có 26/61 tỉnh thành có dịch có số mắc tăng cao hơn so với cùng kỳ năm ngoái.

 

Số ca sốt xuất huyết tăng kỷ lục, báo động muỗi ‘lờn thuốc’

Số mắc sốt xuất huyết tại Hà Nội đã tăng hơn 10 lần so với cùng kỳ 2016, trên toàn quốc có 26/61 tỉnh thành có dịch có số mắc tăng cao hơn so với cùng kỳ năm ngoái.

 

 

 

 

Số ca sốt xuất huyết tăng kỷ lục, báo động muỗi 'lờn thuốc'
Bệnh nhi nằm điều trị sốt xuất huyết tại Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP.HCM – Ảnh: HỮU KHOA

Muỗi gây sốt xuất huyết thường đẻ trứng trong nước sạch, nếu hướng dẫn người dân khơi thông cống rãnh mà không chú ý các bể nước sạch, bình hoa, bình cây thủy sinh trong nhà thì sốt xuất huyết vẫn còn và cần tránh những sai lầm này để phòng bệnh”

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến

Năm 2017 có thể là năm chứng kiến một “kỷ lục” mới về số mắc sốt xuất huyết ở Hà Nội, khi chưa vào mùa dịch mỗi tuần đã có 1.000-1.200 ca mắc mới.

Muỗi “lờn” hóa chất diệt muỗi

Theo ông Nguyễn Đức Khoa (Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế), muỗi gây sốt xuất huyết thường đẻ trứng trong các dụng cụ đựng nước sạch, đặc biệt là các vị trí mực nước. Khi dọn rửa các dụng cụ này để diệt lăng quăng, cần cọ kỹ bằng bàn chải xung quanh vùng mực nước để diệt hết trứng muỗi, nếu không lứa muỗi mới sẽ sớm xuất hiện, có khi chỉ sau ngày gia đình được phun hóa chất diệt muỗi.

Một số gia đình ở Hà Nội lo ngại, họ mới phun hoá chất diệt muỗi nhưng vài ngày lại thấy muỗi và nghĩ rằng muỗi đã kháng h chất diệt muỗi.

 

Ông Trần Như Dương, phó viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư, cho hay hai loại hóa chất thường dùng hiện nay vẫn đang được sử dụng hiệu quả, nhưng ở một số khu vực của huyện Thanh Trì và quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) thì độ nhạy cảm với một trong hai loại h chất diệt muỗi thường dùng có giảm, có dấu hiệu muỗi “chịu đựng” tốt hơn sau phun. Những khu vực này cần sử dụng loại h chất khác.

Theo ông Dương, chỉ nên phun hóa chất khi dịch đang nóng. Lưu ý khi phun hóa chất rồi cũng không giải quyết được tận gốc do lăng quăng và trứng muỗi trong các dụng cụ chứa nước của các gia đình vẫn còn. Cũng không nên chỉ phun diệt muỗi tại nhà mình trong khi các nhà lân cận vẫn còn muỗi.

Vì vậy cần đồng thời sử dụng các phương pháp diệt muỗi cả truyền thống, cả phun h chất nếu cần, đồng thời diệt lăng quăng trong các dụng cụ chứa nước sạch của gia đình và khu vực lân cận mới đảm bảo hiệu quả phòng dịch.

Số ca sốt xuất huyết tăng kỷ lục, báo động muỗi 'lờn thuốc'
Bệnh nhi tại khoa sốt xuất huyết Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP.HCM – Ảnh: Hữu Khoa

Có nên tự điều trị sốt xuất huyết tại nhà?

Đã có bốn người chết liên quan đến sốt xuất huyết ở Hà Nội, trên toàn quốc là 17 người. Ông Nguyễn Đức Khoa cho hay số tử vong này vẫn có thể giảm hơn nếu người dân không tự điều trị và đến bệnh viện sớm hơn.

Theo thống kê của Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, trong số xấp xỉ 60.000 người bệnh sốt xuất huyết ghi nhận được đến thời điểm này, có trên 50.000 người bệnh đến bệnh viện, số còn lại được điều trị tại nhà.

Song ngay với những người điều trị tại nhà thì cũng cần được bác sĩ theo dõi, chỉ định xét nghiệm, tránh để tiểu cầu xuống thấp và nhiều biến chứng khác nguy hiểm đến tính mạng.

Đồng thời không được uống những thuốc như aspirin do nguy cơ chảy máu nhiều hơn. Vì vậy người bệnh sốt xuất huyết tuyệt đối không được tự mua thuốc điều trị tại nhà.

Tuy số mắc sốt xuất huyết đang tăng gấp hơn 10 lần so với cùng kỳ 2016, Hà Nội vẫn chưa được xếp vào nhóm có số mắc cao nhất/100.000 dân. Vì tính theo tiêu chí này thì 10 tỉnh thành Đà Nẵng, Bình Dương, TP.HCM, Khánh Hòa, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Phước, Sóc Trăng, Phú Yên, Quảng Nam và Đồng Nai là các tỉnh có số mắc sốt xuất huyết/100.000 dân cao nhất cả nước.

Nếu các tỉnh có sốt xuất huyết không tập trung phòng dịch thì lo ngại 2017 sẽ là năm có số mắc sốt xuất huyết cao, nhiều biến chứng nặng khác với cùng kỳ, như ở Hà Nội nhiều người bệnh sốt xuất huyết có biến chứng xuất huyết não, trong khi đây là biến chứng ít gặp trước đây.

Sốt xuất huyết nhiều do môi trường sống

Tại cuộc gặp với báo chí để thông báo về các giải pháp phòng dịch khẩn cấp và giảm tử vong do sốt xuất huyết được Bộ Y tế tổ chức ngày 26-7, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế Lương Ngọc Khuê cho hay có 40% người bệnh sốt xuất huyết năm nay là học sinh sinh viên, người lao động ngoại tỉnh sống tại các khu nhà trọ, nhà tạm. Điều đó chứng tỏ môi trường sống và vệ sinh nơi ở là yếu tố quan trọng để phòng bệnh.

Tỉ lệ người bệnh sốt xuất huyết có diễn biến nặng khoảng 10% và tại Hà Nội các quận Đống Đa, Hoàng Mai và Thanh Xuân là các khu vực tập trung người bệnh sốt xuất huyết cao nhất thành phố.

Lưu ý sốt xuất huyết ở người có bệnh nền

Theo ông Nguyễn Trung Cấp, trưởng khoa cấp cứu Bệnh viện Bệnh nhiệt đới T.Ư, sốt xuất huyết năm nay có diễn biến phức tạp hơn so với những năm trước, biểu hiện là đến sớm hơn và có ca nặng sớm hơn.

Ông Cấp cho biết ở những trường hợp có bệnh nền suy thận, tiểu đường, huyết áp cao khi bị sốt xuất huyết tình trạng bệnh sẽ nặng lên, trầm trọng hơn, dễ xảy ra biến chứng.

Đối với những người bệnh xét nghiệm máu xác định có sốt xuất huyết nhưng kết quả tử vong lại ghi là sốc nhiễm khuẩn, nhiễm khuẩn huyết (hay nguyên nhân khác), là do sốt xuất huyết làm giảm bạch cầu dẫn đến suy giảm miễn dịch, thậm chí mất miễn dịch, do đó người bệnh rất dễ bị các tác nhân bên ngoài như vi khuẩn, virút tấn công, khi đã mắc thường diễn biến nhanh chóng, nguy cơ biến chứng cao.

Q.Liên

LAN ANH