Toà Thánh đề cao phần đóng góp tích cực của người di cư
NEW YORK – Toà Thánh đề cao phần đóng góp tích cực của người di cư cho mọi chiều kích phát triển xã hội tiếp đón và trợ giúp họ.
Toà Thánh đề cao phần đóng góp tích cực của người di cư
NEW YORK – Toà Thánh đề cao phần đóng góp tích cực của người di cư cho mọi chiều kích phát triển xã hội tiếp đón và trợ giúp họ.
Linh mục Michael Czerny, Dòng Tên, Phó Thư ký Bộ Phát triển Nhân bản Toàn diện, đã khẳng định như trên trong bài phát biểu tại phiên họp thứ tư của Liên Hiệp Quốc về đề tài “Sự đóng góp của người di cư và hải ngoại cho mọi chiều kích của sự phát triền có thể thực hiện được, bao gồm cả việc gửi và chuyển các lợi tức kiếm được về quê”, nhóm tại New York trong 2 ngày 23-24 tháng 7.
Vị đại diện Toà Thánh đã nhắc đến nhiều lý do khiến cho hàng chục triệu người phải di cư trên thế giới ngày nay như: nạn nghèo đói, bạo lực, công việc làm không thích hợp, môi sinh tồi tệ, hạn hán, các cơ cấu yếu kém và nạn gian tham hối lộ, cùng nhiều lý do khác được nêu ra trong lịch trình hành động phát triển năm 2030. Nhưng trước hết cần tái minh xác quyền của từng người được sống trong quê hương đất nước của họ trong phẩm giá, hoà bình và an ninh. Phải làm sao để không ai bị bắt buộc phải rời bỏ quê hương của mình vì thiếu phát triển hay hoà bình.
Cộng đoàn quốc tế phải cố gắng thế nào để thăng tiến phát triển trong đất nước của họ và cho phép họ trở thành các tác nhân sự phát triển của chính họ. Không thể phủ nhận sự mất mát trên bình diện xã hội, kinh tế và văn hoá mà nạn di cư gây ra cho các quốc gia này, khi công dân của chúng cảm thấy bị bó buộc phải bỏ nước ra đi. Chính nạn nghèo đói đã khiến cho nhiều cá nhân và gia đình tìm đường để sống còn tại các nước xa xôi. Họ thường là các thành phần ưu tú nhất như người trẻ, người có tài, can đảm và hy vọng. Họ liều mạng vượt Địa Trung Hải hay các đại dương khác để tìm một cuộc sống tốt đẹp hơn. Điều này có là lợi lộc cho họ, cho gia đình hay đất nước họ đi đến, hay một ngày kia có lẽ cho quê hương của họ hay không đều tuỳ thuộc việc họ có được đón tiếp, che chở, thăng tiến và hội nhập hay không. Điều quan trọng là biết tận dụng nền giáo dục, các tài khéo, các tham vọng, kinh nghiệm, sư khôn ngoan họ có, và tất cả những gì có thể giúp gia tăng việc học hiểu và tập tành cho việc phát triển xã hội. Chính vì các lợi ích hai chiều đó cần phải tiếp nhận và đối xử với người di cư như các bản vị con người có phẩm giá và tôn trọng các quyền lợi của họ, bảo vệ họ khỏi mọi hình thức khai thác bóc lột hay xua đuổi trên bình diện xã hội, kinh tế hay pháp luật. Các cộng đoàn tiếp nhận họ phải cung cấp cho họ sự trợ giúp thích đáng và hội nhập làm sao để họ không bỏ quê hương nghèo túng của họ. Một trong các cách thúc giúp thực hiện điều này là các đường lối chính trị dành ngân khoản cho việc cải tiến các cơ cấu hạ tầng cho các xã hội địa phương bị thiệt thòi. Đàng khác các người di cư cũng có trách nhiệm tôn trọng các giá trị, truyền thống và luật lệ của các cộng đoàn tiếp đón họ. Như thế, việc hội nhập sẽ là một cơ may cho việc hiểu biết nhau, mở rộng các chân trời và giúp phát triển lớn hơn cho tất cả mọi người. Như ĐTC Phanxicô đã nói: Sự hiện diện của các anh chị em di cư là một cơ may cho sự trưởng thành nhân bản, cho sự gặp gỡ, đối thoại giữa các nền văn hoá nhằm thăng tiến hoà bình và tình huynh đệ giữa các dân tộc. (REI 24-7-2017).
Linh mục Michael Czerny, Dòng Tên, Phó Thư ký Bộ Phát triển Nhân bản Toàn diện, đã khẳng định như trên trong bài phát biểu tại phiên họp thứ tư của Liên Hiệp Quốc về đề tài “Sự đóng góp của người di cư và hải ngoại cho mọi chiều kích của sự phát triền có thể thực hiện được, bao gồm cả việc gửi và chuyển các lợi tức kiếm được về quê”, nhóm tại New York trong 2 ngày 23-24 tháng 7.
Vị đại diện Toà Thánh đã nhắc đến nhiều lý do khiến cho hàng chục triệu người phải di cư trên thế giới ngày nay như: nạn nghèo đói, bạo lực, công việc làm không thích hợp, môi sinh tồi tệ, hạn hán, các cơ cấu yếu kém và nạn gian tham hối lộ, cùng nhiều lý do khác được nêu ra trong lịch trình hành động phát triển năm 2030. Nhưng trước hết cần tái minh xác quyền của từng người được sống trong quê hương đất nước của họ trong phẩm giá, hoà bình và an ninh. Phải làm sao để không ai bị bắt buộc phải rời bỏ quê hương của mình vì thiếu phát triển hay hoà bình.
Cộng đoàn quốc tế phải cố gắng thế nào để thăng tiến phát triển trong đất nước của họ và cho phép họ trở thành các tác nhân sự phát triển của chính họ. Không thể phủ nhận sự mất mát trên bình diện xã hội, kinh tế và văn hoá mà nạn di cư gây ra cho các quốc gia này, khi công dân của chúng cảm thấy bị bó buộc phải bỏ nước ra đi. Chính nạn nghèo đói đã khiến cho nhiều cá nhân và gia đình tìm đường để sống còn tại các nước xa xôi. Họ thường là các thành phần ưu tú nhất như người trẻ, người có tài, can đảm và hy vọng. Họ liều mạng vượt Địa Trung Hải hay các đại dương khác để tìm một cuộc sống tốt đẹp hơn. Điều này có là lợi lộc cho họ, cho gia đình hay đất nước họ đi đến, hay một ngày kia có lẽ cho quê hương của họ hay không đều tuỳ thuộc việc họ có được đón tiếp, che chở, thăng tiến và hội nhập hay không. Điều quan trọng là biết tận dụng nền giáo dục, các tài khéo, các tham vọng, kinh nghiệm, sư khôn ngoan họ có, và tất cả những gì có thể giúp gia tăng việc học hiểu và tập tành cho việc phát triển xã hội. Chính vì các lợi ích hai chiều đó cần phải tiếp nhận và đối xử với người di cư như các bản vị con người có phẩm giá và tôn trọng các quyền lợi của họ, bảo vệ họ khỏi mọi hình thức khai thác bóc lột hay xua đuổi trên bình diện xã hội, kinh tế hay pháp luật. Các cộng đoàn tiếp nhận họ phải cung cấp cho họ sự trợ giúp thích đáng và hội nhập làm sao để họ không bỏ quê hương nghèo túng của họ. Một trong các cách thúc giúp thực hiện điều này là các đường lối chính trị dành ngân khoản cho việc cải tiến các cơ cấu hạ tầng cho các xã hội địa phương bị thiệt thòi. Đàng khác các người di cư cũng có trách nhiệm tôn trọng các giá trị, truyền thống và luật lệ của các cộng đoàn tiếp đón họ. Như thế, việc hội nhập sẽ là một cơ may cho việc hiểu biết nhau, mở rộng các chân trời và giúp phát triển lớn hơn cho tất cả mọi người. Như ĐTC Phanxicô đã nói: Sự hiện diện của các anh chị em di cư là một cơ may cho sự trưởng thành nhân bản, cho sự gặp gỡ, đối thoại giữa các nền văn hoá nhằm thăng tiến hoà bình và tình huynh đệ giữa các dân tộc. (REI 24-7-2017).
Linh Tiến Khải